Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nam định (Trang 78 - 81)

2.3. Một số nhận xé về tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở tỉnh Nam Định

2.3.1. Đánh giá chung

2.3.1.1. Những kết quả đạt đ-ợc

Những năm vừa qua trên cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng nguồn nhân lực, nhận thức về việc sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực của các cấp, ngành ở tỉnh Nam Định có sự chuyển biến tích cực. Các cấp uỷ và chính quyền địa ph-ơng có sự quan tâm chỉ đạo trên cơ sở khoa học về sử dụng nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của địa ph-ơng.

Từ những chuyển biến về nhận thức, đảng bộ và chính quyền địa ph-ơng đã cụ thể hoá vào đ-ờng lối chính sách, xây dựng văn bản, từng b-ớc cụ thể hoá các tiêu chí về sử dụng và phân bổ nguồn nhân lực.

B-ớc đầu có sự chỉ đạo chặt chẽ hơn giữa chính sách đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động qua đào tạo. Từng b-ớc tăng c-ờng cơ sở vật chất trong thiết bị, nâng cao chất l-ợng đào tạo và sử dụng có chủ tr-ơng tích cực mở rộng mạng l-ới đào tạo nghề trên cơ sở da dạng hoá các hoại hình đào tạo.

Việc sử dụng lao động đúng chuyên môn b-ớc đầu đạt đ-ợc chỉ đạo sát xao tới các đơn vị cơ sở, từng b-ớc hạn chế tuyển dụng lao động tràn lan, thiếu tính khoa học, thiếu tính hiệu quả... Những năm gần đây, địa ph-ơng đã ban hành một số chính sách khuyến khích sử dụng lực l-ợng lao động chất l-ợng cao b-ớc đầu thu hút sự quan tâm của đội ngũ lao động trên địa bàn tỉnh và các địa ph-ơng khác... Những chuyển động này đã tác động tích cực tới công tác sử dụng, phân bổ nguồn nhân lực trong những năm 2006-2010 và những năm tiếp theo.

2.3.1.2. Những hạn chế về công tác sử dụng nguồn nhân lực

Vấn đề sử dụng nguồn nhân lực ở Nam Định tuy b-ớc đầu có những chuyển biến theo h-ớng khoa học, hiệu quả hơn những vẫn ch-a đáp ứng đ-ợc yêu cầu. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng ch-a gắn bó chặt chẽ. Vẫn còn một bộ phận khá lớn lao động đã qua đào tạo ch-a đ-ợc sử dụng. Tình trạng này gây lãng phí khá lớn và ảnh h-ởng không nhỏ tới năng suất, chất l-ợng và hiệu quả kinh tế.

Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, tình trạng tuyển dụng và bố trí lao động không đúng với chuyên môn đào tạo vẫn diễn ra khá phổ biến, một bộ phận không nhỏ lao động yếu kém về năng lực, trình độ, thậm chí không qua đào tạo vẫn đ-ợc tuyển dụng vào làm việc ở những cơ quan, đơn vị tham m-u, quản lý mà đúng ra những cơ quan này phải đ-ợc tuyển dụng những lao động có trình độ cao, có chuyên môn giỏi, am hiểu sâu sắc các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội...

Địa ph-ơng còn thiếu tính kế hoạch và chiến l-ợc đào tạo và sử dụng lao động theo cơ cấu và trình độ của lao động. Cơ cấu về đào tạo và sử dụng lao động nh- đã nêu (1 - 1,5 - 1,5) là rất mất cân đối. Vấn đề này đặt ra cho lãnh đạo điạ ph-ơng trong những năm tiếp theo cần phải điều chỉnh hợp lý cơ cấu trên nhằm bảo đảm Tỷ lệ về cơ cấu sử dụng đội ngũ lao động qua đào tạo phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chất l-ợng đội ngũ lao động đã qua đào tạo và việc sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động đã qua đào tạo còn thấp. Một số bộ phận không nhỏ lao động có trình độ cao đ-ợc tuyển dụng vào làm việc nh-ng không tạo ra năng suất và

hiệu quả lao động và rất yếu về mặt nghiên cứu và tự nghiên cứu khoa học, hạn chế về năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh. Tâm lý ỷ lại trong chờ, đối phó trong lao động còn t-ơng đối phổ biến...

Tính toàn dụng lao động còn thấp lao động qua đào tạo gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm tại địa ph-ơng. Ch-a có chính sách khuyến khích và thu hút lao động chất l-ợng cao; Nhân tài có tâm lý không muốn ở lại địa ph-ơng làm việc. Tâm lý và lối sống kèn cựa, đố kị lẫn nhau trong đội ngũ lao động là những cản trở ảnh h-ởng tới tính hiệu quả của việc sử dụng lao động ở địa ph-ơng những năm qua...

2.3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là: vị trí địa lý kinh tế của tỉnh Nam Định không thuận lợi đối với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế, mặt khác kinh tế địa ph-ơng ở điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật yếu kém, tiềm lực kinh tế yếu... Những yếu tố cơ bản trên ảnh h-ởng lớn tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và nh- vậy, tâm lý, thói quen sử dụng lao động theo kinh nghiệm, theo mối quan hệ… không tính tới các yếu tố khoa học, hiệu quả vẫn còn phổ biến trong cung cách tuyển dụng và phân bổ lao động, gây ra những hạn chế về tính hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực ở địa ph-ơng.

Hai là: hoạt động đào tạo nghề vừa mang tính tràn lan, vừa thiếu tính cân đối về cơ cấu lao động đ-ợc đào tạo, cơ sở đào tạo còn ít, trang thiết bị thiếu, chất l-ợng thấp... Những vấn đề này cũng là một trong những nguyên nhân tác động, gây ra hạn chế cho công tác phân bổ và sử dụng lao động ở tỉnh Nam Định. Kết hợp với tâm lý xã hội bằng mọi giá phải đ-ợc đào tạo ở bậc cao (ĐH, CĐ) không muốn vào các cơ sở đào tạo ở bậc thấp hơn... đã tạo nên tình trạng “vừa thiếu vừa thừa thầy đồng thời thiếu nghiêm trọng thợ”...

Tình trạng này gây không ít khó khăn cho phân bổ và sử dụng lao động.

Ba là: Tâm lý cục bộ trong sử dụng và phân bổ lao động ở địa ph-ơng vẫn còn lớn, hiện t-ợng chạy việc, chuyển việc thông qua các mối quan hệ còn diễn ra th-ờng xuyên... đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh nam định (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)