1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM tại một số địa phương trong nước
Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh cùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với Quảng Ninh, sau 2 năm triển khai thực hiện chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, đến nay 100% số xã trong tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng đƣợc quy hoạch chung, trong đó 35 xã đang triển khai lập quy hoạch chi tiết; 8 xã điểm đều
đạt trên 12 tiêu chí, cao nhất là xã Khắc Niệm đạt 18 tiêu chí, xã Đông Thọ đạt 17 tiêu chí, các xã khác đạt từ 5 đến 14 tiêu chí.
Hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa, xây dựng mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, bảo vệ môi trƣờng, triển khai thí điểm mô hình cơ giới hóa nông nghiệp...
Nhờ sự hỗ trợ tích cực của Nhà nƣớc bằng các chính sách nhƣ: Hỗ trợ 100% vốn xây dựng trƣờng học, trạm y tế, đƣờng trục xã, kênh mƣơng loại 1+ loại 2; hỗ trợ 80% vốn xây dựng chợ, công trình văn hóa, đƣờng thôn, liên thôn; hỗ trợ 50% vốn xây dựng kênh mƣơng loại 3… nên phong trào xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển khá. Bắc Ninh đã và đang xây dựng 38 km đƣờng trục của xã và liên xã, 121 km đƣờng trục thôn, xóm, 10 km đƣờng chính nội đồng, kiên cố hóa 28 km kênh mƣơng, 14 dự án cấp nƣớc sạch, xây dựng mới 89 trƣờng học các cấp, nâng cấp 20 nhà văn hóa, khu thể thao… Các xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, Trung Kênh, huyện Lƣơng Tài, Đông Thọ, huyện Yên Phong là 3 xã điểm của tỉnh đã vận động, thuyết phục nhân dân hiến đất, đổi đất với diện tích 2.652 m2 để làm đƣờng giao thông và các công trình phúc lợi công cộng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp của Bắc Ninh đã hƣớng về nông thôn, có nhiều hoạt động thiết thực, cùng nông dân chung sức xây dựng NTM. Hội Nông dân Bắc Ninh đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội Bắc Ninh cấp vốn cho 30.485 hộ gia đình hội viên vay với tổng dƣ nợ đạt 465,4 tỷ đồng. Trong đó, 297 hộ vay giải quyết việc làm dƣ nợ 5 tỷ 473 triệu đồng; 17.991 hộ vay xây dựng công trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng dƣ nợ 135 tỷ 600 triệu đồng; 516 hộ nghèo vay xây dựng nhà ở với dƣ nợ 4 tỷ 128 triệu đồng.
Thông qua các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi, nông dân, nhất là các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách có thêm cơ hội tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Bắc Ninh xuống còn 4,27% (theo tiêu chí mới).
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Ninh đã phát động phong trào “Chung tay thắp sáng đƣờng quê” thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia xây dựng 40 km đƣờng, trị giá 800 triệu đồng; 2 xã Đông Thọ, Tân Chi đã vận động các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ vật liệu để xây dựng kết cấu hạ tầng trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang
Thực hiện chƣơng trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn 7 xã để làm điểm bao gồm xã Thƣợng Lâm, huyện Lâm Bình; xã Năng Khả, huyện Nà Hang; xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa; xã Bình Xa, huyện Hàm Yên; xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; xã Đại Phú, huyện Sơn Dƣơng và xã An Khang, thành phố Tuyên Quang. Đánh giá sau một thời gian triển khai tại các xã điểm này cho thấy diện mạo nông thôn đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đời sống nhân dân đƣợc nâng lên. Đặc biệt nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân bƣớc đầu có chuyển biến tích cực. Hiện nay, tất cả các xã điểm của tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đề án quy hoạch, các huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã hoàn thành hội nghị đánh giá tiến độ xây dựng NTM, rút kinh nghiệm và triển khai chƣơng trình tới tất cả các xã, thị trấn trong tỉnh.
Tuy nhiên, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở Tuyên Quang xuất phát từ vấn đề nhận thức, ngƣời nông dân vẫn còn mơ hồ về khái niệm xây dựng nông thôn mới, không nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của mình
trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Không chỉ đối với ngƣời dân, thực tế hiện nay ở cơ sở, địa bàn trực tiếp làm chủ đầu tƣ xây dựng nông thôn mới, nhiều cán bộ địa phƣơng vẫn rất mơ hồ và lúng túng về phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo, hoặc chƣa thực sự vào cuộc.
Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, trong 129 xã thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có 4 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 37 xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí, 88 xã còn lại đạt dƣới 5 tiêu chí. 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới là những tiêu chí toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Để đạt đƣợc những tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang đã xác định vấn đề quy hoạch tổng thể là rất cần thiết, bên cạnh việc xác định rõ các tiêu chí cần ƣu tiên làm trƣớc. Bên cạnh đó, tỉnh Tuyên Quang đã huy động đƣợc sức dân trong mọi phong trào theo phƣơng châm nhân dân làm, nhà nƣớc hỗ trợ.
Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang đƣợc thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thƣ cấp ủy làm trƣởng ban. Kế hoạch đƣợc thực hiện từ quý 4 năm 2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Trƣớc hết là tập trung vào các nội dung nhƣ: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cƣ, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hƣớng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trƣờng và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phƣơng.
Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhƣng các địa phƣơng đều xác định phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng
sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xƣơng), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thƣ), Trọng Quan (Đông Hƣng), Hồng Minh (Hƣng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.
