Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 87 - 88)

3.2. Giải pháp

3.2.5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Trong những năm gần đây, hoạt động xúc tiến đầu tư đã được nhà nước, các cấp, các ngành chú trọng quan tâm, hình thức đã đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Kết quả là luồng vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì con số đó vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng thu hút vốn của đất nước. Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI trong những năm tới, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Tiếp tục thành lập và kiện toàn bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động xúc tiến đầu tư đối với các nước và các tập đoàn kinh tế có tiềm lực khoa học công nghệ và tài chính. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vận động và xúc tiến đầu tư, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, giữa các cấp, ngành, địa phương nhằm tạo sự đồng bộ và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

- Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cần tiếp tục điều chỉnh, cập nhật, bổ sung hạng mục kêu gọi đầu tư phù hợp với quy hoạch và nhu cầu đầu tư phát

triển của ngành, địa phương nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với cam kết gia nhập WTO.

- Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước trong việc tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.

- Triển khai đúng tiến độ việc thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 – 2010 nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch với các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước ta.

- Đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong và ngoài nước về đầu tư nước ngoài. Tăng cường công tác vận động đầu tư theo phương thức vận động theo dự án và đối tác chiến lược, làm việc trực tiếp với các tập đoàn, công ty lớn, các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ, EU) để kêu gọi đầu tư vào Việt Nam. Chủ động tiếp cận và có các phương án hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng đang có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

- Nâng cấp và liên tục cập nhật trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài. Thiết kế website về đầu tư nước ngoài bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư như: Anh, Nhật, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. In ấn lại làm phong phú, đa dạng và kịp thời đưa thông tin mới vào các tài liệu giới thiệu về môi trường đầu tư tại Việt Nam, những thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)