Tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 77 - 79)

b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

3.2.3. Tăng cường sức mạnh kinh tế của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

quả kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như đất đai, hải sản, rừng, biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phần vốn Nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác [16,tr. 458]. Như vậy hệ thống kinh tế nhà nước mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp nhà nước là loại hình kinh tế do Nhà nước nắm giữ, bao gồm quyền sở hữu, quyền quản lý, quyển sử dụng hiệu quả kinh tế do lực lượng vật chất đó mang lại. Kinh tế nhà nước phải là những hoạt động kinh tế mà Nhà nước là người chủ sở hữu, có quyền tổ chức chi phối hoạt động theo hướng đã định.

Ở nước ta, trong thời gian vừa qua hệ thống kinh tế nhà nước đã được đổi mới và có những chuyển biến tích cực, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là: Khu vực kinh tế nhà nước đang hoạt động có phần kém hiệu quả so với khu vực kinh tế tư nhân; nhưng nó lại có thực lực mạnh nhất và đang nắm giữ các đỉnh cao chỉ huy và khâu then chốt trong nền kinh tế. Nhà nước không thể định hướng phát triển cho tất cả các thành phần kinh tế bằng cách dựa vào khu vực kinh tế nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Về phương diện chính trị, khi thực thi quyền lãnh đạo của mình, Đảng và Nhà nước lại càng không thể để uy tín chính trị của mình phụ thuộc vào một khu vực kinh tế như vậy.

Khu vực kinh tế nhà nước không chỉ nắm giữ một sức mạnh vật chất hiện thực to lớn, đủ để định hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, mà lực lượng chủ quan, linh hồn của khối sức mạnh vật chất này – Giai cấp công nhân còn là cơ sở xã hội trung kiên nhất, có triển vọng lịch sử nhất của

78

Đảng và Nhà nước vô sản. Do vậy, chừng nào mà khu vực kinh tế nhà nước còn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì chừng đó định hướng xã hội chủ nghĩa còn là sự lựa chọn tất yếu và mang tính hiện thực.

Từ thực trạng và vai trò của kinh tế nhà nước, xu hướng phát triển của kinh tế tư bản nhà nước, cũng như từ xu hướng quốc tế hoá hội nhập trong thời đại ngày nay, khu vực kinh tế nhà nước phải đạt được sự tăng trưởng không chỉ nhanh về tốc độ mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng để có thể đối trọng với các tổ chức kinh tế nước ngoài trong quá trình liên doanh liên kết – vận dụng kinh tế tư bản nhà nước. Do vậy, để xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế, đảm bảo định hướng cho các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế tư bản nhà nước nói riêng, đáp ứng yêu cầu mới cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

+ Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp để hoàn thành về cơ bản việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để giảm số lượng một cách hợp lý, tăng quy mô thích hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động. Phát triển các doanh nghiệp nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng của tỉnh như khai khoáng, công nghiệp luyện kim, sản xuất chế biến chè...cạnh đó nhanh chóng giải thể hoặc thay đổi hình thức sở hữu đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài mà Nhà nước không cần nắm. Như vậy số lượng các doanh nghiệp giảm nhưng sức mạnh của mỗi doanh nghiệp tăng lên, đó là biện pháp hữu hiệu để hướng kinh tế tư bản nhà nước vào những hoạt động kinh tế lành mạnh, có định hướng đáp ứng yêu cầu của tỉnh và Nhà nước.

+ Cải tiến quản lý kinh doanh của bản thân các doanh nghiệp nhà nước theo hướng phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

79

Trong thời gian tới phải phát huy hơn nữa trính tự chủ sáng tạo, năng động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng cương vai trò quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu. Thực tiễn hoạt động cho thấy đội ngũ quản lý có tâm và có tài, nguồn nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

+ Tiếp tục đổi mới, chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, đổi mới công cụ và ứng dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Cần phân loại các doanh nghiệp theo các hình thức tổ chức thích hợp, có thể chia các doanh nghiệp nhà nước thành 3 loại và áp dụng các giải pháp cơ bản cho mỗi loại khác nhau như sau:

Loại thứ nhất: Doanh nghiệp giữ 100% vốn đó là các ngành có tính chất quyết định Nhà nước cần phải nắm để điều tiết nền kinh tế, loại này Nhà nước cần quyết định phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp, có chính sách bảo hộ để tránh lâm vào tình trạng phá sản.

Loại thứ hai, các doanh nghiệp không cần 100% vốn Nhà nước, đây là những doanh nghiệp cần chuyển đổi, Nhà nước có thể giữ cổ phần chi phối hoặc không cần tuỳ từng vị trí và vai trò của doanh nghiệp đó. Do đó cần đa dạng hoá các hình thức tổ chức doanh nghiệp theo hướng cổ phần hoá.

Loại thứ ba, là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, thường là các doanh nghiệp làm ăn không có lãi, thậm trí thua lỗ kéo dài. Loại này cần các biện pháp khoán, cho thuê, nhượng bán, giải thể hoặc hướng vào kinh tế tư bản nhà nước dưới dạng hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)