Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4 Đánh giá quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện KHCN Xây dựng
3.4.1 Đánh giá theo các tiêu chí cụ thể
3.4.1.1 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ KHCN được Nhà nước giao.
Theo các báo cáo tổng kết hoạt động thường niên của Viện, Viện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ KHCN được Nhà nước mà ở đây là Bộ Xây dựng giao.
Các công việc phục vụ quản lý nhà nước của Ngành luôn được Viện ưu tiên đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Công tác về khoa học công nghệ luôn bám sát kế hoạch Viện đã đề ra và những chỉ đạo trực tiếp của Bộ. Viện luôn ưu tiên thực hiện biên soạn các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và những đề tài theo yêu cầu thực tế của Bộ, các chương
trình kế hoạch và hợp tác quốc tế theo Nghị định thư. Ngoài ra, Viện còn thực hiện một số đề tài với các doanh nghiệp nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng công nghệ mới vào thực tế như cọc cừ nhựa, cừ thép, thi công công trình ngầm ...
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện một số đề tài còn chưa đảm bảo, các đơn vị cần lưu ý bố trí công việc hài hòa giữa nghiên cứu và triển khai để đảm bảo tiến độ và chất lượng các công việc.
3.4.1.2 Mức độ tăng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp có thu.
Mức độ tăng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp có thu của Viện là minh chứng rõ nét nhất cho việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính. Doanh thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ kỹ thuật, sản xuất kinh doanh tăng liên tục từ 149 tỷ đồng năm 2008 lên 465 tỷ đồng năm 2011 và giữ ổn định ở mức 300 tỷ đồng trong các năm tiếp theo.
3.4.1.3 Mức độ tăng chênh lệch thu chi
Dựa trên sự tăng trưởng về nguồn thu từ các hoạt động cung ứng dịch vụ và sản xuất kinh doanh, mức độ tăng chênh lệch thu-chi của Viện trong giai đoạn 2008-2014 là đáng kể từ 7,7 tỷ đồng đến 18,2 tỷ đồng, và cao nhất đạt 36,9 tỷ đồng năm 2011. Mức chênh lệch thu – chi tăng là cơ sở cho việc duy trì và phát triển các quỹ cơ bản như: quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ bình ổn thu nhập, phát triển sản xuất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Viện, ngay cả trong những thời điểm khó khăn chung của nền kinh tế.
3.4.1.4 Mức độ cải thiện thu nhập, đời sống CBCNV
Mặc dù trong một vài năm vừa qua, doanh thu của Viện bị giảm do chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế, nhưng Viện luôn trả lương đúng và đủ, chưa xảy ra trường hợp chậm lương cho CBCNV. Thu nhập lương bình quân vẫn tương đối ổn định. Thu nhập tăng thêm từ hoạt động dịch vụ có thu có giảm đôi chút nhưng vẫn được duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung của xã hội.
Trong giai đoạn từ 2008 đến 2014, sau 7 năm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Viện, thu nhập của CBCNV liên tục tăng lên, góp phần ổn định đời sống cán bộ, giúp yên tâm tập trung công tác và thu hút nhân lực chất lượng cao về Viện.
Trong những năm đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính từ thời điểm phê duyệt đề án chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, theo tổng kết đến hết năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của CBCNV trong Viện tăng đáng kể, theo kịp được với sự phát triển của xã hội, giúp ổn định tâm lý, niềm tin của người lao động, giúp đơn vị vượt qua được những khó khăn thách thức, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn chung về kinh tế vĩ mô như các năm 2012, 2013.
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2008-2014
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính của Viện KHCN Xây dựng)
3.4.1.5 Mức độ sai phạm trong quản lý thu chi
Trong những năm qua, Viện luôn thực hiện chi đúng, chi đủ, chi tiết kiệm, không có sai phạm lớn trong hoạt động quản lý thu – chi và quản lý tài chính nói chung.
Quá trình kiểm soát chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình triển khai thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính. Mặc dù có sai phạm trong quá trình thực hiện kế hoạch tài chính thu chi của Viện nhưng hầu hết các sai phạm là nhỏ và đều xuất phát từ vấn đề người quản lý cấp cơ sở và người lao động chưa nghiên cứu kỹ Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện.