Phƣơng pháp luận của đề tài xây dựng Nông thôn mới ở huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Phƣơng pháp luận của đề tài xây dựng Nông thôn mới ở huyện Yên

Minh, tỉnh Hà Giang

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng

Phép biện chứng duy vật là phƣơng pháp cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc sử dụng với nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành quản lý kinh tế. Phƣơng pháp này đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng, các quá trình nghiên cứu phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thƣờng xuyên vận động, phát triển không ngừng chứ không bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất. Phép biện chứng duy vật coi nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Phép duy vật biện chứng tuân thủ nguyên tắc vật chất quyết định ý thức, vì vậy cũng đòi hỏi khi xem xét các hiện tƣợng và quá trình kinh tế gắn liền với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Từ nội dung và yêu cầu của phƣơng pháp duy vật biện chứng, đề tài nghiên cứu vấn đề xây dựng Nông thôn mới ở huyện Yên Minh phải đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của giai đoạn từ 2010 - 2014, định hƣớng đến 2020. Mối quan hệ tác động lẫn nhau đƣợc thể hiện cụ thể:

Mối quan hệ giữa các nội dung và hiện tƣợng: Mối quan hệ mật thiết giữa cơ chế chính sách của Nhà nƣớc tác động đến ngƣời nông dân qua đó làm thay đổi đời sống vật chất, tính thần, văn hóa của nhân dân trong việc thực hiện chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới. Nó thể hiện một chính sách đúng đắn của nhà nƣớc huy động đƣợc sự đoàn kết , ủng hộ và tham gia của ngƣời dân trong việc cải thiện rõ nét đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Mối quan hệ trong từng nội dung, hiện tƣợng: Trong mỗi nội dung của đề tài, luôn đƣợc nghiên cứu gắn với từng vấn đề cụ thể đặc điểm thế mạnh phát triển của địa phƣơng là một huyện miền núi nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nƣớc trình độ phát triển kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế.

2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C. Mác là thành tựu vĩ đại của tƣ tƣởng khoa học và thực chất của quan niệm duy vật lịch sử về lịch sử là những vấn đề mang tính nguyên lý. Trong sản xuất, con ngƣời phải có mối quan hệ với nhau đó là quan hệ sản xuất trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. Lực lƣợng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định sẽ mâu thuẫn với chính quan hệ sản xuất mà trƣớc đây đã từng phù hợp với nó. Từ chỗ là hình thức phát triển của lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất đó đã kìm hãm sự phát triển của nó và khi đó một sự thay đổi lớn tất yếu phải diễn ra.

Trong một phạm vi hẹp, có thể hiểu lực lƣợng sản xuất ở đây là tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Minh ngày càng cao, những thành tựu đạt đƣợc về mặt kinh tế đã thúc đẩy sự hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm điều chỉnh và quản lý tốt hơn mối quan hệ giữa ngƣời và ngƣời, trong đó có quan hệ về sự phát triển đời sống của nhân dân phục vụ lợi ích của nhân dân. Đề tài xây dựng nông thôn mới đề cập đến thực trạng mối quan hệ xã hội giữa cơ chế chính sách của nhà nƣớc tác động đến sự thay đổi đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn mà cụ thể là ở huyện Yên Minh

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài xây dựng Nông thôn mới ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

2.2.1. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Nghiên cứu cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây nông thôn mới tác động và làm thay đổi đời sống của ngƣời dân vùng nông thôn. Phƣơng pháp

trừu tƣợng hóa khoa học đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều ngành là lĩnh vực khoa học. Nó chính là phƣơng pháp tạm gạt bỏ những nhân tố thứ yếu, không bản chất tập trung nghiên cứu những nhân tố bản chất, chủ yếu từ đó rút ra quy luật vận động của các hiện tƣợng kinh tế. Thực tế cho thấy thực trạng hiện nay sự chênh lệch về khoảng cách giàu, nghèo và sự phát triển giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa miền ngƣợc và miền xuôi về đời sống của ngƣời dân muốn rút ngắn đƣợc khoảng các này trƣớc hết cần nghiên cứu kỹ nó chịu ảnh hƣởng bởi những yếu tố nào? Trong đó những yếu tố nào là cơ bản, quan trọng nhất. Chẳng hạn nhƣ yếu tố tự nhiên, kinh tế đến các vấn đề xã hội. Để đạt đƣợc mục tiêu và những nhiệm vụ cụ thể đặt ra, đề tài tập trung vào khía cạnh xây dựng cơ chế chính sách tác động đến việc xây dựng nông thôn mới và quá trình triển khai thực hiện phù hợp với tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Minh.

Đề tài xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Minh thông qua phép duy vật biện chứng trình bày một cách có hệ thống các phạm trù và những quy luật chung về sự phát triển của kinh tế xã hội của huyện Yên Minh gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới rút ra những giải pháp chỉ đạo hoạt động của con ngƣời về vấn đề này. Quá trình nghiên cứu này đƣợc thể hiện:

Một là, vấn đề chính sách xây dựng nông thôn vừa mang tính phổ biến vì nó là vấn đề cơ bản của tất cả các địa phƣơng nhƣng nó cũng là vấn đề đặc thù của mỗi địa phƣơng vì điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt của mỗi vùng miền địa phƣơng khác nhau. Áp dụng quan điểm này cần phải xây dựng quan điểm toàn diện và phù hợp, sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp, biện pháp, các phƣơng tiện để giải quyết vấn đề. Thực hiện chính sách chung toàn diện và chính sách có trọng điểm, vừa chú ý giải quyết mặt tổng thể, vừa lựa chọn những vấn đề trọng tâm liên quan đến xây dựng và phát triển nông thôn để tạo đà cho sự quản lý có hiệu quả các vấn đề khác.

Hai là, nguyên lý về tính phát triển của thế giới đƣợc thể hiện qua sự vận động, biến đổi không ngừng và đều có xu hƣớng phát triển, chuyển hóa. Đối với ban hành cơ chế chính sách tác động đến đời sống của ngƣời nông dân trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang cũng phải nắm đƣợc khuynh hƣớng vận động, biến đổi tƣơng lai của nó, đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình hoàn thiện các chính sách phát triển nông thôn từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo hƣớng hợp lý hóa, thực tiễn hóa và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó cũng cần thấy rõ sự phát triển là quá trình đầy mâu thuẫn, sự ra đời của cái mới rất khó khăn và tất yếu phải có đấu tranh. Vì vậy, để chính sách xây dựng nông thôn mới đi vào đời sống của nhân dân đòi hỏi phải có sự kế thừa, phát huy cái mới, cái hợp lý để những chính sách này thực sự đi vào cuộc sống và góp phần vào việc nâng cao đời sống của ngƣời dân sự thực sự có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng nông thôn mới ở Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang hiện nay (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)