Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Bình Xuyên

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Phát triển kinh tế:

Tính theo giá trị sản xuất, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt 41,7%/năm, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 22,45%/năm. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 14.765,5 tỷ đồng, tăng 28,7 lần so với năm 2000, trong đó: Công nghiệp - xây dựng đạt 13.000 tỷ đồng chiếm 88,05% tổng giá trị sản xuất; nông - lâm - thủy sản đạt 788,8 tỷ đồng, chiếm 5,34%; thƣơng mại - dịch vụ đạt 975,8 tỷ đồng, chiếm 6,61%.

Tiểu thủ công nghiệp ở huyện có sự phát triển. Tổng giá trị sản xuất Ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2012 đạt 708,6 tỷ đồng gấp 15 lần so với năm 2000, tập trung ở 2 làng nghề truyền thống là gốm Hƣơng Canh và nghề mộc ở Thanh Lãng. Năm 2012 sản phẩm mộc dân dụng đạt 16.260m3 gỗ thành phẩm, sản phẩm gốm Hƣơng Canh đạt 18.300 sản phẩm. Nhiều sản phẩm mộc, gốm có chất lƣợng cao, tạo đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng.

Nông nghiệp có sự tăng trƣởng khá, tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt năm 2012 đạt 40.456 tấn. Hiện nay huyện đang tích cực triển khai thực hiện đề án “Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa giai đoạn

2012 - 2015” nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng vật nuôi tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa ngày càng lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng, đặc biệt làng nghề Thanh Lãng đƣợc công nhận là Làng nghề tiêu biểu Việt Nam.

3.1.2.2. Quy hoạch khu công nghiệp:

Trên địa bàn huyện có 6 khu công nghiệp đƣợc quy hoạch với tổng diện tích gần 2.000ha, trong đó gồm: Khu công nghiệp Bình Xuyên; khu công nghiệp Bình Xuyên II; khu công nghiệp Nam Bình Xuyên; khu công nghiệp Bá Thiện; khu công nghiệp Bá Thiện II và khu công nghiệp Sơn Lôi.

Ngoài 6 khu công nghiệp, Bình Xuyên còn có 3 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp Hƣơng canh I diện tích 19,1ha; cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng diện tích 17,76ha; cụm công nghiệp Hƣơng Canh II diện tích 11,57ha.

3.1.2.3. Tình hình đầu tư hiện nay:

Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn huyện có khoảng 646 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó có 42 doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Có nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhƣ: Công ty cổ phần Prime Group, Công ty cổ phần Japfa Comfeed (Indonexia), công ty sản xuất Phanh Nissin (Nhật Bản), siêu thị BigC (Pháp), nhà máy Piaggio Việt Nam (Italia), công ty cổ phần thép Việt - Đức, công ty cổ phần ống thép Việt - Đức...

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Hệ thống cấp điện, cấp - thoát nƣớc, hệ thống đƣờng giao thông khá đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ. Đã đầu tƣ xong hệ thống cấp nƣớc khu Bá Thiện đủ để cấp nƣớc sạch cho các khu công nghiệp Bá Thiện, Bá Thiện II và Bình Xuyên II khi các khu công nghiệp đƣợc lấp đầy.

Các tuyến đƣờng tỉnh đã và đang đƣợc đầu tƣ mở rộng nhƣ: ĐT310, ĐT302, đƣờng Tôn Đức Thắng kéo dài, đƣờng Nguyễn Tất Thành kéo dài Đƣờng nối từ ĐT302 đến khu công nghiệp Khai Quang, đƣờng nối đƣờng Tôn Đức Thắng với đƣờng Nguyễn Tất Thành là điều kiện thuận lợi cho giao thông trong nội vùng, liên kết giữa các khu công nghiệp trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

3.1.2.5. Lao động:

Huyện có nguồn lao động khá dồi dào với khoảng 72.000 ngƣời trong độ tuổi lao động, chiếm 65% tổng dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa, có thể đào tạo thành công nhân kỹ thuật lành nghề.

3.1.2.6. Quy hoạch phát triển:

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xác định tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 22,77%/năm và tập trung vào một số lĩnh vực:

- Đẩy mạnh phát triển một số Ngành công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi nhiều chất xám; cơ khí và công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử - tin học, công nghiệp chế biến nông lâm sản.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên vật liệu cho Ngành công nghiệp chế biến và phục vụ xuất khẩu, nâng cao đời sống ngƣời nông dân.

- Ƣu tiên phát triển các Ngành dịch vụ: Thƣơng mại, vận tải, kho bãi, bƣu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản và du lịch.

- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, xem đó là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 43 - 46)