Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư trong nước (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thành lập công ty cổ phần –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 56 - 60)

b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

2.2.3. Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư trong nước (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thành lập công ty cổ phần –

nước (cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thành lập công ty cổ phần – công tư hợp doanh).

Thành lập các công ty cổ phần, các công ty hợp doanh giữa Nhà nước và tư nhân là một hình thức của kinh tế tư bản nhà nước. Để tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, một xu hướng biện pháp quan trọng là cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước để thành lập các công ty cổ phần.

Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở Thái Nguyên từ khi được thành lập đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước và địa phương. Các doanh nghiệp này, nhất là ngành công nghiệp đã từng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước, tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn trên khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế hội nhập mang tính cạnh tranh cao thì hệ thống doanh nghiệp nhà nước bộc lộ nhiều nhược điểm như vốn kinh doanh nhỏ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh yếu, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu qủa. Do vậy vấn đề sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thái Nguyên là rất cần thiết.

Nhưng thực tế quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở Thái Nguyên còn chậm so với cả nước, trên địa bàn tỉnh có tổng số 54 doanh nghiệp Nhà nước trong đó có 44/54 doanh nghiệp phải sắp xếp nhưng đến năm 1998 doanh nghiệp nhà nước đầu tiên của tỉnh mới được cổ phần hoá. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp tỉnh đến 2/2004 tổng số doanh nghiệp đã được sắp xếp là 38 doanh nghiệp. (Xem chi tiết phụ lục 4). Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối có 5 công ty đó là:

+ Công ty cổ phần vận tải Thái Nguyên: Đây là doanh nghiệp thực hiện thí điểm cổ phần hoá đầu tiên ở Thái Nguyên (cổ phần hoá năm 1998).

57

Ban đầu vốn kinh doanh chỉ 13 tỉ đồng vốn điều lệ 7,1 tỉ đồng trong đó Nhà nước nắm giữ 51% còn lại là cổ phần bán cho lao động trong công ty và tư nhân.

Mục tiêu: huy động vốn dài hạn để đầu tư chiều sâu đổi mới phương tiện vận chuyển, phục vụ nhu cầu ngày càng cao, của hành khách, đủ sức cạnh tranh trên thị trường (đầu tư 4 tỉ mua sắm, sửa chữa nâng cấp phương tiện) kết quả là từ 1999 – 2002 vốn kinh doanh tăng lên đạt 20 tỉ đồng, doanh thu năm 2000 đạt 14,5 tỉ đồng, năm 2002 đạt 15,2 tỉ đồng thu nhập công nhân đạt 800 ngìn đến 1 triệu đồng/người.

+ Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Thái Nguyên cổ phần 6/2003 vốn điều lệ 4.250.000.000 đồng trong đó Nhà nước chiếm 51% cổ phần trị giá 2.164.500.000đ còn lại bán cho cán bộ, công nhân và tư nhân ngoài công ty. Doanh nghiệp này có thể thay đổi vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo tỉ lệ vốn Nhà nước 51% trên tổng số vốn, mục tiêu đặt ra là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn lớn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên và các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, đạt lợi nhuận cao nhất, làm cho đời sống cán bộ công nhân viên cao hơn so với lúc chưa cổ phần hoá và họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp, bước đầu công ty đang dần đi vào ổn định sản xuất sau cổ phần hoá.

+ Công ty cổ phần Dược Thái Nguyên.

+ Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học. + Công ty cổ phần phát hành sách Thái Nguyên.

Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá còn lại Nhà nước giữ trung bình từ 10-30% tổng số cổ phần như:

+ Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thái Nguyên. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp nên đã lựa chọn hình thức cổ phần hoá loại 2 trong Nghị định 44/1998/NĐ-CP cụ thể như:

58

Bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Vốn điều lệ 1.000.000.000đ.

Tỷ lệ cổ phần: Nhà nước 13,75% vốn điều lệ (137.548.338).Tư nhân 86,25%.

Phương án đầu tư phát triển doanh nghiệp sau cổ phần hoá là mở rộng sản xuất. Chuyển 2/3 chuyền sản xuất giấy để đến gần vùng nguyên liệu, chuyên toàn bộ phận gia công tại Hải Phòng cung cấp và gia công tại Thái Nguyên

+ Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Thái Nguyên: Doanh nghiệp đa chọn hình thức cổ phần hoá thứ 1 trong Nghị định 44/1998. Cụ thể là: Giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút vốn để phát triển doanh nghiệp, vốn điều lệ 2.935triệu trong đó Nhà nước chiếm 17%.

