2.2. Thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn
2.2.2.4. Hoạt động quản lý sau cấp phép
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tư.
Công tác quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, một mặt nhằm thực hiện các mục tiêu của nhà nước trong hợp tác đầu tư quốc tế là thu hút vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề, mặt khác để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Vì vậy, trong công tác quản lý, nhà nước phải nghiên cứu và vận dụng các chính sách một cách phù hợp, linh hoạt và kịp thời thì hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI mới có thể phát triển mang lại hiệu quả mong muốn.
Song thực tế hiện nay, việc tổ chức quản lý hoạt động sau cấp phép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa chặt chẽ, chưa có các quy định cụ thể. Các cơ quan chủ quản trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài mới chỉ theo dõi được hoạt động của doanh nghiệp FDI trong giai đoạn cấp phép đầu tư, còn toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp sau cấp phép thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có đủ khả năng theo dõi, quản lý một cách có hiệu quả. Cơ chế kiểm tra sau cấp giấy phép đầu tư vừa thiếu thống nhất trong tổ chức, vừa thiếu hiệu quả trong thực hiện. Trong thời gian dài, các cơ quan quản lý nhà nước quá tập trung vào khâu cấp giấy phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau khi cấp phép. Tình trạng này làm một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài, làm ảnh hưởng môi trường đầu tư trong nước, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia.
Có thể thấy ví dụ điển hình từ trường hợp sụp đổ SITC. Tháng 08 năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định số 2342 cho phép thành lập trung
tâm đầu tư quản lý cao cấp SITC với chức năng đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kỹ năng kinh doanh, nghiệp vụ văn phòng với vốn đầu tư đăng ký là 1,1 triệu USD và vốn pháp định là 300.000 USD. Sau hai năm hoạt động, SITC Việt Nam đã phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo tại một số địa phương lớn của Việt Nam (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh. Nha Trang,..) với khoảng 1000 nhân viên có trình độ, kỹ năng và SITC khẳng định đạt doanh thu 437.000 USD, tổ chức 109 lớp học với 2100 học viên. Tuy nhiên, đến cuối tháng 1 năm 2006, các chi nhánh của SITC ồ ạt đóng cửa, 1000 nhân viên chưa được trả lương, 30.000 học viên đang đòi bồi hoàn học phí. Riêng SITC Hà Nội nợ tiền thuê nhà và tiền lương giáo viên là 163.000 USD, trung tâm Nha Trang nợ lương giáo viên 135 triệu VNĐ, tiền học phí của học sinh nộp chưa học là 1,7 tỷ VNĐ, trong đó có những học viên đóng những khoản rất lớn như các học viên MBA (theo giấy phép đầu tư, SITC không được đào tạo sau đại học)
Sự việc chỉ được phanh phui khi SITC Việt Nam xin cấp thêm vốn, lúc đó một giám đốc SITC Singaporre đến Việt Nam để kiểm tra chi tiết tài khoản SITC Việt Nam thì phát hiện thấy SITC Việt Nam luôn trong tình trạng thu nhỏ hơn chi. Điều gây ngạc nhiên lớn trong dư luận là khi sự việc vỡ lở, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra sơ bộ thì thấy trong hai năm có tới 19 trường ở Việt Nam được thành lập, trong đó có tới 12 trường hoạt động không có giấy phép của sở giáo dục đào tạo địa phương và tuyển sau đại học khi không có giấy phép.
Là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, SITC được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Đúng ra SITC phải thông qua sự kiểm định của nhiều cơ quan chức năng như sở giáo dục và đào tạo, sở Kế hoạch và đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi sự việc xẩy ra, các nguồn thông tin và kết quả điều tra, thu thập được đều cho thấy
sau khi dự án đi vào hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước đã buông lỏng hoạt động quản lý của mình.
Một trường hợp khác đang gây xôn xao dư luận, đó là trường hợp công ty Vedan Việt Nam (Long Thành, Đồng Nai) xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong suốt 14 năm liền mới bị cơ quan chức năng phát hiện.
Sự việc thực sự bùng lên ngày 10/09/2008 khi cục cảnh sát môi trường (C36) bất ngờ ập vào kiểm tra công ty Vedan và đã bắt quả tang Vedan đang xả hàng ngàn khối nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc ra sông Thị Vải mà không qua một công đoạn xử lý nào. Theo C36, Vedan đã lắp đặt hệ thống xả thải ngầm sâu 7 – 8m dưới lòng đất và xả lén dung dịch thải sau khi lên men chưa qua xử lý xuống sông, mỗi giờ xả 4000m3 dung dịch thải, mỗi tháng tới 44.800m3.. Hệ thống xả thải lén này thường được công ty vận hành vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 24 giờ.
Thực tế thì không phải gần đây công ty Vedan mới xả thải trực tiếp ra môi trường.
