3.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bất động sản ở Hà Nội
3.1.2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng bất động sản Hà Nội đến năm 2030
Đến 2030, thị trƣờng BĐS Việt Nam nói chung và thị trƣờng BĐS Hà Nội nói riêng cần đƣợc phát triển đồng bộ để đáp ứng các yêu cầu của một nền kinh tế thị trƣờng đầy đủ, hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới, đáp ứng đƣợc yêu cầu đô thị hóa cao và đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và chống đƣợc đầu cơ về đất đai, BĐS. Để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu định hƣớng phát triển thị trƣờng nhƣ vậy, hệ thống chính sách đến năm 2020 cần đảm bảo những định hƣớng quan trọng. Những chính sách cơ bản cần đƣợc ban hành đầy đủ. Tính minh bạch và dự báo đƣợc của chính sách phải đƣợc đảm bảo. Các thành tố của thị trƣờng phải đƣợc hoạt động trên cùng một hệ thống chính sách và không có những phân biệt cả về chủ thể, về địa bàn và về loại hình sản phẩm. - Đảm bảo nguyên tắc đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, đúng mục đích và tính hiệu quả cao.
Một trong những vai trò quan trọng của thị trƣờng BĐS là phân bổ nguồn lực BĐS cho các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Thông qua quy luật Cung – Cầu và giá cả, hàng hóa BĐS sẽ đƣợc điều tiết tự động, nhờ đó việc sử dụng nguồn lực BĐS sẽ đƣợc phân bổ linh hoạt, thích ứng với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của thị trƣờng. Tuy nhiên, đối với các chủ thể tham gia thị trƣờng thì yếu tố lợi nhuận luôn là số một, họ sẵn sàng lách luật, thậm chí phạm luật để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Chính những hoạt động này làm méo mó chức năng phân bổ nguồn lực đất đai và gây khó khăn trong việc quản lý thị trƣờng BĐS của Nhà nƣớc. Hơn nữa, thất bại thị trƣờng là không thể tránh khỏi, thị trƣờng có thể sẽ phát triển không theo định hƣớng và mục đích của sự phát triển, vì vậy điều tiết thị trƣờng đảm bảo nguyên tắc đất đai đƣợc sử dụng hợp lý, đúng mục đích và tính hiệu quả cao là chức năng quan trọng.
- Phát triển thị trƣờng bất động sản theo hƣớng minh bạch và lành mạnh.
Việc minh bạch hóa thị trƣờng chuyển nhƣợng QSDĐ, xóa bỏ thị trƣờng không chính thức là điều tất yếu đối với một thị trƣờng chuyển nhƣợng QSDĐ năng động và phát triển ở trình độ cao. Khi các hoạt động không chính thức trên thị trƣờng bị xóa bỏ thì nạn đầu cơ tràn lan hay các hoạt động phi pháp khác cũng đƣợc hạn chế rất nhiều; nhà nƣớc có thể điều tiết cung – cầu đất đai dễ dàng hơn, quản lý và phân bổ đất đai hợp lý hơn. Từ đó giá đất cũng ổn định và phản ánh thực trạng của thị trƣờng, những cơn sốt giá đất hay tình trạng đóng băng thị trƣờng có thể đƣợc kiểm soát dễ dàng. Để thị trƣờng đạt đến trình độ này thì chế độ ruộng đất phải đƣợc điều chỉnh hợp lý để đử sứac điều tiết thị trƣờng. Và ngƣợc lại chế độ ruộng đất cũng luôn biến đổi phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trƣờng chuyển nhƣợng QSDĐ.
- Phát triển thị trƣờng bất động sản trong mối liên hệ với các thị trƣờng khác. Thị trƣờng BĐS luôn có mối quan hệ mật thiết với thị trƣờng các loại hàng hóa khác, đặc biệt là thị trƣờng tài chính. Có thể nói thị trƣờng BĐS và thị trƣờng tài chính là hai loại thị trƣờng thu hút lƣợng vốn lớn nhất trong nền kinh tế. Sự phát triển của thị trƣờng BĐS không thể nằm ngoài mối liên hệ biện chứng với thị trƣờng tài chính. Trên thực tế, thị trƣờng BĐS và thị trƣờng tài chính vừa hỗ trợ nhau, vừa vận động ngƣợc chiều nhau. Chẳng hạn khi thị trƣờng BĐS đóng băng, vốn trong nền kinh tế sẽ đổ nhiều vào thị trƣờng chứng khoán, và ngƣợc lại khi thị trƣờng chứng khoán mất điểm và kém hấp dẫn, thị trƣờng BĐS lại đón nhận nguồn vốn lớn trong nền kinh tế đổ về. Hơn nữa, thị trƣờng tài chính còn cung cấp nguồn vốn lớn để phát triển thị trƣờng BĐS chẳng hạn thông qua việc cho vay mua nhà của một số ngân hàng. Vì vậy phát triển thị trƣờng BĐS luôn phải gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng tài chính.