Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội hà giang (Trang 68)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Hà Giang

3.2.1. Mục tiêu nội dung, phương pháp đào tạo nghề ở Hà Giang.

Hoạt động quản lý đào nghề trong những năm qua luôn đƣợc cấp ủy, chính quyền Hà Giang quan tâm nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang đạt đƣợc theo mục tiêu của tỉnh. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có năng lực tham gia vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ, thƣơng mại, du lịch nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng. Tạo bƣớc phát triển nhanh bền vững, vƣơn lên thoát nghèo và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các vùng kinh tế trong nƣớc, các nƣớc trong khu vực và thế giới. Mục tiêu chiến lƣợc đó đƣợc thể hiện rõ ở những mục tiêu sau:

+ Mục tiêu tổng quát. Xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có chất lƣợng, có bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cƣ. Giáo dục và Đào tạo góp phần xây dựng những con ngƣời có văn hóa, nhân cách, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân.

+ Mục tiêu cụ thể. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mở rộng quy mô, đa dạng hóa chƣơng trình và hình thức đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề kỹ thuật từ sơ cấp trở lên, đảm bảo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% (trong đó qua đào tạo nghề 50%); tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo 100%. Ít nhất 20% số giáo viên ở các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 10% số giáo viên ở trƣờng trung cấp nghề và 20% số giáo viên ở các trƣờng cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 70% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 70% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 25% là tiến sỹ.

Hoạt động quản lý đào tạo nghề trong thực tiễn bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau tùy theo điều kiện của từng địa phƣơng và cơ sở đào tạo nghề sẽ có những phƣơng pháp và nội dung quản lý phù hợp. Đối với Hà Giang hiện nay, hoạt động quản lý đào tạo nghề đang thực hiện vào những nội dung cơ bản sau:

+ Quản lý quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên của giáo dục nghề nghiệp và đại học.

Hà Giang xác định để hoạt động đào tạo nghề phát triển phục vụ thiết thực phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng , trƣớc hết cần phải thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch dự báo đƣợc số lƣợng học sinh, sinh viên sẽ tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo nghề nghiệp trong từng giai đoạn. Do đó trong quản lý quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tại địa bàn tỉnh đƣợc Hà Giang xây dựng thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1: Quy hoạch phát triển HS, SV của giáo dục nghề nghiệp và đại học

Đơn vị tính: Người

TT Mục tiêu 2010 2015 2020

1 Số HS TCCN 4.793 5.272 5.799

Chƣơng trình chính quy 2.119 2.331 2.564

Chƣơng trình không chính quy 2.674 2.941 3.235

2 Số sinh viên cao đẳng 3.167 3.483 3.832

Chƣơng trình chính quy 1.550 1.705 1.876

Chƣơng trình không chính quy 1.616 1.778 1.956

3 Số sinh viên đại học (gồm cả liên kết đào tạo

với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh) 3.500 5.200

4 Số học viên trên đại học (chủ yếu gửi đi đào tạo

ở các cơ sở đào tạo của Trung ương ) 300 400

6 Sơ cấp/dạy nghề dƣới 3 tháng 50.211 67.500 80.000

( Đề án quy hoạch đào tạo của UBND Tỉnh Hà Giang)

Bảng 3.1 cho thấy hoạt động đào tạo nghề thực sự đƣợc tỉnh Hà Giang quan tâm chú trọng vào đào tạo đối tƣợng lao động là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ là chủ yếu. Đồng thời cũng chú trọng phát triển đào tạo nguồn nân lực chất lƣợng cao ở bậc đại học và trên đại học. Đây là chiến lƣợc đúng đắn phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Giang hiện nay là đào tạo lực lƣợng lao động vừa đáp ứng đủ về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng đủ năng lực tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang. Tuy nhiên, để đáp ứng đảm bảo về số lao động đƣợc đào tạo tham gia vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Hà Giang rơi vào hạn chế là đào tạo nguồn lao động theo chƣơng trình đào tạo không chính quy với số lƣợng lớn ở cả hai bậc trung cấp, cao đẳng năm 2010 là: 4.290 học sinh, sinh viên; năm 2015 tăng lên là 4.719 học sinh, sinh viên và năm 2020 tăng lên 5.191 học sinh, sinh viên. Bình quân mỗi năm sẽ đào tạo thêm gần 100 học sinh, sinh viên đƣợc đào tạo theo chƣơng trình không chính quy. Đây là nguyên nhân dẫn tới ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của lực lƣợng lao động ở Hà Giang hiện nay. Một bộ phận lao động tuy đã qua đào tạo nghề nhƣng không đủ năng lực thực hành nghề nghiệp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của sản xuất phát triển kinh tế của địa phƣơng, làm ảnh hƣởng đến uy tín của cơ sở đào tạo nghề.

+ Quản lý quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp và đại học. Với mục đích nhằm nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề làm nền tảng để nâng cao công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hà Giang đã và đang từng bƣớc thực hiện việc quy hoạch phát triển hệ thống mạng lƣới các cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp và đại học là:

Thực hiện việc nâng cấp trƣờng Trung cấp Nghề lên thành Trƣờng Cao đẳng Nghề và nâng cấp 01 Trung tâm dạy nghề thành trƣờng Trung cấp Nghề vào năm 2012;

Nâng cấp trƣờng Trung cấp Y tế lên thành trƣờng Cao đẳng Y tế và nâng cấp trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lên thành trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2015. Đồng thời phát triển trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Hà Giang thành trƣờng Đại học Hà Giang vào năm 2015.