Trong 8 hình mẫu về nông thôn mới của tỉnh Thái Bình thì xã Thanh Tân là điểm đƣợc xây dựng đầu tiên. Đến nay, xã đã xây xong quy hoạch chi tiết vùng sản xuất hàng hóa và vùng dân cƣ ở địa phƣơng, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận nguồn vốn của Ngân hàng thế giới xây dựng hệ thống cấp nƣớc sạch. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa đƣợc bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đƣờng bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống mƣơng máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại.
Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số trƣờng học ở tất cả các cấp học đƣợc xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trƣờng mầm non, 242/294 trƣờng tiểu học, 57/274 trƣờng THCS và 7/49 trƣờng THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thƣ viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình. Nhiều ngƣời dân đã đƣợc sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa đƣợc quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
Sau 3 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), 19/19 huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã lập xong đề án cấp huyện; 100% số xã lập đề án và tổ chức lập quy hoạch xây dựng NTM. Đến nay, toàn Thành phố đã có 161/401 xã cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Tỷ lệ đƣờng giao thông nông thôn đƣợc bê tông hóa đạt 75%; trạm y tế đƣợc kiên cố hóa đạt chuẩn quốc gia trên 97% theo chuẩn cũ và đạt chuẩn khoảng 30% theo chuẩn mới; tỷ lệ dân số nông thôn đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh 86%, tỷ lệ đƣợc dùng nƣớc sạch 33%. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cƣ đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 57,8%; tỷ lệ thôn xóm, cụm dân cƣ có nhà văn hóa - thể thao đạt 45%; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Năm 2012, thu nhập bình quân của ngƣời dân khu vực nông thôn ƣớc đạt trên 17 triệu đồng/ngƣời/năm (đạt 113% so với kế hoạch năm 2012 và bằng 68% kế hoạch đến năm 2015); tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 42,1%. Năm qua, Thành phố Hà Nội đã giải quyết đƣợc việc làm cho 135.800 ngƣời, tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm và đã tuyển dụng đƣợc 25.000 ngƣời. Từ năm 2011 đến nay, toàn Thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa đƣợc gần 3.830 nhà hƣ hỏng của hộ nghèo, góp phần làm giảm hộ nghèo của Thành phố từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 5,1%. Về công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT), Hà Nội đã thực hiện đƣợc hơn 30.002 ha (đạt 153,3% kế hoạch), trong đó có một số huyện triển khai thực hiện tốt là: Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chƣơng Mỹ…
Đạt đƣợc những kết quả trên, bên cạnh việc kiên trì trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, sự quyết liệt trong chỉ đạo trình thực
hiện xây dựng nông thôn mới, UBND thành phố Hà Nội đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã 500 tỷ để hỗ trợ các xã thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn Thành phố giai đoạn 2012-2016. Đến nay, các huyện, thị xã đã giải ngân đƣợc hơn 196.438/500.000 triệu đồng (đạt 39,29% kế hoạch).
Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đƣợc các địa phƣơng Hà Nội rất quan tâm, các vùng sản xuất lúa chất lƣợng cao; hoa, cây cảnh, rau an toàn, cây ăn quả; các trang trại chăn nuôi quy mô lớn; các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đƣợc quy hoạch, đồng thời đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng, từ đó sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả hơn. Chƣơng trình cơ giới hóa đƣợc nhiều địa phƣơng áp dụng, nhất là khâu làm đất, gieo cấy, gặt đập liên hợp...; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tiến bộ kỹ thuật về công nghệ cao đang đƣợc nông dân tích cực ứng dụng hiệu quả, góp phần lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng nông sản.
Tổng kinh phí đầu tƣ cho NTM toàn thành phố Hà Nội đến hết năm 2012 hơn 8.514 tỷ đồng, trong đó, ngân sách thành phố hơn 1.491 tỷ đồng (đầu tƣ trực tiếp 941 tỷ đồng và vốn lồng ghép hơn 550 tỷ đồng); ngân sách huyện 4.053 tỷ đồng; ngân sách xã gần 400 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 304,5 tỷ đồng; nhân dân đóng góp hơn 426,2 tỷ đồng (không kể hàng nghìn m2 đất và hàng chục nghìn ngày công lao động); nguồn huy động khác hơn 162,3 tỷ đồng. Riêng đối với 19 xã điểm, tổng giá trị khối lƣợng thực hiện hơn 2.119 tỷ đồng, tổng kinh phí giải ngân hơn 1.324,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Thành phố , sản xuất nông nghiệp còn manh mún theo kiểu truyền thống là chính, do đó còn thiếu bền vững và chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Thủ đô. Số lƣợng mô hình và những điển hình tiên tiến, nhất là số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả chƣa nhiều; việc tổ chức nhân ra diện rộng còn hạn chế. Sản xuất chƣa có
thƣơng hiệu sản phẩm, công tác xúc tiến đầu tƣ hiệu quả thấp; sản phẩm hầu nhƣ chƣa đƣợc chế biến, bảo quản, giá trị nông sản thấp, không có tính cạnh tranh; cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển sản xuất chậm đƣợc áp dụng, chƣa khuyến khích đƣợc các hộ, các doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nông thôn đầu tƣ còn chƣa đồng đều giữa các địa phƣơng và thiếu đồng bộ, chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân; hạ tầng về giao thông nông thôn, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất nhiều nơi còn rất khó khăn, nhất là ở những vùng xa trung tâm.