Một số bài học rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 38 - 42)

b) Kinh tế tư bản nhà nước trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

1.2.2. Một số bài học rút ra từ thực tiễn phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam.

nước ở Việt Nam.

Trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam, thành phần kinh tế tư bản nhà nước (kinh tế hỗn hợp) đang nổi lên như một điểm sáng của sự kết hợp nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế. Nó đang dần khẳng định vị trí và vai trò của khu vực kinh tế “trẻ”, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

Từ những nét khái quát sự phát triển thành phần kinh tế này trong thời gian qua có thể đánh giá, nhận xét về các mặt tích cực và hạn chế sau:

Thứ nhất, kinh tế tư bản nhà nước có xu hướng tăng nhanh đặc biệt trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa phát triển đều và còn nhiều yếu tố tự phát, số vốn đầu tư của Nhà nước vào khu vực này còn ít. Bên cạnh các liên doanh chấp hành nghiêm chỉnh sự kiểm tra kiểm soát của Nhà nước và kinh doanh có hiệu quả, còn không ít các liên doanh vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện tượng các liên doanh làm ăn thua lỗ, phá sản, giải thể trước thời hạn không còn là điều mới mẻ. Hiện tượng trốn lậu thuế, buôn bán vòng vèo “chụp giật” tập trung hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là khách sạn nhà hàng, kinh doanh bất động sản... Những hiện tượng tiêu cực đang làm chệch hướng trong quá trình định hướng phát triển thành phần kinh tế này.

39

Thứ hai, cơ cấu phân bố đầu tư theo ngành cũng thay đổi theo xu hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế song vẫn tập trung chủ yếu ở một số ngành, vùng có điều kiện thuận lợi.

Thứ ba, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước ngày càng phát triển đa dạng, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có hướng tăng lên qua các năm, nhưng không đều, chưa liên tục và ổn định.

Thứ tư, kinh tế tư bản nhà nước trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Vốn đầu tư mà chủ yếu là đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá đất nước.

- Kinh tế tư bản nhà nước tạo ra những ngành sản xuất mới, phương thức kinh doanh mới tác động dây truyền đến các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác.

- Góp phần gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. - Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

- Nâng cao khoa học kỹ thuật – công nghệ, tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, công nhân có trình độ và tay nghề cao.

Tổng kết quá trình phát triển thành phần kinh tế này đến nay có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, phát triển kinh tế tư bản nhà nước phải gắn liền với phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy và định hướng cho kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân.

Vấn đề rút ra xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội của nước ta và từ việc tạo ra tiền đề kinh tế xã hội cho sự chuyển hoá từ một kết cấu kinh tế tiểu nông là chủ yếu sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế tồn tại một cách khách quan, phản ánh các nấc thang xã hội hoặc từ thấp đến cao, các nấc thang đó quy định vị trí của mỗi thành phần kinh tế, xác định xu hướng phát triển của

40

chúng. Thực chất tiềm năng kinh tế của đất nước là do tiềm năng của các thành phần kinh tế hợp thành nền kinh tế ấy.

Trên quan điểm vì lợi ích phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phân công và chuyên môn hoá sản xuất đẩy mạnh cạnh tranh và tỷ xuất hàng hoá, số lượng hàng hoá ngày càng nhiều, trên ý nghĩa này thành phần kinh tế tư nhân có vị trí đặc biệt quan trọng và kinh tế tư nhân có khả năng đi tới kinh tế tư bản tư nhân. Cùng với chính sách định hướng của Nhà nước kinh tế tư bản tư nhân sẽ được “hướng vào kinh tế tư bản nhà nước”. Vì sự phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với hội nhập, mở cửa là rất cần thiết nên cần sẵn sàng chuẩn bị việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế tư bản nhà nước. Sự gắn bó trong sự phát triển các thành phần kinh tế với kinh tế tư bản Nhà nước sẽ cho phép thúc đẩy quá trình xã hội hoá trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, phát triển kinh tế tư bản nhà nước nhanh, vững chắc, đúng hướng trong một cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với quy luật vận động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là:

- Liên kết công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp để hỗ trợ thúc đẩy nhau giữa công nghiệp-nông nghiệp và dịch vụ trong đó dịch vụ là một khâu ngày càng tăng về số lượng.

- Kết hợp hài hoà quá trình đô thị hoá với công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

- Từng bước điều chỉnh mối quan hệ giữa yêu cầu tăng trưởng với yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế mở hội nhập khu vực và quốc tế.

Ba là, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước phù hợp, có khả năng thoả mãn yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Đảm bảo kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

41

Trong quá trình phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước phải đi liền với việc củng cố, phát triển, đổi mới cơ chế khu vực kinh tế nhà nước, đầu tư nâng cao hiệu quả, xây dựng một hệ thống kinh tế nhà nước đủ mạnh để đảm bảo ổn định kinh tế, khẳng định trên thực tế định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần nói chung và của kinh tế tư bản nhà nước nói riêng. Kinh tế nhà nước phải là một thực lực có khả năng tác động đến các chiều hướng phát triển của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là tạo ra nguồn lực đối tác với nước ngoài trong quá trình liên doanh, liên kết.

Bốn là, kết hợp nội lực với ngoại lực là phương thức phát triển nhanh kinh tế tư bản nhà nước.

Kinh nghiệm phổ biến của các nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công là biết kết hợp tốt nội lực và ngoại lực. Ở Việt Nam kinh tế tư bản nhà nước ra đời trong thời kỳ kinh tế còn lạc hậu thì vấn đề kết hợp nội lực với ngoại lực là phương thức phát triển cực kỳ quan trọng, ngày nay quá trình “ hợp lực” này đã trở thành tính quy luật của các nước phát triển sau trong quá trình mở cửa và hội nhập.

Tựu trung lại: Nước ta từ điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ lạc hậu còn phổ biến, kinh tế thị trường còn sơ khai, các thành phần kinh tế đan xen, đang hình thành và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận văn đã luận giải những vấn đề lý luận và quan điểm của Đảng ta về thành phần kinh tế tư bản nhà nước, về sự cần thiết khách quan và vai trò của nó trong giai đoạn quá độ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn cũng khảo sát tiến trình sử dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước cơ bản trong thời gian qua ở nước ta, có thể khẳng định rằng nước ta ở vào thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh phát triển thành phần kinh tế này. Qua các nét đánh giá chung luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển và sử dụng có hiệu quả kinh tế tư bản nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

42

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở thái nguyên (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)