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức công ty đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải, làm thuỷ sản chết hàng loạt. Năm 2005, công ty này đã phải đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ nông dân nuôi trồng thuỷ sản thuộc tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh số tiền 15 tỷ đồng. Tháng 7/2005, công ty này lại bị xử phạt vi phạm hành chính 9 triệu đồng và được yêu cầu khắc phục ô nhiễm, hoàn thành các công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam”.
Sau nhiều lần bị xử phạt, năm 2004, Vedan được Sở Tài nguyên Môi trường Đồng Nai đề nghị khen thưởng với lý do “đã cố gắng khắc phục, xử lý cơ bản nước thải sản xuất, các mẫu nước thải qua kiểm tra gần đây đạt tiêu chuẩn môi trường loại B – Tiêu chuẩn Việt Nam” [11]. Tuy nhiên, năm 2006 Vedan Việt Nam lại tiếp tục bị Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính vì không chấp hành quy định môi trường của Việt Nam. Năm 2007, theo kết quả kiểm tra doanh nghiệp có nước thải lớn trong năm 2006 của Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai, Vedan nằm trong top doanh nghiệp có chất lượng nước thải với mức độ ô nhiễm cao từ vài lần cho đến hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quy định.
Mặc dù vi phạm nhiều lần, nhưng tháng 04/2008, công ty Vedan vẫn được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp giấy phép cho xả nước thải vào sông Thị Vải và rạch Nước Lớn (Long Thành, Đồng Nai) với lưu lượng lớn nhất lên tới 80.455m3/ngày.
Khi sự việc xảy ra, các cơ quan có chức năng đùn đẩy trách nhiệm, biện hộ cho mình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thừa nhận “cơ quan chức năng địa phương “yếu kém về năng lực”” [24] và bao biện do cơ quan người ít, trang thiết bị hạn chế “với hành vi tinh vi của Vedan, việc phát hiện là rất khó” [24]
Ông Hoàng Văn Thống – Chi cục trưởng chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai biện hộ: “Trung bình mỗi năm sở lập đoàn 2 lần đi kiểm tra công ty Vedan, tuy nhiên do thời gian ngắn (một ngày) nên không đủ thời gian, năng lực để phát hiện ra” [11].
Còn về việc công ty Vedan vẫn được cấp phép xả thải vào nguồn nước ngày 23/04/2008 (thời hạn 5 năm) sau một loạt các vi phạm về gây ô nhiễm môi trường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định: “Bộ Tài
nguyên Môi trường thực hiện quy trình cấp phép là hoàn toàn đúng quy định. Vấn đề ở đây là việc phân tích mẫu nước tại nguồn tiếp nhận thì Bộ không thể trực tiếp tham gia được. Trách nhiệm này thuộc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh”. [11]
Tuy nhiên, ông Lê Viết Hưng – Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai lại khẳng định: “Kết quả phân tích mẫu nước thải tháng 04/2007 và tháng 06/2007 làm cơ sở để Vedan có giấy phép là do phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động phân tích” [12]
Như vậy, rõ ràng đã có “dấu hiệu yếu kém về năng lực kiểm tra, giám sát thậm chí sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương” [38]. Hiện nay, không chỉ Đồng Nai mà “nhiều địa phương chỉ chú trọng đến tăng trưởng nên luôn trải thảm đỏ để mời gọi đầu tư, thu hút đầu tư bằng mọi giá” [38] và xem nhẹ ảnh hưởng của nó với xã hội.
Theo quy định của thông tư 03/BKH-QLDA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ xây dựng; Bộ thương mại; Bộ khoa học và công nghệ; Bộ tài chính; Bộ Lao động thương binh và xã hội; Bộ Tài nguyên Môi trường; Bộ quản lý ngành; UBND tỉnh nơi có dự án.
Như vậy có quá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI nhưng trên thực tế, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn còn chưa hiệu quả, chưa chặt chẽ, nhiều khi thủ tục vẫn rườm rà gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước trong hoạt động này vẫn còn chưa tốt. Hoạt động kiểm tra chưa đi vào nề nếp, chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có sự cố xẩy ra.
- Hoạt động liên quan đến đất đai.
Về nguyên tắc, theo quy định, các dự án chỉ được cấp phép sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận việc giao đất cho nhà đầu tư sử dụng. Nhà đầu tư khi có giấy phép đầu tư sẽ có quyền đề nghị các cơ quan hữu quan phối hợp giải quyết việc cấp đất sử dụng theo đúng diện tích, địa điểm, thời gian quy định. Các nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng những quy định đã ghi trong giấy phép đầu tư như sử dụng đúng mục đích và trả tiền thuê đất theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để có thể nhận được mặt bằng theo giấy phép được cấp.
