Thái độ nhận thức của xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội hà giang (Trang 44 - 45)

1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo nghề

1.3.4. Thái độ nhận thức của xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Trong các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến hoạt động đào tạo nghề hiện nay thì thái độ nhận thức của xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là thái độ nhận thức của xã hội nhận thức về nghề nhƣ thế nào? hoạt động đào tạo nghề là gì? vai trò hoạt động đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế xã hội là gì? vẫn còn là những câu hỏi mà một bộ phận đông nhân dân trong xã hội ở Việt Nam hiện nay vẫn chƣa có nhận thức đầy đủ về nghề, về hoạt động đào tạo nghề và vai trò của hoạt động đào tạo nghề. Trong thực tiễn ở nƣớc ta hiện nay đại đa số ngƣời dân vẫn đang theo xu hƣớng định hƣớng cho ngƣời thân vào đƣợc đại học mới tìm kiếm đƣợc một nghề ổn định đã và đang ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề trong các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Hầu hết học sinh khi tốt nghiệp trung học phổ thông không muốn thi hoặc dự tuyển vào các cơ sở đào tạo nghề ở các bậc học Cao đẳng, trung cấp nếu có trúng tuyển cũng tìm cách thi lên đại học. Điều này làm cho đầu vào của các cơ sở đào tạo nghề ở bậc Cao đẳng, trung cấp khó tuyển ngƣời học hoặc đầu vào đông đầu ra lại ít do tình trạng ngƣời học bỏ học để đi học đại học. Tạo nên tình trạng thừa thầy thiếu thợ là hiện tƣợng khá phổ biến hiện nay ở nƣớc ta. Vì vậy, trong hoạt động đào tạo nghề các nhà quản lý phải thực hiện tốt việc định hƣớng tuyên truyền để xã hội có nhận thức đúng đắn về nghề, về hoạt động đào tạo nghề và vai trò của hoạt động đào tạo nghề. Đây là một công việc thƣờng xuyên lâu dài, đòi hỏi các nhà quản lý thực hiện hoạt động đào tạo nghề phải kiên trì, sáng tạo đổi mới phƣơng pháp tuyên truyền đối với xã hội. Từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phƣơng, vùng miền của nƣớc ta.

1.3.5. Kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo nghề.

Uy tín để thu hút ngƣời học đến với mọi cơ sở đào tạo nghề đều do kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo nghề quyết định. Đây là một trong những yếu tố

then chốt tác động lớn đến sự lựa chọn và quyết định của lao động có nhu cầu đƣợc đào tạo nghề. Kết quả đào tạo nghề của cơ sở đào tạo nghề đƣợc khẳng định khi và chỉ khi những lao động sau khi hoàn thành chƣơng trình đào tạo của cơ sở đào tạo nghề có đủ năng lực thực tiễn, khả năng thực hành tốt đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại các cơ sở sản xuất hàng hóa và cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Việc đáp ứng đƣợc thực tiễn trong sản xuất, kinh doanh cũng chính là thỏa mãn đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng việc làm và lao động. Vì vậy, trong hoạt động đào tạo nghề các nhà quản lý các cơ sở đào tạo nghề thƣờng xuyên phải chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao kết quả đào tạo. Đào tạo nên những lao động có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có trình độ tay nghề chuyên sâu, vững vàng với những kỹ năng, kỹ thuật giỏi đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội hà giang (Trang 44 - 45)