CHƢƠNG 2 : CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Yên Minh
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Minh
3.1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích
Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang, toạ độ nằm trong khoảng : từ 220
16‟ 22„‟ đến 220 52„ 35„‟ vĩ độ bắc, từ 1040 57„ 21” đến 1050
23‟ 15 “ kinh độ đông . Phía bắc giáp huyện Đồng Văn và Nƣớc cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên giới quốc gia dài 29,6km, phía nam giáp huyện Bắc Mê và huyện Vị Xuyên, phía đông giáp huyện Mèo Vạc và huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Trung tâm huyện cách thành phố Hà Giang 100 km, là một điểm trên trục trung chuyển giữa vùng cao nguyên Đồng Văn - Quản Bạ với thành phố Hà Giang và Trung Quốc. Huyện Yên Minh là huyện trung tâm của 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang – Vùng đã đƣợc UNNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu năm 2010.
Đƣợc thành lập 12/1962 có diện tích tự nhiên là 78.185 ha, trong đó diện tích đất đã sử dụng là 33.216,66ha chiếm 42,48% diện tích, đất chƣa sử dụng là 44.968,34 ha, chiếm 57,52% diện tích, đất nông nghiệp có: 16.012,34 ha, chiếm 20% diện tích, đất lâm nghiệp có 16.365, 57 ha, chiến 20,93% diện tích mật độ dân số 104 ngƣời/ km2, thấp hơn so với bình quân các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc cũng nhƣ cả nƣớc. Về tổ chức hành chính toàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn.
Theo số liệu niên giám thống kê huyện Yên Minh năm 2013: dân số huyên Yên Minh năm 2013 là 82.229 ngƣời, là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Mông chiếm 54,53%, Tày chiếm 24,9%, Dao
chiếm 14,64%, Kinh chiếm 4,12%, Nùng chiếm 5,01%, còn lại 8,41% là 14 dân tộc ít ngƣời khác đã tạo nên một sự đa dạng về bản sắc văn hóa.
Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, xuất phát điểm phát triển rất thấp; kinh tế - xã hội còn rất nhiều khó khăn, do đó khả năng để thúc đẩy sự phát triển của huyện có tính đột phá, trong một thời gian ngắn là vô cùng khó khăn. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện Yên Minh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, tính trông trờ ỷ lại cao. Các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc còn giữ lại đƣợc khá phong phú và đặc sắc. Đây vừa là khó khăn nhƣng cũng là những nét đặc thù, là lợi thế trong quá trình xây dựng NTM của huyện.
3.1.1.2. Địa hình khí hậu và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình, khí hậu và thời tiết
Về địa hình: Yên Minh nằm trong vùng lún sâu trong Tri - át đƣợc bồi lấp đầy bởi trầm tích tụ nguyên. Các trầm tích này nằm kẹp giữa hai khu vực núi đá vôi Đồng Văn và Quản Bạ. Hình thành trên cấu trúc địa chất phức tạp nên huyện có địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, (trên 76% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 250
trở lên), chênh lệch về độ cao giữa các vùng lớn nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác độ dốc lớn thƣờng xuyên gây ra hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn làm cho đất dễ bị bạc màu, thoái hoá, hiếm nƣớc. Nhìn một cách tổng quan địa hình Yên Minh chia thành các vùng:
Địa hình núi cao: phân bố ở các xã Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ cao thay đổi từ 900 m đến 1.800m, có núi Ba Tiên cao 2.274m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn trên 250
.
Địa hình núi thấp: Phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, thị trấn Yên Minh. Vùng này có độ cao thay đổi dƣới 900m, địa hình, độ dốc, mức độ chia cắt rất phức tạp. Nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, chia cắt, mạch đá lộ
đầu nhiều, tầng đất mỏng; có một số khu vực khác độ dốc trên 250, chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.
Địa hình thung lũng: Yên Minh có những thung lũng kín, xung quanh là núi thấp hoặc núi cao nhƣ thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích.... Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng. Đất trên địa hình này đƣợc cấu tạo từ các sản phẩm bồi đắp của Aluvi và Deluvi. Địa hình Castơ: Phân bố ở các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Cháng, Lũng Hồ và Đƣờng Thƣợng. Vùng này chủ yếu là các dãy núi đá vôi, tầng đất dày, kết cấu đất tốt. Song, có hạn chế lớn là đá lộ đầu quá nhiều, về mùa khô thƣờng thiếu nƣớc một cách nghiêm trọng gây khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Do địa hình chia thành các vùng khác nhau đã tạo nên những loại đất mang đặc điểm khác nhau đƣợc hình thành từ đá mẹ, mẫu chất hình thành bao gồm: nhóm đá trầm tích, nhóm đá biến chất. Ngoài ra còn có mẫu chất dốc tụ và phù sa mới tạo nên các loại đất tầng dày, độ phì nhiêu khá. Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhƣỡng huyện Yên Minh tỷ lệ 1/50000, bản vẽ năm 1999 do Viện Quy hoạch và Thiết kế bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều tra, xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lƣợng của FAO - UNESCO, đất đai huyện Yên Minh đƣợc chia thành 5 nhóm: nhóm đất phù sa, nhóm đất Gley, nhóm đất đen, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ.
