.Tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa công sở tại Chi cục hải quan Hải Dương (Trang 25 - 28)

Hiện nay vấn đề trách nhiệm công vụ thƣờng đƣợc xem xét theo hai góc độ: trách nhiệm của nhóm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và trách nhiệm của nhóm công chức thực thi, thừa hành. Từ năm 1986 đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng thiếu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ hiện nay đang làm ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nƣớc. Điều này đƣợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Khi thực hiện việc điều hành và phân công công việc ở một số cơ quan, ngƣời lãnh đạo, quản lý có xu hƣớng càng ngày càng dồn nhiều việc cho cán bộ, công chức khá, giỏi. Các công chức có hạn chế về năng lực ít đƣợc giao việc. Xu hƣớng này, thoạt nghe thì thấy hợp lý, nhƣng hậu

quả là cán bộ, công chức hạn chế về năng lực sẽ không phải chịu nhiều thách thức, không có cơ hội để vƣơn lên và càng thiếu trách nhiệm. Những ngƣời khá, giỏi sẽ bị quá tải và do đó chất lƣợng công việc của họ cũng có xu hƣớng giảm sút do phải chạy theo số lƣợng công việc. Đây là yếu tố khách quan làm ảnh hƣởng đến trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. Một xu hƣớng khác là, một số cán bộ, công chức quản lý luôn thích ôm đồm công việc; không tin tƣởng vào cấp dƣới, không dám và không muốn giao việc cho cấp dƣới. Điều này phản ánh tính trách nhiệm chƣa cao trong xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức. Công chức thừa hành thiếu trách nhiệm do nhiều nguyên nhân.

Bên cạnh nguyên nhân bản thân mỗi ngƣời thiếu hoặc buông lỏng rèn luyện thƣờng xuyên, còn có nguyên nhân do thói quen giao việc, tƣ duy lãnh đạo, điều hành của ngƣời quản lý thiếu tin tƣởng vào công chức và phân chia công việc không rõ ràng. Khi phân công, giao việc, ngƣời này đùn đẩy việc cho ngƣời kia và khi thực hiện thì thiếu trách nhiệm phối hợp. Khi công việc kém hiệu quả hoặc chậm tiến độ, bị phê bình thì cấp trên và cấp dƣới đổ lỗi cho nhau. Những ngƣời thiếu trách nhiệm thƣờng rất hăng say phát biểu trong cuộc họp nhƣng nhiều khi lại không dám đảm trách công việc cấp trên giao. Khi ngƣời đứng đầu không muốn làm mất lòng mọi ngƣời và thiếu trách nhiệm trong đánh giá thì sẽ dẫn đến hậu quả là không phân biệt đƣợc ngƣời làm tốt, xứng đáng và ngƣời làm chƣa tốt, không xứng đáng. Ngoài ra chế độ tiền lƣơng và môi trƣờng làm việc cũng là những nhân tố ảnh hƣởng đến việc duy trì và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ. Tiền lƣơng là yếu tố rất quan trọng không chỉ góp phần tái sản xuất sức lao

động, mà còn là yếu tố hấp dẫn, thu hút và là động lực thúc đẩy cán bộ, công chức hăng hái, tận tuỵ, toàn tâm toàn ý làm việc.

Trách nhiệm trong hoạt động công vụ có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc phát triển đội ngũ công chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tƣ duy và quan niệm về nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" thƣờng chỉ đƣợc sử dụng trong hoạt động của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội và gắn với thời kỳ kế hoạch hoá tập trung trƣớc đây song đến nay vẫn đƣợc triển khai trong hoạt động quản lý và hoạt động hành chính nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Theo lối tƣ duy này, nếu các quyết định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nƣớc hoặc quản lý hành chính có hiệu quả, kết quả hoặc thành công thì đó là công lao của tập thể lãnh đạo; ngƣợc lại, khi quyết định sai lầm hoặc thất bại thì cá nhân ngƣời đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Hiện nay, trƣớc khi quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, nhiều cơ quan thƣờng thành lập "Hội đồng" để tƣ vấn, kiến nghị. Mặc dù là tƣ vấn, kiến nghị nhƣng ít khi quyết định của ngƣời đứng đầu khác với ý kiến của "Hội đồng". Quá trình thực hiện các quyết định liên quan đến thẩm quyền của ngƣời đứng đầu về tuyển dụng, đánh giá, khen thƣởng, bổ nhiệm, quy hoạch, bồi dƣỡng, nâng lƣơng, nâng ngạch... đối với cán bộ, công chức cũng chịu ảnh hƣởng của cách làm dựa vào "Hội đồng" để né tránh trách nhiệm.

Đối với các hoạt động công vụ do cá nhân công chức thực hiện cũng không dễ xác định trách nhiệm nếu nhƣ quyền hạn và nhiệm vụ đƣợc giao không tƣơng xứng hoặc không rõ ràng. Bên cạnh đó, đối với các hoạt động công vụ liên quan đến tham mƣu, hoạch định chính sách, quyết định hành chính phải qua nhiều khâu, nhiều cấp và do bộ phận tham mƣu giúp việc đề xuất, vẫn còn tình trạng đun đẩy trách nhiệm. Khi có vấn đề

nảy sinh hoặc để xảy ra hậu quả thì ngƣời đƣợc giao thẩm quyền quyết định có xu hƣớng đẩy trách nhiệm sang phía tham mƣu, đề xuất, trình ký. Qua đây cũng có thể thấy vấn đề nhận thức, các quy định về quy trình, thủ tục chính là tác nhân ảnh hƣởng đến trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức. [9]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa công sở tại Chi cục hải quan Hải Dương (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)