Bối cảnh mới và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 64 - 68)

b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

3.1. Bối cảnh mới và dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế tƣ bản nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian tới.

nhà nƣớc ở Thái Nguyên trong thời gian tới.

Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chiến lược nhằm tạo động lực mới để phát triển những tư tưởng chủ đạo là phát triển nội lực, thực hiện lâu dài chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Trên tinh thần đó Nghị định của Chính phủ số 27/2003/ NĐ-CP ngày 19/3/2003 đã sửa đổi bổ sung quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đó là quyết định quan trọng nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà nước đầu tư.

Việc thực hiện quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện chính sách về huy động nguồn ngoại lực của nước ta. Từ Quyết định số 145/ 1999 về quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và mới nhất là Nghị định 38/2003/ NĐ-CP đã cụ thể hoá cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty cổ phần hay doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hoá. Những chính sách mới, cùng với những chuyển biến tích cực của các Ban, Ngành hữu quan như Tài chính, Hải quan, Ngoại thương và thủ tục đầu tư …đã lấy lại lòng tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, việc hoàn thành quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế trọng điểm, các khu chế xuất, khu công nghiệp, danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư (Nghị định27/2003/NĐ-CP) có thể cho phép hướng các nguồn vốn đầu tư tập trung hơn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. Trong tương lai những lợi thế để phát triển về chiều rộng như nguồn tài nguyên đất đai ngày càng ít đi, sự liên doanh, liên kết, hợp tác sẽ chuyển sang chiều sâu như đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông

65

thôn dòng vốn đầu tư sẽ tăng mạnh vào ngành công nghiệp, đặc biệt sẽ có sự dịch chuyển và tăng nhanh trong nông nghiệp nông thôn, các vùng có nhiều tiềm năng để sản xuất và chế biến cây công nghiệp, nông sản mà hiện tại khai thác chưa hiệu quả.

Với chủ trương đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển nội lực, nguồn vốn trong dân sẽ tăng lên, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục tăng trưởng mạnh cả về số lượng và chất lượng, đó là lực lượng kinh tế đáng kể có vai trò ngày càng to lớn. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta kinh tế tư nhân không thể phát triển vô hạn, tự do, hơn nữa nó lại đang phát triển trong môi trường cạnh tranh và liên kết. Bởi vậy xu hướng liên kết bằng những hình thức thích ứng sẽ là xu hướng thay thế cho sự phát triển độc lập.

Trong khi đó, khu vực kinh tế nhà nước cũng đã diễn ra những thay đổi căn bản, những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế sẽ do những tập đoàn, những tổng công ty nắm giữ, bởi vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi hình thức thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật công ty để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cũng như thu hút vốn và cổ phần của các thành phần kinh tế khác.

Hoà chung cùng với nền kinh tế đất nước đang ổn định và phát triển nhanh, thuận lợi cơ bản của Thái Nguyên hiện nay là nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Năm 2002 đạt 8,33%; năm 2003 đạt 9,20% cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được các ngành phối hợp chặt chẽ, việc thực hiện ở các khâu sẽ tuân thủ đúng thời gian quy định. Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là thực hiện cải cách hành chính theo Quyết định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa từ 1/1/2004. Trên tinh thần đó cơ quan quả lý đầu tư đã được phân cấp theo một đầu mối, cụ thể như: Sở Kế hoạch-Đầu tư quản lý và cấp giấy phép cho

66

các dự án đầu tư trực tiếp (FDI); Ban quản lý dự án khu công nghiệp quản lý về đầu tư vào khu công nghiệp và thực hiện cấp giấy phép vào khu công nghiệp.Trên cơ sở đó và dựa vào đặc điểm tình hình kinh tế xã hội, nguồn lực và lợi thế của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành danh mục gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh giai đoạn 2001 – 2010 nhằm thu hút rộng rãi các nguồn vốn ngoài tỉnh, vốn nước ngoài, khắc phục tình trạng dàn trải, thất thoát trong đầu tư, mở rộng áp dụng hình thức đầu tư B.O.T.

