.Thiết kế, bài trí công sở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa công sở tại Chi cục hải quan Hải Dương (Trang 28 - 30)

Qua khảo sát của Viện Kiến trúc tại 7 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hƣng Yên, Yên Bái có gần 70% kiến trúc công sở mới xây đã trở nên lỗi thời, có tính chất "dinh", "đƣờng", "phủ" thời cổ rất nặng nề. [17]

Một số đƣợc lai tạp phong cách kiến trúc cổ điển phƣơng tây đồ sộ với các tầng mái dốc đứng, các chóp củ hành, và các cột thức cổ điển Hy – La; một số lại phô trƣơng theo kiểu lâu đài, cung điện. Môi trƣờng làm việc và bài trí trong công sở hiện nay vẫn chƣa thể hiện đƣợc một nền hành chính dân chủ, hiện đại và gần dân. Ở không ít công sở còn diễn ra cảnh tƣợng nơi làm việc nhếch nhác, lộn xộn, thiếu biển chỉ dẫn lối đi, sơ đồ hƣớng dẫn các bộ phận giải quyết công việc của cơ quan, không bố trí ngƣời giữ xe… Cách bố trí nội thất nơi làm việc tùy tiện, chƣa đảm bảo hoặc quá sơ sài, rƣờm rà, thiếu mỹ quan. Điều đó không chỉ tạo sự ngăn cách giữa nhà nƣớc và công dân mà còn thể hiện sự yếu kém về chuyên môn và thẩm mỹ, có cái nhìn nhận lệch lạc, sơ sài, coi nhẹ tầm quan trọng của công trình kiến trúc công sở của ngƣời thiết kế và phê duyệt.

Theo KTS Lê Thanh Sơn, đại học Kiến trúc TP HCM, dễ nhận thấy sự phô trƣơng trong kiến trúc nhà công sở núp dƣới nhãn hiệu "tính hoành tráng", sự lạc hậu về tƣ duy thiết kế ẩn sau ý tƣởng "cái đẹp đã đƣợc kiểm chứng bởi thời gian" và nhất là sự vay mƣợn cái "uy danh vang bóng một thời" từ những mẫu thiết kế cổ xƣa..., bởi các chủ đầu tƣ đều cố gắng gò

theo "phong cách cổ điển Hy - La" hay "đậm đà" màu sắc "kiến trúc Pháp", nhƣng gò theo với những đƣờng nét, hình khối rất ngây ngô. [17]

Hiện nay nhiều huyện, tỉnh thực hiện ghép tất cả các cơ quan Nhà nƣớc và cơ quan Đảng vào một nhà làm việc chung. Kèm theo đó là chính quyền điện tử và hình ảnh công chức mới mà đi đầu là thành phố Đà Nẵng với tòa nhà tích hợp trang bị hệ thống thông tin chính quyền điện tử đƣợc khánh thành tháng 7/2014. Chúng ta tin tƣởng loại kiến trúc công sở sẽ nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí nhằm giảm thiểu những vấn đề nhũng nhiễu, gây khó khăn của một bộ phận cán bộ công chức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng một môi trƣờng làm việc đồng nhất, quản lý việc và nhắc việc tự động; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện công việc của cơ quan Nhà nƣớc một cách trực tuyến.

Những năm gần đây, nhiều cơ quan đã đƣa vào áp dụng một cách hiệu quả mô hình “5S” trong công sở nhằm nâng cao điều kiện và môi trƣờng làm việc trong một tổ chức và quan trọng hơn là làm thay đổi cách suy nghĩ, thói quen làm việc, tăng khả năng sáng tạo trong công việc và phát huy vai trò của hoạt động nhóm. Mô hình này đặt ra 5 yêu cầu về tạo môi trƣờng làm việc trong cơ quan bao gồm: Seiri (sàng lọc): biết cách phân loại và lựa chọn hồ sơ, giấy tờ, công việc phù hợp nhất; Seitor (sắp xếp): biết bố trí, sắp xếp hồ sơ, giấy tờ, công việc hợp lý, có kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng: Seiso (sạch sẽ): dành thời gian cho việc sắp xếp lại đồ đạc, thiết bị trong phòng làm việc và lau chùi, quét dọn chúng, tạo môi trƣờng sạch sẽ và an toàn; Seiketsu (săn sóc): dành thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và bảo dƣỡng định kỳ máy móc và Shisuke (sẵn sàng): cán bộ công chức thể hiện thái độ sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng hoàn thành công việc đƣợc giao. Trên thực tế áp dụng mô hình “5S” đã giúp “bộ mặt” cơ quan

thay đổi rõ rệt. Và ngƣời ta thấy rõ nét văn minh, văn hoá tại công sở. Thực tế quá trình triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn 5S tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc chƣa tạo không khí ra quân sôi nổi, sự thay đổi và cải tiến nơi làm việc, hình thành thái độ, hành vi mới cho nhân viên thấm nhuần kỷ luật hàng ngày .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa công sở tại Chi cục hải quan Hải Dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)