Về các khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 52 - 56)

b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

2.2.2 Về các khu công nghiệp.

Từ đầu năm 1995, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ban, ngành lập quy hoạch kế hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trình Chính phủ. Ngày 30/8/1997 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 173/TTg bổ sung khu công nghiệp Sông Công vào danh mục các khu công nghiệp ưu tiên phát triển đến năm 2000. Khu công nghiệp Sông Công 1 được thành lập theo quyết định số 181/1999/QĐ - TTg ngày 11/9/1999 của Thủ tướng chính phủ.

Khu công nghiệp Sông Công 1 nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên tiếp giáp thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 40km, cách cảng Sông Đa Phúc 15km cách ga đường sắt Lương Sơn 500m. Tổng diện tích 320ha, giai đoạn 1 xây dựng 69,37ha với tổng vốn đầu tư 76,985 tỉ đồng thời gian kinh

53

doanh là 50 năm. Khu công nghiệp Sông Công 1 được phân làm hai khu- khu A có diện tích 39,07ha nằm trong quần thể các nhà máy đang hoạt động như nhà máy: Diesel Sông Công, nhà máy phụ tùng máy nông nghiệp, nhà máy y cụ II, Công ty liên doanh Việt Nam – Nhật Bản – Manimêinfa; khu B có diện tích 30ha. Khu công nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh như: Nhà máy nước công suất 30.000m3/ ngày đêm, trạm biến áp 110KV – 16MVA, hệ thống đường bộ giải áp phan chất lượng tốt, hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi có khu nhà ở cho công nhân, hai trạm xử lý nước thải với công suất mỗi trạm gồm 2000m3

/ngày.

- Mục tiêu của khu công nghiệp:

Thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương thông qua đó đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Du nhập kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có của địa phương tạo nguồn hàng xuất khẩu tăng nguồn thu ngoại tệ. Mục tiêu bao trùm mang tính chiến lược là thông qua khu công nghiệp mà thúc đẩy nền kinh tế địa phương nói chung và ngành công nghiệp địa phương nói riêng phát triển, làm đòn bẩy, làm mũi đột phá dẫn dắt thúc đẩy các ngành kinh tế và dịch vụ khác phát triển.

- Đối tượng, chính sách và các ngành được ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp: Đối tượng bao gồm các tổ chức kinh tế và tư nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài các tổ chức kinh tế Việt nam có tư cách pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

Là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới, ngay từ những ngày đầu khu công nghiệp Sông Công đã nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của ban thường vụ Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, tỉnh đã ban hành chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế

54

đầu tư vào khu công nghiệp. Tại Quyết định số 329/2000/QĐ-UB ngày 13/10/2000 của UBND tỉnh đã quy định những ưu đãi đặc biệt dành cho công ty phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp di dời vào khu công nghiệp đảm bảo chi phí đầu vào thấp nhất so với những đối tác vào các khu công nghiệp lân cận. Thủ tục hành chính đơn giản thông qua sự uỷ nhiệm của UBND tỉnh cho Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu, tại chỗ, thơi gian ngắn nhất” (xem phụ lục 3).

Biểu hiện cụ thể nhất là chính sách, cơ chế ưu đãi cho thuê đất, phí kết cấu hạ tầng và thuế: các doanh nghiệp đầu tư được giảm 50% tiền thuê đất và phí hạ tầng trong 4 năm đầu, đặc biệt đối với nhà đầu tư đáp ứng điều kiện tham gia lấp đầy 15ha đất đầu tiên của khu công nghiệp và xuất khẩu từ 50% sản phẩm trở lên, sử dụng nguyên liệu và lao động địa phương trong sản xuất thì sẽ được miễn toàn bộ tiền thuê đất, phí hạ tầng từ 1 đến 7 năm. Giá thuê đất tại khu công nghiệp thuộc loại thấp nhất (0,27USD/m2/năm). Các nhà đầu tư còn được miễn giảm thuế trong 5 năm đầu đi vào hoạt động.

Khu công nghiệp Sông Công được định hướng phát triển sản xuất và dịch vụ đa dạng đa ngành đa nghề như cơ khí chế tạo, toa xe phụ tùng, thiết bị điện và lắp ráp, dụng cụ y tế, vật liêu xây dựng, chế biến nông lâm sản... Về lâu dài sẽ đảm bảo dịch vụ xuất khẩu giao nhận, vận tải quản lý, ngân hàng, chuyên giao công nghệ...

- Kết quả:

Sau hơn 3 năm vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa thu hút đầu tư, ngoài các nhà máy xí nghiệp đang hoạt động từ trước như Nhà máy Diesel Sông Công, Nhà máy phụ tùng máy nông nghiệp, Công ty phụ tùng máy số 2, Công ty liên doanh y cụ II, Liên doanh Việt Nam – Nhật Bản Nami Meinfa chiếm 34,5 ha, đến nay các hạng mục công trình cơ sở hạ tầng đã cơ bản hoàn thành. Đã có 17 dự án được cấp phép vào khu Công nghiệp (tính đến

55

hết năm 2003), trong đó có 4 dự án đầu tư nước ngoài và 13 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký là 535 tỷ đồng và 4,8 triệu USD, các chủ đầu tư đã thuê 35ha đất (lấp đầy khu B) (Lê Huy Hoàng phó trưởng ban thường trực ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên).

Hiện tỉnh Thái Nguyên đang cùng với công ty Agritec xúc tiến dự án xây dựng nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu (liên doanh với Nhật). Tại khu công nghiệp có 7 dự án đã đi vào hoạt động như: Nhà máy cán thép Thăng Long (Công ty cổ phần thép Thái Nguyên), Công ty cổ phần sản xuất phân bón tổng hợp NPK và phân xưởng sản xuất kết cấu thép Chiến Công… Năm 2002 các doanh nghiệp này đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước 2 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2005 khi 17 dự án đang triển khai đi vào lao động sẽ thu hút hơn 3000 lao động, đồng thời đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh nhà (Dự kiến đóng góp khoảng 50 tỷ đồng). Năm 2006 dự kiến có khoảng 50 dự án đầu tư vào khu công nghiệp và giải quyết việc làm cho 5000-6000 lao động.

-Tồn tại:

Nhìn chung quá trình phát triển khu công nghiệp còn chậm so với dự kiến ban đầu. Mặc dù có nhiều thuận lợi nhưng sau 3 năm mới chỉ có 17 dự án được cấp phép, việc quảng bá giới thiệu lợi thế của khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư còn yếu.

Việc phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư những dịch vụ cần thiết ban đầu còn thiếu đồng bộ như việc quy hoạch chi tiết và giải phóng mặt bằng, khu vui chơi giải trí cho công nhân... Các cơ quan hữu quan còn chần chừ trong việc uỷ quyền nên làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất như xử lý rác, phế liệu...Kinh nghiệm quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp chưa nhiều.

56

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)