b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
3.2.2. Mở rộng các loại hình kinh tế tư bản nhà nước, ưu tiên phát triển những loại hình phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
triển những loại hình phù hợp với thực tiễn của tỉnh.
- Đối với các khu công nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện hình thức tổ chức các khu chế xuất khu công nghiệp, khu công nghệ cao...”xét về mặt quan hệ sản xuất, đó là hình thức kinh tế tư bản nhà nước tập trung”[19,tr. 180]. Khu công nghiệp đóng vai trò của mũi đột phá trong quá trình công nghiệp hoá,
74
hiện đại hoá nó là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự lan toả của công nghiệp hoá. Chính ở đây, tất cả các mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước được thực hiện ở cấp độ cao.
Do vậy để tạo ra kết quả khả quan trong quá trình sử dụng khu công nghiệp cần chú ý những vấn đề thiết yếu sau:
+ Cần phải nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn nữa về vị trí vai trò của các khu công nghiệp, vấn đề hoàn thiện chính sách và pháp luật trong lĩnh vực quản lý khu công nghiệp là cần thiết và cấp bách, trong đó có việc ban hành luật khu công nghiệp, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào khu công nghiệp cũng như khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và cất xám tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng xí nghiệp trong khu công nghiệp.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất mặt hàng xuất khẩu, các sản phẩm sử dụng nhiều vật liệu nội địa và lao động địa phương nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp và nông nghiệp địa phương. Cần gắn xây dựng khu công nghiệp với quy hoạch phát triển thành phố, thị xã.
+ Cần đa dạng hoá các đối tượng đầu tư và đa dạng hoá các hình thức đầu tư. Phải đảm bảo thuận lợi về phần cứng như giá đất, thời gian cho thuê đất, vị trí địa lý, hạ tầng và được ưu đãi về phần mềm như chính sách thuế, thủ tục, quan điểm tuyển dụng lao động, quản lý... có như vậy mới tổ chức xắp xếp cũng như thu hút các nhà máy xí nghiệp nằm giải giác trong tỉnh hay ở địa phương khác quy tụ vào khu công nghiệp.
+ Xây dựng khu công nghiệp phải đảm bảo giữ gìn, không để môi trường bị huỷ hoại, bị ô nhiễm. Phải bắt buộc các nhà máy xí nghiệp thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp.
+ Chăm lo xây dựng nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt vật chất văn hoá tinh thần cho các chuyên gia, cán bộ, công nhân và gia đình họ để họ yên tâm lao động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
75
- Áp dụng phổ biến loại hình liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài.
Ưu tiên xét duyệt các dự án liên doanh, đặc biệt là dự án sử dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại, các dự án liên doanh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn vì thời gian qua số dự án này còn rất nhỏ mặc dù ở khu vực này tiềm năng còn rất lớn.
Tăng thị phần vốn của Việt Nam trong các liên doanh, thời gian qua phần góp vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng thấp trung bình từ 25 – 30% tổng vốn đầu tư, mà chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất, chính điều này làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư, đối tác Việt Nam không thể kiểm soát được tình hình tài chính nên thường sảy ra tình trạng lãi thật, lỗ giả hoặc lỗ triền miên nhằm trốn thuế. Do đó một mặt cần phải huy động tất cả cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có kể cả huy động của dân thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu. Mặt khác mạnh dạn vay vốn nước ngoài để tăng đầu tư. Nếu vốn ít cần phải có lịch trình thoả thuận với phía nước ngoài để tăng dần vốn góp của bên Việt Nam.
Nhanh chóng thúc đẩy việc triển khai hình thức B.O.T (xây dựng – kinh doanh – chuyên giao). hình thức này cho phép các doanh nghiệp nước ngoài và cả tư nhân trong nước đầu tư vốn, xây dựng, vận hành, kinh doanh một thời gian sau đó chuyển giao lại cho Chính quyền tỉnh. Hình thức này phù hợp và cần thiết sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay đặc biệt trong xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Thành lập công ty cổ phần, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để thành lập doanh nghiệp tư bản nhà nước.
Những Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn mà trong đó có cổ phần của Nhà nước được hình thành thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chính là thực hiện đa dạng hoá quan hệ sở hữu về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, do vậy cần:
76
+ Cần nhất quán nhận thức về cổ phần hoá từ Trung ương đến địa phương, từ ban đổi mới đến các công ty, đến người lao động, tuyên truyền để mọi người hiểu, cùng học hỏi kinh nghiệm để áp dụng thành công mô hình mới.
+ Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá, đảm bảo công khai và dân chủ nhất là trong qúa trình định giá doanh nghiệp và bán cổ phần.
+ Phải xác định rõ mục tiêu cổ phần hoá để có các giải pháp, chính sách và hình thức cổ phần hoá phù hợp mục tiêu lựa chọn.
+ Cần dành một tỷ lệ thích đáng cổ phần bán công khai ra ngoài xã hội đáp ứng nhu cầu vốn, bảo đảm tính công khai và sự quan tâm của công nhân và tư nhân.
+ Cần có biện pháp chính sách hữu hiệu bảo vệ cổ phần của người lao động lâu dài nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động, để họ thực sự là người chủ đích thực của doanh nghiệp nơi họ đang cống hiến, lao động.
- Vận dụng kinh tế tư bản nhà nước dưới hình thức hợp tác xã.
Một số hình thức cụ thể như:
+ Thực hiện chế độ cho thuê đất đai đối với hộ nông dân, nhận khoán, đấu thầu kinh doanh một số cơ sở kinh tế nhà nước có quy mô nhỏ trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp.
+ Tổ chức mở rộng hoàn hiện thị trường đầu ra ở nông thôn “ Chủ động thành lập các kiểu hợp tác xã hoặc tổ chức hợp tác xã mua bán để mua nông sản từ gốc và bán vật tư, tư liệu tiêu dùng cho nông dân, các tổ hợp tác này gắn kết với hệ thống thương nghiệp nhà nước, các tổ chức đại lý mua gom, các công ty...”[34,tr. 162]. Mạng lưới này cần được mở rộng với sự hỗ trợ về chính sách, đầu tư vốn thuế và trợ giá đối với nông dân.
Thông qua các hình thức đó để huy động, tập hợp các tầng lớp tiểu chủ, tiểu thương ở thành thị và ở nông thôn đi vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước, tạo thành mặt trận liên minh mới. Đồng thời qua các hình thức đó để khắc phục sự cạnh tranh không lành mạnh “ Cá lớn nuốt cá bé ” khắc phục
77
tệ đầu cơ thao túng chèn ép người lao động. Đây là con đường hữu hiệu nhất để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản suất trong nông nghiệp, nông thôn.