Định hƣớng và mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện

và huyện Bình Xuyên

4.1.1. Định hướng

4.1.1.1. Định hướng chung của tỉnh

- Kinh tế tăng trƣởng với tốc độ bình quân 15 - 16%/năm. Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP toàn nền kinh tế của Tỉnh từ 50 - 52% năm 2010 tăng lên khoảng 52 - 55% vào năm 2020.

- Phát triển một số sản phẩm công nghiệp mũi nhọn của tỉnh:

Công nghiệp công nghệ cao: Phát triển sản xuất các sản phẩm cơ điện tử, các sản phẩm điện tử văn phòng, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, từ đó từng bƣớc đƣa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Công nghiệp cơ khí chế tạo: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng … Đƣa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo cơ khí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: Xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành, phát triển chế biến đồ uống, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu; Chế

biến thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu tại chỗ; Phát triển sản phẩm mộc dân dụng từ vật liệu mới (ván nhân tạo), các mặt hàng song, mây, tre đan, gỗ mỹ nghệ hƣớng vào xuất khẩu.

Công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung đầu tƣ và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phƣơng. Sản xuất các loại vật liệu xây dựng có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, các loại vật liệu hợp, vật liệu chịu lửa, bê tông và cấu kiện bê tông đúc sẵn. Phát triển sản xuất các loại vật liệu mới.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn:

Hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung; tạo hạt nhân để phát triển đồng bộ các tiểu vùng và các địa phƣơng trong Tỉnh; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu dân cƣ, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ở các khu công nghiệp đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn Tỉnh.

Tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút đầu tƣ phát triển công nghiệp. Thu hút đầu tƣ phát triển sản xuất vào các khu công nghiệp theo hƣớng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng; hình thành các khu, cụm công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo … có quy mô lớn, vai trò quan trọng với toàn vùng và cả nƣớc.

4.1.1.2. Định hướng của huyện:

* Quan điểm phát triển:

Phát triển công nghiệp là cơ sở để thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thƣờng có đóng góp cao cho tăng trƣởng kinh tế, song không thể phát triển bằng mọi giá mà phải xem xét, cân nhắc từ nhiều khía cạnh nhƣ khả năng vốn, công

nghệ, giá thành, thị trƣờng, giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trƣờng… Bình Xuyên có rất nhiều lợi thế về phát triển các ngành dịch vụ cho công nghiệp nhƣ: Cung cấp nguyên liệu phụ kiện, sản xuất các loại hàng hóa công nghiệp, máy công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến một số sản phẩm từ rừng, vật liệu xây dựng. Phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế, có thể tận dụng các cơ hội từ bên ngoài để phát triển các ngành công nghiệp mới, không truyền thống. Vì vậy, trƣớc mắt chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tăng tỷ lệ chế biến, nâng cao giá trị sản xuất tại chỗ cho các sản phẩm địa phƣơng, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, từng bƣớc giảm dần tỷ lệ các sản phẩm sơ chế chuyển sang các sản phẩm tinh chế, tiến tới tạo tích lũy, thu hút phát triển một số ngành công nghiệp mới, có hàm lƣợng khoa học công nghệ cao để nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Định hƣớng phát triển các ngành công nghiệp của huyện:

- Khai thác triệt để nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, vật liệu xây dựng tại chỗ, lực lƣợng lao động dồi dào, và đặc biệt là cơ hội từ khả năng lan tỏa nhanh chóng của các địa bàn phát triển lân cận, đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản; công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu xây dựng; cơ khí và công nghiệp lắp ráp và phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho các khu công nghiệp đặt trên địa bàn huyện.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, thức ăn gia súc, gia cầm và chế biến lâm sản đồ gỗ gia dụng, ván ép, ván ghép sàn, bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy, tập trung tại các cụm, điểm công nghiệp ở miền núi, thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng.

+ Công nghiệp dệt may, da giày: Tăng quy mô sản xuất của các xí nghiệp may xuất khẩu, thu hút đầu tƣ các nhà máy dệt kim, hoặc kéo sợi, sản

xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giày vải, sản xuất bao bì nhựa.

+ Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nâng công suất nhà máy sản xuất gạch nung Tuynel và gạch không nung, cơ giới hóa khâu khai thác cát sỏi, vật liệu chịu lửa, gạch Samot… ở thị trấn Hƣơng Canh.

+ Công nghiệp cơ khí, sản xuất phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp và phƣơng tiện vận tải; và một số ngành công nghiệp dịch vụ cho trung chuyển hàng hóa từ Vân Nam (Trung Quốc) đi Hải Phòng.

+ Phát triển khu công nghiệp công nghệ cao.

- Hỗ trợ nhằm từng bƣớc phát triển các hộ kinh doanh tiểu thủ công nghiệp thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động theo hình thức hội để phát triển kinh tế. Hỗ trợ đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới.

- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai, hạn chế lấy đất trồng lúa đã đƣợc đầu tƣ thủy lợi hoàn chỉnh làm khu công nghiệp.

- Về phân bố công nghiệp, do lợi thế về vị trí địa lý của huyện vì vậy có thể bố trí các khu, cụm công nghiệp gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không gian phát triển chủ yếu gồm: Trục Đông Bắc – Tây Nam gắn với Quốc lộ 2, trục Tây Bắc - Đông Nam gắn với cao tốc Nội Bài - Lào Cai gắn với tỉnh lộ 303.

4.1.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp của huyện

“Tạo điều kiện thuận lợi và tiếp tu ̣c vận động thu hút đầu tƣ vào 4 khu công nghiệp đang hoạt động, nâng tỷ lệ lấp đầy từ 70% đến 85% trở lên vào năm 2020. Tâ ̣p trung giải phóng mă ̣t bằng thu hút đầu tƣ vào Khu công nghiê ̣p Thăng Long (Vĩnh Phúc), đảm bảo đến năm 2020 tỷ lệ lấp đầy từ 60- 70%. Tích cực giải phóng mặt bằng , đầu tƣ hạ tầng vào 2 khu công nghiệp Sơn Lôi và Nam Bình Xuyên . Trong các khu công nghiệp lựa chọn , ƣu tiên

đầu tƣ vào ngành công nghiệp công nghệ cao , công nghiệp sạch, cơ khí, điện tử… tạo ra sản phẩm có hàm lƣợng tri thức và khoa học cao . Đặc biệt coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ có tính chất vệ tinh cho các khu công nghiệp phát triển và công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn. Ƣu tiên phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo mặt bằng sản xuất, môi trƣờng đầu tƣ và môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề , đầu tƣ xây dựng cụm công nghiệp Hƣơng Canh, giải quyết dứt điểm những vƣớng mắc để đƣa cụm công nghiệp - làng nghề Thanh Lãng vào hoạt động . Tiếp tu ̣c nghiên cƣ́u , đề xuất quy hoa ̣ch xây dƣ̣ng một số cu ̣m phát triển tiểu thủ công nghiê ̣p.

Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy đang sản xuất vật liệu xây dựng gồm sắt thép , gạch ốp, lát… trên địa bàn , ƣu tiên khi các nhà máy mở rộng diê ̣n tích để nâng công suất, sản lƣợng sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng các khu nhà ở, khu đô thị trong và bên cạnh các khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu nhà ở và đời sống của công nhân, chuyên gia, đồng thời phục vụ kinh doanh của nhà đầu tƣ.” (Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành

Đảng bộ huyện Bình Xuyên khóa XVIII, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)