2.2. Thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn
2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài
2.2.2.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư.
Xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI là hoạt động quảng bá, tiếp thị hình ảnh về quốc gia đến các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng để khuyến khích họ tăng cường đầu tư vào quốc gia đó, bằng các hình thức: Cung cấp thông tin về sự thuận lợi của môi trường đầu tư và cung cấp thông tin về những ưu điểm của dịch vụ đầu tư của nước đó.
Nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao và những lĩnh vực khuyến khích đầu tư khác: Công nghệ phụ trợ, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng,… những năm qua Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư sang các thị trường trọng điểm, những địa bàn có thế mạnh về công nghệ, khoa học, kỹ thuật, tài chính,… gắn với tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.
Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu tập trung vào một số chương trình, đề án như phát triển thương hiệu quốc gia, thông tin thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương
gọi đầu tư. Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam để tạo sức lan toả cũng là một hình thức xúc tiến đầu tư khá hiệu quả.
Đối tượng vận động xúc tiến đầu tư bao gồm các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân, cơ quan, chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và tại các nước.
Việc vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng. Ở cấp trung ương, thời gian qua rất chú trọng công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập ba trung tâm xúc tiến đầu tư ở ba khu vực Bắc – Trung – Nam để tổ chức các hoạt động quảng cáo, vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài, đồng thời nhằm mục đích cung cấp những thông tin mới nhất liên quan đến đầu tư tại Việt Nam. Chúng ta cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động vận động, xúc tiến đầu tư, tiếp thị hình ảnh Việt Nam với môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, nhiều ưu đãi, nhiều cải tiến trong thủ tục hành chính tới các nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có tiềm lực tài chính mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU,…
Ông Phan Hữu Thắng - Cục trưởng cục đầu tư nước ngoài đã khẳng định rằng trong thời gian tới, song song với việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác truyền thống, các hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ tập trung vào các địa bàn trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu.
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có chỉ thị yêu cầu “các Bộ ngành và địa phương bố trí kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư như một khoản chi riêng trong kinh phí thường xuyên hàng năm. Xây dựng quỹ xúc tiến đầu tư trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp, kết hợp với nguồn huy động
đóng góp của tổ chức doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng thiếu kinh phí xúc tiến đầu tư trong thời gian vừa qua” [34]. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê chuẩn đề án tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Qua đó, chính phủ đồng ý thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như: Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Arap Saudi, Quata và Đài Loan. Như vậy, từ năm 2008, Việt Nam sẽ có kinh phí thường xuyên cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư bằng cách thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức các cuộc hội thảo về đầu tư nước ngoài nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính các cuộc hội thảo về xúc tiến đầu tư được tổ chức trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của lãnh đạo cao cấp Đảng và Nhà nước cũng góp phần rất quan trọng trong thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.
Ở cấp cơ sở, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chủ trương phân cấp hoạt động quản lý đầu tư nước ngoài cho các tỉnh thì hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng, quảng bá hình ảnh của địa phương mình nhằm tăng cường thu hút FDI vào phát triển kinh tế của tỉnh đã được thực hiện một cách tích cực và chủ động hơn. Ngoài việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu đãi, khuyến khích, các địa phương còn tổ chức, tham gia hội thảo xúc tiến đầu tư giới thiệu lợi thế của tỉnh mình ở trong và ngoài nước. Một số sở kế hoạch và đầu tư còn tích cực tham gia vào các chuyến làm việc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở nước ngoài để tìm kiếm đối tác đầu tư.
Chính các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam là lực lượng quảng bá hình ảnh cho Việt Nam hiệu quả nhất thông qua “hiệu ứng lan toả”. Sự hoạt động thành công của họ có sức lôi cuốn các nhà đầu tư tham gia vào
thị trường Việt Nam. Ví dụ như việc Canon có mặt tại thị trường Việt Nam và hoạt động có hiệu quả đã kéo theo 12 doanh nghiệp Nhật Bản khác vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 1995. Hay như việc tập đoàn Intel bỏ qua cơ hội mở rộng hai nhà máy của hãng ở Chengdu và Pudong (Trung Quốc) để sản xuất con chíp trị giá 600 triệu USD tại khu công nghệ cao Sài Gòn đã mở đầu cho hàng loạt tập đoàn kinh tế mạnh khác đầu tư vào Việt Nam: Tập đoàn sản xuất thép Posco (Hàn Quốc) tại khu công nghiệp Phú Mỹ II đầu tư 1,6 tỷ USD; tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, Tập đoàn điện tử Compal (Đài Loan) với vốn đầu tư 500 triệu USD; tập đoàn sản xuất thiết bị y tế hiện đại Terumo của Nhật Bản đầu tư trên 500 triệu USD;…
Có thể khẳng định, hoạt động xúc tiến đầu tư trong thời gian qua đã có tác động quan trọng đến việc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế, góp phần tích cực vào đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
2.2.2.2. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép đăng ký kinh doanh.
Tính đến hết năm 2007, cả nước có hơn 9500 dự án được cấp phép đầu tư, 38 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là dự án đầu tư thuộc những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thuỷ sản,… Hiện có 8590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 83,1 tỷ USD.
Từ năm 2000 – 2003, sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999, năm 2001 tăng 18,2% so
với năm 2000, năm 2002 giảm chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2002 và từ năm 2004 có xu hướng tăng nhanh hơn so với năm trước. Năm 2004 đạt 45,1%, năm 2005 đạt 50,8%, năm 2006 đạt 75,4%, năm 2007 đạt 69%. Giai đoạn 2001 – 2005 thu hút vốn cấp mới đạt 20,8 tỷ USD, vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ – CP ngày 28/08/2001 của chính phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung, trong 5 năm từ 2001 – 2005 vốn đầu tư nước ngoài cấp mới đều tăng cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%) nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt trong hai năm 2006 – 2007 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô đầu tư lớn, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch, dịch vụ cao cấp,...).