Năm 2002 toàn tỉnh có 169 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới với tổng số vốn đăng ký là 181,5 tỷ đồng trong đó có 100 doanh nghiệp tư nhân, 32 công ty trách nhiệm hữu hạn, 14 công ty cổ phần và 23 đơn vị trực thuộc, nhìn chung số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh quy mô phát triển doanh nghiệp được đẩy mạnh, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút đáng kể lực lượng lao động dôi dư trong xã hội. Năm 2003 có 260 doanh nghiệp được thành lập năng tổng số doanh nghiệp của toàn tỉnh lên 983 doanh nghiệp với số vốn trên 1000 tỷ đồng. Riêng năm 2003 tỉnh đã tiến hành xắp xếp được 14 doanh nghiệp nhà nước và đi vào hoạt động tốt, theo kế hoạch đến hết năm 2004 sẽ xắp xếp xong 44/54 doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải chuyển đổi. Trước xu thế liên kết bằng những hình thức thích ứng sẽ thay thế cho sự phát triển độc lập của các công ty, chỉ bằng con đường này các chủ thể kinh doanh mới tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với các công ty có vốn nước ngoài, cũng như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế mở, do vậy bối cảnh mới đã tác động đến sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế, đó cũng sẽ là tiền đề khách quan thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước trong thời gian tới.

Cùng với quá trình quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất của cả nước, khu công nghiệp Sông công 1 cơ bản đã hoàn tất cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động. Năm 2004 sẽ mở rộng khu công nghiệp Sông Công 1 giai đoạn 2, tạo mặt bằng để thu hút đầu tư khoảng 100ha; Triển

67

khai xây dựng 25 khu công nghiệp nhỏ tại thành phố Thái Nguyên và các huyện với tổng diện tích hơn 450ha. UBND tỉnh đang chuẩn bị trình Chính phủ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Sông Công 2. Trên tổng thể cùng với các khu công nghiệp được xây dựng từ những năm 1960 – 1970 như khu công nghiệp gang thép, khu công nghiệp chế tạo máy Gò Đầm, khu công nghiệp Sông Công sẽ hoàn tất trong một tương lai gần cùng với các quyết định về cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư, đây thực sự là một địa chỉ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư.

Trong bối cảnh mới đó có thể sơ bộ đi đến nhận định rằng sự vận động và phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Thái Nguyên trong thời gian tới sẽ diễn ra theo xu hướng sau:

- Kinh tế tư bản nhà nước trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng với nhiều hình thức đa dạng trong đó hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

Đó không chỉ do các khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động mà còn do nhà đầu tư nước ngoài ngày càng chủ động hơn trong việc lựa chọn những hình thức đầu tư có lợi nhất. Cạnh đó hình thức B.O.T cũng sẽ được khuyến khích phát triển.

Quá trình củng cố và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ xuất hiện ngày càng nhiều loại hình kinh tế tư bản nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần. Với việc Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản tư nhân trong môi trường liên kết – một xu thế tất yếu diễn ra là sự hình thành và phát triển các hình thức công ty cổ phần mà trong đó vừa có Nhà nước, tư bản tư nhân trong nước và tư bản nước ngoài tham gia.

- Trong thời gian vừa qua việc áp dụng và phát triển kinh tế tư bản nhà nước nghiêng về tận dụng những lợi thế so sánh “tĩnh”, phát triển theo chiều rộng, sử dụng nhiều lao động, vốn ít và khai thác chế biến tại chỗ thì

68

trong thời gian tới khi những lợi thế này mất dần đi, kinh tế tư bản nhà nước sẽ hướng vào những lợi thế so sánh “động” và chuyến sang phát triển theo chiều sâu, sử dụng các thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực sản xuất tăng sức cạnh tranh. Do vậy xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao, sản xuất vật chất trên công nghệ dây truyền hiện đại sẽ gia tăng và chiếm ưu thế.

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, trong những năm tới cơ cấu phân bố các doanh nghiệp kinh tế tư bản nhà nước sẽ có sự dịch chuyển theo vùng, ngành. Ngoài lĩnh vực công nghiệp, cùng với chính sách ưu tiên phát triển đầu tư vào chế biến nông sản, cây công nghiệp của Chính Phủ và của tỉnh dòng vốn sẽ chuyển dịch vào lĩnh vực chế biến nông sản, chế biến nguyên liệu như: Chế biến sản xuất chè đen, chè xanh xuất khẩu; thịt lợn, thịt gà xuất khẩu; chế biến thức ăn gia súc...

Do vậy sẽ có sự dịch chuyển sang các vùng ngoại ô nơi gần vùng nguyên liệu, vùng có tiềm năng. Những năm tới sẽ có sự liên doanh giữa tư bản nước ngoài, tư nhân trong nước với các nông, lâm trường quốc doanh như: Nông trường chè Sông Cầu (trước đây đã liên doanh một phần với Nhật), Lâm trường Võ Nhai, Nông trường Phú Lương...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)