Thực hiện đến năm 2020: Nâng cấp 02 Trung tâm dạy nghề thành trƣờng Trung cấp nghề vào năm 2016; Toàn tỉnh có ít nhất 03 cơ sở dạy nghề tƣ thục; Thành lập 01 Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; Mở rộng quy mô tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

Nhƣ vậy, việc quản lý thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới đào tạo nghề ở Hà Giang hiện nay với những mục tiêu lộ trình phát triển cụ thể qua từng năm, từng giai đoạn là một chiến lƣợc phát triển đúng đắn nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Tuy vậy, trên thực tế vẫn chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng mục tiêu đề ra, công tác đào tạo nghề ở Hà Giang vẫn thuộc diện chậm phát triển, năng lực thực chất của các cơ sở đào tạo nghề trong hoạt động đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Do các cơ sở đào tạo nghề còn hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập để rèn luyện kỹ năng thực hành và vận dụng lý thuyết vào thực hành nghề đƣợc đào tạo.

+ Quản lý quy hoạch đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề. Thực hiện nâng cao kết quả đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Hà Giang đã thƣờng xuyên thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề. Đối với đội ngũ giáo viên và giảng viên tỉnh chủ trƣơng giao cho Sở Giáo dục & Đào

tạo phối hợp với các trƣờng cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp rà soát xây dựng kế hoạch cử giáo viên, giảng viên đi bồi dƣỡng, học tập để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Đồng thời giao cho Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Trƣờng Cao đẳng nghề và các cơ sở đào tạo nghề công nhân kỹ thuật trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cử giáo viên, giảng viên đi tham gia các lớp bồi dƣỡng và học tập để nâng cao trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Với tỷ lệ cơ bản là đối với các trƣờng cao đẳng, trung cấp là có ít nhất 20% số giáo viên ở các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, 10% số giáo viên ở trƣờng trung cấp nghề và 20% số giáo viên ở các trƣờng cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 70% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 70% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 25% là tiến sỹ.

Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các cơ sở đào tạo nghề, tỉnh Hà Giang chủ trƣơng xây dựng kế hoạch quy hoạch đào tạo nguồn nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý có đầy đủ năng lực, trình độ, chuyên môn, có phẩm chất đạo đức và uy tín cao, có tinh thần chủ động, sáng tạo để thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của ngƣời quản lý. Đặc biệt là hoạt động quản lý đào tạo phát triển nghề tại các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao kết quả đào tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, tay nghề chuyên sâu đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Trong thực hiện quy hoạch cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề tỉnh quy hoạch tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn đạt từ thạc sỹ trở lên.

Với sự quản lý quy hoạch đúng đắn để phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh. Những năm qua đã từng bƣớc nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề trên địa bàn của tỉnh Hà Giang trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

+ Quản lý quy hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong Giáo dục và Đào tạo.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển mạnh ngày càng giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động đời sống xã hội. Nhu cầu kết nối trao đổi thông tin đã trở lên vô cùng quan trọng đối với mọi nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý…khi nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã chuyển dịch sang phát triển kinh tế tri thức thì công nghệ thông tin không thể thiếu trong đời sống của xã hội hiện đại, chi phối tất cả moị lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất yếu đòi hỏi đối với nƣớc ta cũng nhƣ tỉnh Hà Giang có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trở thành một bộ phận trong sản xuất, trao đổi hàng hóa của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng nhƣ Hà Giang nhất định phải phát triển lực lƣợng sản xuất có trình độ công nghệ thông tin cao và thiết lập xây dựng phát triển đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực. Hà Giang đã thực hiện từng bƣớc tin học hóa đối với các cơ sở đào tạo nghề bằng những mục tiêu quy hoạch phát triển về đầu tƣ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong Giáo dục và Đào tạo là: Đến năm 2015 có 85% giáo viên, giảng viên các trƣờng dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng của tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học; Đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên các trƣờng dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học. Đến nay, 100% các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã kết nối mạng và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy, học tập và hoạt động quản lý. Đặc biệt các cơ sở đào tạo nghề của Hà Giang đều xác định phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý

hoạt động đào tạo nghề là một trong những tiêu chí cơ bản bắt buộc đối với mọi giáo viên và học sinh, sinh viên. Nhờ đó trong những năm gần đây kết quả đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề đã từng bƣớc đƣợc nâng cao. 100% học sinh, sinh viên sau chƣơng trình đào tạo nghề đều thực hiện thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh đáp ứng đƣợc các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa của các cơ sở sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

+ Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề.

Những năm gần đây, tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên định kỳ đối đối với các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh và giao thẩm quyền cho các Sở chuyên môn tham mƣu nội dung, thời gian công tác kiểm tra đồng thời giao quyền chủ động để các Sở ngành chuyên môn tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo theo kế hoạch, mục tiêu của các cơ sở đào tạo nghề đã đƣợc tỉnh phê duyệt. Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành công tác thanh kiểm tra thƣờng xuyên mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo đối với trƣờng Cao Đẳng Sƣ Phạm, Trƣờng Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật; Sở Y tế thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thƣờng xuyên theo định kỳ đối với Trƣờng Trung cấp Y tế; Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thƣờng xuyên đối với Trƣờng Cao Đẳng nghề và các Trung tâm Dạy nghề, các cơ sở đào dạy nghề hƣớng nghiệp về thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo nghề trên toàn địa bàn của tỉnh. Về mục tiêu, nhiệm vụ đào đạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, hàng năm UBND tỉnh Hà Giang cho phép các cơ sở đào tạo nghề tự xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển các nghề. Trên cơ sở đó tỉnh rà soát giao chỉ tiêu cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề

đảm bảo phù hợp với thị trƣờng việc làm và lao động trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Sự quản lý chặt chẽ thƣờng xuyên việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đối với các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã đem lại những kết quả nhất định trong việc định hƣớng đào tạo nghề và phát triển nghề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngăn chặn tình trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội hà giang (Trang 68)