Ngoài ra đã có 1359 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD. Trong các dự án giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số, khoảng 56% số dự án, hợp doanh là 10,2%, 100% vốn nước ngoài là 13,1% số dự án.
2.2.2.3. Hoạt động phân cấp quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài. Theo điều 114, 115 Nghị định 08/2004/NQ-CP về thẩm quyền quyết định dự án đầu tư và phân cấp cấp giấy phép đầu tư. Theo đó, thủ tướng chính phủ sẽ quyết định các dự án nhóm A gồm:
- Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: + Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị, dự án BOT, BTO, BT.
+ Hoạt động dầu khí.
+ Dịch vụ bưu chính viễn thông.
+ Văn hoá, xuất bản, báo chí, truyền thanh, truyền hình, cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc chữa bệnh cho người.
+ Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định. + Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm. + Xây dựng nhà ở để bán.
+ Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh.
- Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hơn 5 triệu USD ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí, du lịch.
- Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên và những dự án nhóm B (là các dự án không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ tướng chính phủ và những dự án thuộc quyền phân cấp cho UBND tỉnh và các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định.
- Dự án đầu tư phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho UBND cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được duyệt.
- UBND tỉnh không được phân cấp cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau:
+ Xây dựng đường bộ, đường sắt.
+ Sản xuất xi măng, luyện kim, đường ăn, điện, rượu, bia, thuốc lá, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy.
+ Du lịch lữ hành.
Như vậy, với nghị định này, chính quyền các địa phương sẽ được trao quyền chủ động hơn nhiều so với trước đây trong thu hút đầu tư nước ngoài, khi mà mức phân cấp cao nhất cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 10 triệu USD và mức phổ cập là 5 triệu USD cho các tỉnh khác trong cả nước.
Rõ ràng quá trình phân cấp quản lý đã mang lại lợi ích, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài cũng như UBND các tỉnh, làm nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời giảm phiền hà cho các nhà đầu tư.
Tính đến nay, có 60 địa phương trong cả nước đã thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo các điều kiện phân cấp tại địa bàn. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều dự án được cấp phép theo cơ chế phân cấp nhất, với khoảng 1200 dự án và tổng vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD. Tiếp đến là Bình Dương với 769 dự án và tổng vốn đăng ký là 2,2 tỷ USD. Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn có nhiều dự án được phân cấp giấy phép nhất, không tính các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực này có hơn 1200 dự án thuộc diện phân cấp với 1,9 tỷ USD vốn đăng ký. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất các tỉnh trong cả nước đã cấp được gần 1500 giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,9 tỷ USD.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tư.
Công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một mặt nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước trong hợp tác đầu tư quốc tế là thu hút vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, mặt khác để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Vì vậy, trong công tác quản lý, nhà nước phải nghiên cứu và vận dụng các chính sách một cách phù hợp, linh hoạt và kịp thời thì hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI mới có thể phát triển mang lại hiệu quả mong muốn.
Song thực tế hiện nay, việc tổ chức quản lý hoạt động sau cấp phép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa chặt chẽ, chưa có các quy định cụ thể. Các cơ quan chủ quản trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài mới chỉ theo dõi được hoạt động của doanh nghiệp FDI trong giai đoạn cấp phép đầu tư, còn toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sau cấp phép thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có đủ khả năng theo dõi, quản lý một cách có hiệu quả. Cơ chế kiểm tra sau cấp giấy phép đầu tư vừa thiếu thống nhất trong tổ chức, vừa thiếu hiệu quả trong thực hiện. Trong thời gian dài, các cơ quan quản lý nhà nước quá tập trung vào khâu cấp giấy phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau khi cấp phép. Tình trạng này làm một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng môi trường đầu tư trong nước, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Có thể thấy ví dụ điển hình từ trường hợp sụp đổ SITC. Tháng 08 năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định số 2342 cho phép thành lập trung
tâm đầu tư quản lý cao cấp SITC với chức năng đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh, nghiệp vụ văn phòng với vốn đầu tư đăng ký là 1,1 triệu USD và vốn pháp định là 300.000 USD. Sau hai năm hoạt động, SITC Việt Nam đã phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo tại một số địa phương lớn của Việt Nam (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Nha Trang,..) với khoảng 1000 nhân viên có trình độ, kỹ năng và SITC khẳng định đạt doanh thu 437.000 USD, tổ chức 109 lớp học với 2100 học viên. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 2006, các chi nhánh của SITC ồ ạt đóng cửa, 1000 nhân viên chưa được trả lương, 30.000 học viên đang đòi bồi hoàn học phí. Riêng SITC Hà Nội nợ tiền thuê nhà và tiền lương giáo viên là 163.000 USD, trung tâm Nha Trang nợ lương giáo viên 135 triệu VNĐ, tiền học phí của học sinh nộp chưa học là 1,7 tỷ VNĐ, trong đó có những học viên đóng những khoản rất lớn như các học viên MBA (theo giấy phép đầu tư, SITC không được đào tạo sau đại học)
Sự việc chỉ được phanh phui khi SITC Việt Nam xin cấp thêm vốn, lúc đó một giám đốc SITC Singaporre đến Việt Nam để kiểm tra chi tiết tài khoản