Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo nghề
4.2.6. Tăng cường đầu tư ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ kỹ
thuật tiên tiến vào đào tạo và sản xuất.
- Thực hiện chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề chủ động huy động mọi nguồn lực từ các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp sản xuât, kinh doanh, các cá nhân đầu tƣ ứng dụng và phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghề vào hoạt động đào tạo nghề gắn với sản xuất, kinh doanh.
- Thực hiện đầu tƣ phát triển các sáng kiến ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào đào tạo nghề gắn với đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phƣơng tại các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh.
4.2.7. Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút mọi nguồn lực cho đào tạo phát triển nghề.
- Thực hiện mạnh cơ chế chính sách liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh trong chƣơng trình và chất lƣợng đào tạo.
- Thực hiện cơ chế chính sách liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh với các cơ sở đào tạo nghề có uy tín chất lƣợng trong nƣớc cũng nhƣ các cơ sở, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cùng liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho địa phƣơng và tham gia vào phân công lao động trong cả nƣớc và quốc tế.
4.2.8. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tuyên truyền.
Tăng cƣờng và đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong tỉnh thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phƣơng, trên cơ sở đó ngành giáo dục, ngành Lao động Thƣơng binh và Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội.
Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về tầm quan trọng của đào tạo, dạy nghề và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với các ngành, các cơ sở đào tạo, dạy nghề mang lại những điều kiện đào tạo, dạy nghề tốt nhất cho ngƣời học nghề.
Kết luận chƣơng 4
Để thực hiện quản lý công tác đào tạo nghề và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Giang. Cần phải thực hiện đảm bảo theo các định hƣớng đồng thời thực hiện các giải pháp thống nhất. Vì mỗi giải pháp có vị trí vai trò khác nhau, giữa các giải pháp luân tác động qua lại lẫn nhau, nên trong quá trình thực hiện quản lý đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở Hà Giang nên thực hiện đồng bộ các giải pháp. Khi thực hiện các giải pháp luôn phải thƣờng xuyên tiến hành việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời về cơ chế để thực hiện các giải pháp cho phù hợp với điều kiện đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Ngày nay, hơn lúc nào hết, sẽ không có bất cứ một sự tiến bộ và phát triển nào trong xã hội nếu không có quan điểm và chính sách đúng đắn để phát huy nhân tố con ngƣời. Trong ba nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của một quốc gia đó là vốn, khoa học công nghệ và con ngƣời thì yếu tố con ngƣời (nguồn nhân lực) là yếu tố hàng đầu của sự phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay thế giới đứng trƣớc nền kinh tế tri thức và sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Tất cả sự phát triển đều nhờ vào lao động sáng tạo của con ngƣời và tác động của con ngƣời trong quá trình sản xuất tạo nên sự phát triển mới của nền kinh tế - xã hội. Đối với nƣớc ta, khi chiến lƣợc phát triển đất nƣớc đƣợc xã định là “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, thì vấn đề xác định đúng và huy động có hiệu quả nguồn lực con ngƣời càng có ý nghĩa quyết định.
Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nƣớc. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều biện pháp, chính sách để phát triển kinh tế- xã hội, một trong những biện pháp đƣợc đƣợc coi là đột phá, mang tính quyết định đó là vấn đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Hà Giang trong thời gian vừa qua đã có nhiều thành tựu quan trọng, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Hà Giang để có giải pháp khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này, đảm bảo nâng cao công tác quản lý đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Tham gia vào quá trình nghiên cứu đó, luận văn đã hệ thống hóa và luận giải rõ thêm một số vấn đề lý luận, đặc điểm, vai trò của Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội Hà Giang, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phƣơng về phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở miền núi.
Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Giang ảnh hƣởng tới phát triển nguồn nhân lực, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian qua, có thể khẳng định rằng: nguồn nhân lực ở Hà Giang hiện tại thể hiện đặc trƣng của cơ cấu dân số trẻ, trình độ tay nghề, kỹ thuật của nguồn nhân lực đƣợc nâng lên, cơ cấu lao động phát triển theo hƣớng tích cực… tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn thể hiện những hạn chế đó là: nguồn nhân lực còn thiếu về số lƣợng, yếu về tay nghề, mất cân đối về cơ cấu về ngành nghề; việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực hiện nay chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Từ thực trạng đó, luận văn chỉ ra nguyên
nhân ảnh hƣởng của nó và dự báo xu hƣớng vận động của nguồn nhân lực thông qua phƣơng thức quản lý đào tạo nghề ở Hà Giang trong thời gian tới.
Từ nguyên nhân những thành công và hạn chế trong việc quản lý đào tạo nghề ở Hà Giang, luận văn xây dựng một hệ thống các giải pháp để bảo đảm cho việc quản lý đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực của địa phƣơng tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
Hoàn thành đƣợc luận văn này là kết quả của quá trình học tập đƣợc sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo lớp Quản lý kinh tế, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn và sự nỗ lực của bản thân trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ kinh tế đóng góp thêm ý kiến để việc nghiên cứu đƣợc hoàn thiện và bổ ích hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ƣơng, 2007-2011. Các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, VII,VIII; Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI và Văn kiện hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. Hoàng Chí Bảo, 1993. "Ảnh hƣởng của văn hóa đối với việc phát huy nguồn lực con ngƣời", Tạp chí Triết học,13. tr.14.
3. Bộ lao động- Thƣơng binh xã hội, 2004. Kết quả điều tra lao động, việc làm. Hà Nội
4. Hồ Anh Dũng, 2002. Phát huy yếu tố con người trong Lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
5. Phan Huy Đƣờng, 2014. Giáo trình quản lý công. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Phạm Minh Hạc, 2001. Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
7. Nguyễn Hùng, 2008. Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.
8. Tạ Đức Khánh, 2009. Giáo trình Kinh tế lao động. Hà Nội: hà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Thị Ái Lâm, 2003. Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục và Đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10.C.Mác Ph.ăng ghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
11. Lê Thị Ngân, 2005. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
12.Lê Du Phong, 2006. Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
13. Quốc hội, 2006. Luật dạy nghề, kỳ họp thứ 10, Số 76/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Hà Nội.
14.Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Quyết định số 331/QĐ-TTg về chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010. Hà Nội. 15.Thủ tƣớng Chính phủ, 2005. Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây
dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. Hà Nội. 16.Trƣờng KT-KT tỉnh Hà Giang , 2007-2013. Các văn bản Báo cao tổng
kết, phương hướng, nhiệm vụ năm học. Hà Giang.
17.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2011. Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011-2020. Hà Giang.
18.Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2013. Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 01/7/2013 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013- 2015. Hà Giang.
19. Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ƣơng, 2004. Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.