Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ, thu hút vốn đầu tƣ

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công

nghiệp

1.2.3.1. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội

a) Môi trường kinh tế - xã hội của địa phương:

Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phƣơng thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà đầu tƣ bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tƣ bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nƣớc không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tƣ, hậu quả là các nhà đầu tƣ hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của nƣớc nhận đầu tƣ hay của địa phƣơng nhận đầu tƣ. Do đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ rất thấp.

Kinh nghiệm cho thấy, khi tình hình chính trị - xã hội bất ổn thì các nhà đầu tƣ sẽ ngừng đầu tƣ hoặc không đầu tƣ nữa. Chẳng hạn, sự lộn xộn ở Nga trong thời gian qua đã làm nản lòng các nhà đầu tƣ mặc dù Nga là một thị trƣờng rộng lớn, có nhiều tiềm năng...Tuy nhiên, nếu chính phủ thực hiện chính sách cởi mở hơn nữa thì chỉ làm giảm khả năng thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cá biệt có trƣờng hợp trong chiến tranh vẫn thu hút đƣợc FDI song đó chỉ là trƣờng hợp ngoại lệ đối với các công ty thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự muốn tìm kiếm cơ hội buôn bán các phƣơng tiện chiến tranh hoặc là sự đầu tƣ của chính phủ thông qua hình thức đa phƣơng hoặc song

phƣơng nhằm thực hiện mục đích riêng. Rõ ràng, trong trƣờng hợp này, việc sử dụng FDI không đem lại hiệu kinh tế - xã hội cho nơi tiếp nhận đầu tƣ.

b) Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô:

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tƣ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nƣớc ngoài. Để thu hút đƣợc FDI, nền kinh tế địa phƣơng phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tƣ, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trƣờng vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ đƣợc môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.

Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô đƣợc đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này đƣợc thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ nhƣ lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trƣờng mở đồng thời phải kiểm soát đƣợc mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.

c) Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới:

Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tƣ đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trƣờng kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tƣ sẽ tập trung nguồn lực để đầu tƣ ra bên ngoài và các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có thể thu hút đƣợc nhiều vốn FDI. Ngƣợc lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thƣờng thay đổi, các nhà đầu tƣ gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi về các chính sách của nƣớc chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó. Hơn nữa, tình hình của nƣớc đầu tƣ cũng bị ảnh hƣởng nên họ phải tìm hƣớng đầu tƣ mới dẫn đến thay đổi chiến lƣợc đầu tƣ của họ.

1.2.3.2. Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính và bộ máy quản lý nhà nước

Môi trƣờng pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI). Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trong những yếu tố tạo nên môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, định hƣớng và hỗ trrợ cho các nhà đầu tƣ. Vấn đề mà các nhà đầu tƣ quan tâm là:

- Môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tƣ nhân đƣợc pháp luật bảo đảm.

- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hƣơng lợi nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nƣớc ngoài.

- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất... Bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm an toàn về vốn của nhà đầu tƣ không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tƣ không phƣơng hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và việc di chuyển lợi nhuận về nƣớc thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.

Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện đƣợc nội dung cơ bản của nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ.

Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc phải mạnh với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất đạo đức. Việc quản lý các dự án đầu tƣ, nhất là FDI phải chặt chẽ theo hƣớng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tƣ song không ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.

1.2.3.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút đầu tƣ và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động đầu tƣ diễn ra nhanh chóng, có ảnh hƣởng quyết định đến

hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ trƣớc khi ra quyết định. Quốc gia, địa phƣơng có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lƣới giao thông, năng lƣợng, hệ thống cấp thoát nƣớc, các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án đầu tƣ phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh hƣởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tƣ chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án đƣợc rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tƣ.

* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Chất lƣợng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hƣởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào một nƣớc hoặc một địa phƣơng. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc, bƣu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đối với mọi nhà đầu tƣ.

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đƣờng sá, cầu cấu, kho hàng, bến bãi… mà còn phải kể đến các dịch vũ hỗ trợ khác nhƣ hệ thống ngân hàng, các công ty kiểm toán, tƣ vấn… Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trƣờng đầu tƣ cũng sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phƣơng, sự có mặt của các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công ty nƣớc ngoài có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải đƣợc xem xét đến.

* Cơ sở hạ tầng xã hội:

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trƣờng thu hút đầu tƣ còn chịu ảnh hƣởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống

y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục, tập quán, tôn giáo, văn hóa… cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nƣớc hoặc một địa phƣơng. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu hƣớng đầu tƣ vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lƣợng lao động” cũng nhƣ “sự ổn định về chính trị và kinh tế” tại nhiều quốc gia trong khu vực này.

1.2.3.4. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên a) Vị trí địa lý:

Lợi thế về vị trí địa lý giúp các nhà đầu tƣ sản xuất, kinh doanh tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị trƣờng xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh nghiệp tập trung hóa.

b) Tài nguyên thiên nhiên:

Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tƣ. Ví dụ nhƣ trong trƣờng hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nƣớc này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đổ xô đến nƣớc này là nhắm đến các nguồn tài nguyên dồi dào về dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ… đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á, khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của nhiều công ty đa quốc gia trong các thập kỷ qua.

1.2.3.5. Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại.

Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong môi trƣờng thuận lợi, có đầy đủ các thị trƣờng: thị trƣờng lao động, thị trƣờng tài chính, thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ...Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất kinh doanh ở nƣớc chủ nhà nên đòi hỏi ở nƣớc này phải có một hệ thống thị trƣờng đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động của nhà đầu tƣ đƣợc tồn tại và đem lại hiệu quả. Thị trƣờng lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tƣ. Thị

trƣờng tài chính là nơi cho nhà đầu tƣ vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh và thị trƣờng hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lƣu thông hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tƣ. Hệ thống thị trƣờng này sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế hƣớng ngoại là thực hiện chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu. Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thƣơng mại, chiếm đƣợc lòng tin của các nhà đầu tƣ.

1.2.3.6. Nguồn nhân lực, trình độ quản lý và năng lực của người lao động.

Khi quyết định đầu tƣ một cơ sở sản xuất mới ở một nƣớc hay một vùng nào đó, các nhà đầu tƣ, các công ty đa quốc gia cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tƣơng đối thừa thãi ở các nƣớc này. Thông thƣờng nguồn lao động phổ thông luôn đƣợc đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy vậy, chỉ có thể tìm đƣợc các nhà quản lý giỏi, cũng nhƣ cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm ở các thành phố lớn. Động cơ, thái độ làm việc của ngƣời lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm để đầu tƣ.

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ. Bởi con ngƣời có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt đƣợc thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nƣớc chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nƣớc có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà đầu tƣ và đơn vị chủ nhà. Vì vậy, đơn vị chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của ngƣời lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 36)