Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề
4.2.1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo nghề
Hợp lý hóa cơ cấu tổ, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện chƣơng trình và mục tiêu đào tạo, thực hiện nghiêm túc luật giáo dục và luật dạy nghề. Thực hiện phân cấp quản lý, từng bƣớc giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tổ chức quá trình dạy học. Từng bƣớc tổ chức và thực hiện tốt Nghị định số 115/ 2010/ NĐ – CP ( 24/12/2010) của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh việc đƣa tin học vào hệ thống quản lý giáo dục của tỉnh; trang bị máy tính và bồi dƣỡng cán bộ nhân viên của các cơ sở giáo dục. Kết nối mạng Internet giữa các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục dạy nghề. Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản giáo dục dạy nghề đảm bảo chính xác, đầy đủ, cập nhật làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, giám sát thực hiện và minh bạch.
Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dƣỡng cán bộ quản lý giáo dục dạy nghề các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý; Hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục đào tạo, dạy nghề. Kết hợp việc thực hiện đánh giá giữa cán bộ lãnh đạo các trƣờng theo chuẩn hiệu trƣởng do Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành; chú trọng các hình thức đánh giá khác nhƣ thông qua dƣ luận xã hội, đánh giá qua đồng nghiệp…nhằm sàng lọc và đảm bảo đánh giá đúng năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cho phát triển giáo dục & đài tạo của tỉnh.