Yên Minh nằm trong vùng khí hậu Á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông - Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa đông trùng vời gió mùa Đông - Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh và ít mƣa. Nhiệt độ trung bình năm: 15,70c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 20,90c (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất 8,80c (tháng1); nhiệt độ tối cao trung bình 24,60c, nhiệt độ tối thấp trung bình 5,40c. Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp, đặc biệt đối với các loại cây ăn
quả và cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và một số loại cấy Á nhiệt đới sinh trƣởng và phát triển. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.745mm, là một trong những vùng có lƣợng mƣa thấp của tỉnh nhƣng lại phân bố không đều trong năm: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 15% tổng lƣợng mƣa cả năm. Tổng số ngày mƣa trung bình năm khoảng 175 - 180 ngày, các tháng 6, 7 và 8 có số ngày mƣa cao từ 20 - 22 ngày. Cƣờng độ mƣa lớn làm sói mòn, rửa trôi đất, nhất là ở những vùng đất trồng đồi núi trọc có độ dốc lớn và độ che phủ của thảm thực vật thấp.
Trên địa bàn huyện có 2 con sông chính chảy qua. Sông Nhiệm chảy qua huyện từ tây sang đông với tổng chiều dài trên 60km qua các xã Yên Minh, Mậu Duệ, sông này có nhiều nhánh hợp thuỷ. Sông Miện chảy qua huyện theo dọc tuyến biến giới phía tây bắc. Nhìn chung, mạng lƣới sông suối ở trong huyện tƣơng đối dày, khoảng cách trung bình các suối từ 600 - 700m. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên các sông, suối đều ngắn và dốc. Vào mùa khô chỉ những xã núi đất mới có nƣớc đáp ứng nhu cầu đời sống và sản xuất, ở các xã vùng cao núi đá thiếu nƣớc trầm trọng.Về mùa mƣa, do lƣợng mƣa lớn tập trung vào thời gian ngắn, độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng chảy mạnh gây lũ lụt ảnh hƣởng lớn đến đời sống sản xuất và giao thông đi lại.
- Tài nguyên thiên nhiên
Yên Minh có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả đất đồi núi chƣa sử dụng có khả năng sử dụng cho mục đích lâm nghiệp thì Yên Minh có 47.400 ha, chiếm 60,62% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện tại là 16.365,57 ha, chiếm 20,93% diện tích tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ là 11.701,57ha, rừng đặc dụng 4.275 ha, rừng sản xuất 388,5ha. Rừng Yên Minh có thảm thực
vật rất phong phú, đa dạng, có các loại gỗ quý hiếm nhƣ: đinh, lim, nghiến, trai, sồi, lát hoa, pơ mu, thông đá, tre nứa, vầu, kháo.
Tuy tiềm năng tài nguyên rừng lớn, nhƣng do tập quán du canh phát nƣơng làm rẫy từ lâu đời, do ý thức bảo vệ phát triển rừng chƣa cao, khai thác gỗ và săn bắt động vật bừa bãi... làm cho vốn rừng, quỹ động thực vật ngày càng cạn kiệt, nhất là các loại gỗ quý, động vật quý hiếm không còn trên địa bàn huyện.
Cây trồng trong nông nghiệp chủ yếu là cây lúa và cây ngô, ngoài ra còn trồng một số loại cây khác nhƣ sắn, dong giềng, đậu tƣơng, lạc. Do các yếu tố tự nhiên, cây lúa Yên Minh phát triển rất tốt cho chất lƣợng gạo cao ( dẻo, thơm ngon) cùng với quả xoài đã đƣợc thị trƣờng trong ngoài và tỉnh biết đến, ngƣời tiêu dùng ca ngợi. Xuất phát từ đặc điểm địa hình, đất đai và khí hậu, huyện còn phát triển trồng các loại cây công nghiệp nhƣ chè, trẩu; cây ăn quả nhƣ xoài, lê, hồng, mận, đào... và nhiều laọi cây thuốc nam quý. Đây là một trong những thế mạnh của huyện trong việc phát triển kinh tế hàng hoá.
Về chăn nuôi: trên địa bàn huyện, chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê và lợn để lấy thịt, sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra còn chăn nuôi các loại gia cầm nhƣ: gà, vịt, ngan, cá và nuôi ong mật...
Sản xuất thủ công nghiệp của huyện nhìn chung chƣa phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông - lâm nghiệp. Ngoài một số ngành, nghề truyền thống nhƣ: rèn, đúc công cụ sản xuất, nung gạch, ngói máng, dệt vải lanh, thổ cẩm... trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề khác nhƣ: sản xuất đồ mộc dân dụng, khai thác đá xây dựng, chế biến nông sản (say sát ngô, lúa)... nhƣng quy mô còn nhỏ, phân tán, khả năng sản xuất thấp.
Về khoáng sản: qua thăm dò, khảo sát, hiện nay trên địa bàn huyện có mỏ Antimon với trữ lƣợng khai thác hàng năm ƣớc tính 350 tấn. Ngoài ra còn phát hiện mới mỏ Măng Gan (chƣa xác định đƣợc trữ lƣợng).
Yên Minh là huyện có tổng diện tích tự nhiên khá lớn, đất đai phì nhiêu, tiềm năng kinh tế lâm nghiệp, vƣờn rừng mạnh.Tuy nhiên, vì là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh nên điều kiện đi lại, phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở gặp rất nhiều khó khăn, chi phí lớn. Tài nguyên, khoáng sản không nhiều, đất đai tuy rộng lớn và khá phì nhiêu nhƣng những khu vực đất bằng thuận lợi cho sản xuất ít, phân tán. Những khu vực đồi dốc do canh tác không hợp lý làm đất bị xói mòn, nhiều đá lộ đầu.