Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Bình Xuyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Bình Xuyên là một huyện có cả 3 địa hình là: Đồng bằng, trung du và miền núi, có vị trí nằm gần trung tâm lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo Quốc lộ 2, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 50 km theo hƣớng Tây- Tây Bắc.

Bình Xuyên có diện tích tự nhiên là 14.566,71 ha, đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012’57” đến 21027’31” độ vĩ Bắc và 105036’06” đến 105043’26” độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh (Hà Nội). - Phía Nam giáp huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp huyện Tam Dƣơng, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.

Vị trí địa lý có nhiều thuận lợi cho sự giao lƣu hàng hóa và phát triển dịch vụ. Bình Xuyên là huyện trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cách không xa các khu công nghiệp tập trung nhƣ: Bắc Thăng Long-Nội Bài; KCN Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội); nằm giữa hai trung tâm kinh tế- chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên; có đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 và đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng (công nghiệp - dịch vụ và nông - lâm - nghiệp) và hình thành các khu

công nghiệp, các trung tâm dịch vụ; đồng thời có cơ hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện, tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam:

- Vùng núi: Nằm ở phía Bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 (từ 15-250), cấp 4( trên 250) chiếm trên 90% diện tích, có nguồn gốc hình thành khá phức tạp, tạo nên tính đa dạng phong phú của hệ sinh thái vùng đồi núi. Nhìn chung, môi trƣờng sinh thái đang ở trạng thái cân bằng, nhiều khu vực có địa hình cùng với các yếu tố khí hậu, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch nhƣ: Thanh Lanh, Mỏ Quạ… Bên cạnh đó với tính đa dạng của hệ thực vật đã tạo nên nguồn gien quý hiếm cho nghiên cứu khoa học.

- Vùng trung du: Tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gồm các xã: Gia Khánh, Hƣơng Sơn, Thiện Kế, Bá Hiền, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lƣu. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 (8- 150), nằm xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 (dƣới 80); tuy nhiên, còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 150 chạy dài từ Hƣơng Sơn đến Quất Lƣu với các đỉnh cao nhƣ: Núi Đinh (204,5m), núi Nia (82,2m), núi Trống (156,5m). Với độ dốc vừa phải, do đó ngoài mục đích lâm nghiệp đây còn là vùng có tiềm năng cho việc trồng cây ăn quả, trang trại vƣờn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng đồng bằng: Gồm các xã Đạo Đức, Phú Xuân, Tân Phong, Thanh Lãng, đất đai tƣơng đối bằng phẳng, có độ dốc < 500; tuy nhiên độ chênh lệch giữa các cốt ruộng rất lớn ( điểm cao nhất: khu Kiền Sơn - Đạo Đức là 11,6m,

điểm thấp nhất: khu Bới Dứa – Thanh Lãng là 6,3m). Xen kẽ giữa gò đất thấp là những chân ruộng trũng lòng chảo, đây là những khu vực thƣờng ngập úng vào mùa mƣa.

3.1.1.3. Khí hậu:

Bình Xuyên nằm trong tiểu vùng khí hậu thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bị chi phối bởi dãy núi Tam Đảo, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, thƣờng chịu tác động không tốt từ các cơn bão, gây mƣa tô, lốc lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5 – 250C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7, tháng 8 là 28- 34,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12, tháng 1, tháng 2 là 13-160C. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400- 1700 giờ/năm. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 84-88%.

3.1.1.4. Đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2010 là 14.847,31 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm chiếm 69,33%, đất phi nông nghiệp chiếm 30,12%, đất chƣa sử dụng chiếm 0,55%. Nhìn chung quỹ đất của Bình Xuyên trong những năm qua đã đƣợc đầu tƣ khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

3.1.1.5. Thủy văn:

Nguồn nƣớc mặt của huyện khá phong phú, bao gồm 20 hồ thủy lợi, hệ thống sông suối (các sông chính là sông Cà Lồ, Cầu Bòn, Sông Cánh, sông Mây), ao hồ và hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu nhỏ khác.

Nguồn nƣớc ngầm của huyện không lớn, chất lƣợng nƣớc không cao. Theo đánh giá sơ bộ về tài nguyên môi trƣờng của tỉnh Vĩnh Phúc thì trên địa bàn huyện có thể khai thác 200.000m3/ngày đêm nhƣng việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém.

3.1.1.6. Tài nguyên rừng:

Huyện Bình Xuyên có diện tích rừng khá lớn 3.643,07ha (chiếm 39,79% diện tích tự nhiên), chủ yếu phân bố tại xã Trung Mỹ.

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản:

Nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện Bình Xuyên nghèo nàn, chủ yếu khai thác vật liệu xây dựng, ít về số lƣợng các mỏ, loại khoáng sản nghèo về hàm lƣợng. Một số các loại khoáng sản quý hiếm nhƣ thiếc, vàng có trữ lƣợng nhỏ, phân tán, không đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất công nghiệp. Loại khoáng sản có trữ lƣợng lớn là đá xây dựng và đá granit. Trên địa bàn huyện còn có các mỏ đất sét với tổng trữ lƣợng khoảng 18,7 triệu m3

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)