Phương án sau cổ phần sẽ sử dụng số vốn từ phát hành cổ phiếu để đầu tư bổ xung vào nguồn vốn lưu động để phục vụ sản xuất, chi trả để giảm bớt số vay tín dụng ngân hàng; đầu tư nâng cấp mua thêm thiết bị thi công nhằm đáp ứng yêu cầu công nghệ mới.

Sau thời gian hoạt động dưới hình thức cổ phần, các công ty- doanh nghiệp đã cổ phần hoá đã đạt được nhiều kết quả bước đầu.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả hơn trước và mở rộng triển vọng phát triển mạnh hơn, huy động được vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt, nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước (thông qua thuế) tăng lên, doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát triển sản xuất, làm lợi cho cổ đông, tách bạch được quyền sở hữu với quyền quản lý doanh nghiệp, hạn chế được lạm quyền và tránh được tham nhũng, chấm dứt tình trạng “sở hữu chung chung”. Điển hình như công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên trước cổ phần hoá đạt doanh thu 9,4 tỷ đồng, lương công nhân 580.000đ - năm 1999 đã đạt 15 tỷ đồng lương công nhân 620.000đồng, năm 2000 đạt 28 tỷ đồng lương bình

59

quân 800.000đ/tháng. Năm 2003 công ty đã đón nhận cờ thi đua của chính phủ là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2001. Năm 2003 đạt 170 tỷ đồng thu nhập bình quân người lao động là 850 000 đồng/tháng, tạo việc làm cho 1000 công nhân; Công ty cổ phần du lịch hồ Núi Cốc từ khi cổ phần hoá(1/1/2003) đến hết năm 2003 đạt 12 tỷ đồng, cổ tức đạt 12%; Công ty cổ phần xây dựng số 2(cổ phần 1/1/2003) qua một năm hoạt động doanh thu đạt 16 tỷ đồng, thu nhập bình quân công nhân đạt 800 000 đồng/tháng, cổ tức đạt 15%.

Về tổ chức quản lý: Ngoài 5 công ty Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối còn lại Nhà nước nắm giữ từ 10-30%. Nhìn chung Nhà nước vẫn nắm được quyền quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh vì vẫn nắm tỷ trọng cổ phần chiếm ưu thế.

Các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn vẫn hoạt động tốt và đảm bảo chức năng tham gia xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của đơn vị và cùng với Ban giám đốc lo việc điều hành, đảm bảo quyền lợi của người lao động, của cổ đông.

Xác lập được quyền làm chủ thật sự của người lao động. Tất cả các cán bộ công nhân viên đều tham gia mua cổ phần, các cổ đông có trách nhiệm cao trong sản xuất, quản lý điều hành doanh nghiệp, ngoài thu nhập tiền lương, tiền công người lao động còn có thêm nguồn thu từ lợi tức cổ phần.

Tuy nhiên, nhìn lại quá trình cổ phần hoá còn một số tồn tại sau:

Cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh còn chậm, nhiều doanh nghiệp chưa muốn cổ phần hoá, việc định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hoá còn khó khăn (còn 10/54 doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn Nhà nước thuộc diện phải chuyển đổi nhưng chưa có lộ trình và hình thức sắp xếp). Tỉ lệ góp vốn chưa có quy chế rõ ràng, nguồn vốn Nhà nước phần lớn chỉ có

60

đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị quá lỗi thời. Cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu chưa đủ khả năng đối tác.

Về vốn, các công ty chưa có chiến lược, hoạch định kế hoạch huy động vốn trong dân, một phần do người dân chưa có thói quen mua cổ phiếu, trái phiếu để đầu tư vào sản xuất kinh doanh như dạng tiết kiệm sinh lợi, các công ty non trẻ phải đương đầu cạnh tranh với nhiều đối thủ thuộc nhiều thành phân kinh tế khác nhau và cả các công ty nước ngoài. Việc nâng cấp đầu tư trang bị lại kỹ thuật công nghệ, máy móc hiện đại còn hạn chế do nguồn vốn còn hạn hẹp và đội ngũ cán bộ quản lý cũng như công nhân vận hành còn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)