Giám đốc phòng thương mại và công nghiệp Hàn Quốc Cho Gun Hwan cho biết: Tháng 09 năm 2005, một công ty Hàn Quốc đã ký kết hợp đồng về giao quyền sử dụng đất từ công ty Việt Nam và thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư. Nhưng mãi tận tháng 06 năm 2006 công ty này mới có được công văn chấp thuận của UBND tỉnh, nhưng rốt cuộc đến tận tháng 12 năm 2007 mới đăng ký được quyền sử dụng đất. Nguyên do công ty Hàn Quốc không được giao đất chỉ vì công ty Việt Nam (đối tượng sử dụng đất trước đây) chưa thực hiện xong các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đàm Hưng-Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 1+2 ngày 01/01/2008, Tr. 30 Một trong số những nguyên nhân khách quan là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, nhất là sự quyết tâm trợ giúp tích cực của chính quyền các tỉnh thành nơi có dự án đầu tư đã được cấp giấy phép làm khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.
Ông Robert Tournadre - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Navarra Việt Nam cho biết: Công ty là một liên doanh giữa một công ty của Pháp và Việt Nam (Mai Anh) được thành lập vào tháng 07 năm 2001 nhưng đến tháng 07 năm 2002 công ty phải ngưng hoạt động với lý do số nợ bên Mai Anh để lại lên đến hàng triệu USD. Phần chung vốn giữa Navarre và Mai Anh lại là vốn đất, trong khi đó nhà đầu tư nước ngoài không có quyền mua đất. Lúc đầu công ty muốn mua lại cổ phần để trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng theo luật Việt Nam thì không cho phép bởi có sự liên kết với Mai Anh. Cuối cùng Navarre đành nhờ chính quyền giải quyết. Tháng 08 năm 2004, ban lãnh đạo của Navarre Việt Nam đã xin gặp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cầu cứu và cơ quan này hứa sẽ giải quyết trong một tháng. Nhưng hai tháng sau đó công ty vẫn chưa thể hoạt động trở lại. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ rất khó khăn cho Navarre - Ông Robert nói.
Nguyễn Thuỳ - Theo vn – Express.net, ngày 18/12/2004. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, rất nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh. Việc đền bù giải phóng mặt bằng thường diễn ra chậm trễ, kéo dài, dây dưa, thậm chí có dự án còn kéo dài tới 5 năm mới giải toả được (dự án xây dựng khách sạn SAS tại công viên Thống Nhất, hay dự án xây dựng sân golf Đông Anh). Nhiều trường hợp, chủ đầu tư phải ứng trước tiền đền bù giải phóng mặt bằng gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư. Các cơ quan quản lý nhà nước lúng túng, bị động trong xử lý hoặc thụ động chờ xin ý kiến cấp trên giải quyết dẫn đến thời gian xây dựng công trình kéo dài. Hiện tượng thiếu công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn tồn tại làm doanh nghiệp FDI bức xúc.
Theo điều tra của trung tâm hỗ trợ kinh doanh Hàn Quốc tại Hà Nội (Kotra), 24,5% doanh nghiệp gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng… Ông Seck Yee Chung - Phó chủ tịch hiệp hội Singapore cho biết, có những khu đất tại thành phố Hồ Chí Minh được giao cho nhà thầu Việt Nam nhưng không thực hiện đấu thầu công khai. Các thông tin về quy định và thủ tục đấu thầu cho mỗi khu đất không được thông báo rộng rãi. Khi thành viên của hiệp hội này nộp hồ sơ bày tỏ nguyện vọng đấu thầu một khu đất cụ thể nhưng không hề nhận được phúc đáp của cơ quan chức năng
Đàm Hưng-Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 1+2 ngày 01/01/2008, Tr. 30 - Quản lý hoạt động thực thi quy chế tiền lương, tiền thưởng và lợi ích của người lao động.
Nhìn chung, việc thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng và bảo vệ lợi ích của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực sự được quan tâm. Do không có tổ chức giám sát, theo dõi từ nội bộ nên tình trạng khá phổ biến là chủ đầu tư nước ngoài thực hiện không đúng quy định về tiền lương, tiền thưởng, thường xuyên xảy ra tình trạng chậm lương của công nhân, không trợ cấp độc hại, không thực hiện cho công nhân nghỉ lễ theo quy định, tăng ca kéo dài mà thời gian tăng ca không được chủ sử dụng lao động trả công theo quy định của pháp luật,… gây tranh chấp lao động. Những vấn đề tồn tại đó khá phổ biến, tuy nhiên thường các cơ quan quản lý nhà nước chỉ vào cuộc khi có sự cố xảy ra, còn quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi pháp luật lao động, tiền lương của doanh nghiệp FDI chưa chặt chẽ, sâu sát, mang nặng tính hình thức, nên thường không kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc để điều chỉnh, tháo gỡ, khắc phục.
Gần đây những vụ đình công, biểu tình liên tục tăng, trong đó có những vụ do công nhân thực sự bị vắt kiệt sức lao động mà họ không được trả công
xứng đáng. Bên cạnh đó, có những vụ đình công do người lao động không