Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng Đại học ở Việt Nam. Chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, chế độ chính sách về công tác quy hoạch cán bộ nhƣ Luật khoa học và công nghệ; Luật công chức, viên chức; các Nghị quyết của Bộ Chính trị; hƣớng dẫn của Ban Tổ chức Trung Ƣơng Đảng; …
Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thƣ viện luận văn… Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng Đại học ở Việt Nam đƣợc đề cập. Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những điểm mới.
Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay.
Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam,
45
đánh giá những mặt ƣu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng Đại học ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Bƣớc 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng Đại học ở Việt Nam, những bài học kinh nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam giai đoạn 2001 đến nay.
46
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam.
3.1.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch, cơ cấu phát triển đội ngũ khoa học công nghệ trong các trƣờng đại học nghệ trong các trƣờng đại học
Quy hoạch cán bộ KH&CN là kế hoạch tổng thể, lâu dài về đội ngũ cán bộ có triển vọng phát triển, để đảm nhiệm các chức danh học hàm, học vị, đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ đó theo quy hoạch. Công tác này còn chƣa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, còn thiếu tính chiến lƣợc lâu dài.Sự phân bố cán bộ KH&CN có trình độ cao lại không đồng đều ở các trƣờng, các khu vực và giữa các khối ngành đào tạo. Phần lớn trí thức có học hàm, học vị cao đều tập trung ở những thành phố với các đại học qui mô lớn. Tình trạng thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao chủ yếu thuộc vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Đồng bằng Nam bộ, ở các trƣờng mới hoặc các trƣờng ngoài công lập, đơn vị sự nghiệp trong ngành/ lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp, y tế, xây dựng, giao thông... có nhiều hoạt động KH&CN ở địa phƣơng chƣa đƣa vào quy hoạch tạo sự đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Điều này biểu hiện rõ qua Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu trình độ của trí thức giáo dục đại học Việt Nam năm 2012 - 2013
Nguồn: Tính toán từ Số liệu thống kê về giáo dục đào tạo công bố trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo www.moet.gov.vn.
47
Mất cân đối cơ cấu phát triển nhân lực KH&CN trong các trƣờng đại học biểu lộ những thách thức rất lớn về tình trạng tụt hậu nghiêm trọng của giảng viên KH&CN ở một số ngành, phần nào lý giải đƣợc mức độ chênh lệch về chất lƣợng NCKH giữa các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay. Nếu nhƣ ở hai Đại học quốc gia, số bài báo trung bình của mỗi giảng viên là 0,36 thì tỷ lệ đó lại rất thấp ở các trƣờng đại học vùng với 0,09 bài/giảng viên và các đại học địa phƣơng là 0,03 bài/giảng viên (Bảng 3.1).
3.1.2. Đào tạo, bồi dƣỡng và chất lƣợng nghiên cứu khoa học của cán bộ khoa học và công nghệ học và công nghệ
Tuy rằng chất lƣợng NCKH có nhiều thành tích thông qua việc tham gia chủ trì hay tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chƣơng trình, dự án, đề tài NCKH, chuyển giao kỹ thuật, phát triển công nghệ phục vụ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục của đất nƣớc nhƣng còn một tỷ lệ không nhỏ đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nƣớc. Nhƣng đội ngũ cán bộ KH&CN hiện tại chỉ hƣớng dẫn sinh viên nghiên cứu hoặc tham gia các hội thảo khoa học ở cấp trƣờng, khoa, bộ môn mà ít có những công trình nghiên cứu độc lập ở phạm vi chuyên sâu đƣợc thẩm định, đánh giá bởi hội đồng khoa học, những do yếu kém và sự thiếu hụt về năng lực nghiên cứu sáng tạo. Theo kết quả thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bảng 3.1) tại thời điểm năm 2005 ở các trƣờng đại học công lập của Việt Nam chỉ có 17.088 bài báo khoa học đƣợc công bố. So với tổng số giảng viên khi đó là 33.969 thì trên thực tế chỉ có 50,3% giảng viên có bài báo khoa học đƣợc công bố trên các tạp chí. Điều này chứng tỏ, mức độ thâm nhập thực tiễn, phổ biến kiến thức khoa học phục vụ đời sống còn yếu, năng lực sáng tạo của một phần lớn đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ còn hạn chế. Hơn nữa, công tác NCKH, chuyển giao công nghệ đặc biệt là hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này chƣa đồng đều, chỉ mới tập trung ở những trƣờng đại học lớn với số ít cán bộ giảng dạy đầu ngành, có học hàm, học vị.
48
Nhằm phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN ở trong các trƣờng đại học cần phải có nhiệm vụ định kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ. Chất lƣợng ngũ nhân lực KH&CN ở trong các trƣờng đại học còn kém là do tình trạng quá tải trong giảng dạy khiến giảng viên KH&CN thiếu thời gian và khó chuyên tâm cho công việc nghiên cứu. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thừa nhận, vì áp lực giờ giảng cao nên có đến 50 - 60% giảng viên không dành hoặc dành rất ít thời gian làm NCKH. Đây là con số đáng báo động về hiện trạng của đội ngũ nhân lực KH&CN ở trong các trƣờng đại học nƣớc ta trong quá trình triển khai chƣơng trình đào tạo gắn giảng dạy với nghiên cứu, gắn lý thuyết với thực tiễn, đào tạo theo nhu cầu xã hội và định hƣớng nghề nghiệp.
Bảng 3.1: So sánh các chỉ số đầu ra nghiên cứu ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam năm 2005
Hình thức
sở hữu Cấp quản lý đƣợc công bố Số bài báo % công bố ra nƣớc ngoài mỗi giảng viên Số bài TB của Công lập 17.088 0,03 0,45 Quốc gia 146 0 0,36 Vùng 292 0,09 0,09 Địa phƣơng 30 16 0,03 Bán công 72 0 0.07 Ngoài công lập 38 0 0,01 Tổng 17.198 0,03 0,39
Nguồn: Khảo sát các trường đại học của Bộ Giáo dục - Đào tạo năm 2005.
Ghi chú: Chỉ có 3 trƣờng địa phƣơng tham gia khảo sát và tất cả các công trình
công bố đều thuộc về Trƣờng Đại học Hồng Đức (tập trung vào các ngành khoa học cơ bản.
49
Chƣa có sự liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất, các trung tâm nghiên cứu thuộc nhà trƣờng còn đƣợc bao cấp một thời gian dài, đã tạo sức ỳ trong đội ngũ lảnh đạo và cán bộ KH&CN khi phải chuyển sang phƣơng thức hoạt động mới nhƣ cơ chế hoạt động doanh nghiệp. Thật ra, nƣớc ta có nhiều công trình nghiên cứu xứng đáng chia sẻ với cộng đồng khoa học thế giới, nhƣng rất tiếc, cho đến nay các công trình đó vẫn loanh quanh trong các báo cáo nghiệm thu, đóng gói không chia sẻ, hoặc công bố trên những tạp chí trong nƣớc chƣa đƣợc quốc tế công nhận và hệ quả là làm thiệt thòi cho khoa học nƣớc nhà.
3.1.3. Số lƣợng đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ ở trong các trƣờng đại học học
Những năm qua nƣớc ta đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ KH&CN, chuyên môn nghiệp vụ biểu hiện ở số lƣợng thạc sĩ, tiến sĩ không ngừng gia tăng hàng năm. Sự gia tăng tỷ lệ đội ngũ nhân lực trong các trƣờng đại học có trình độ trên đại học là thông số quan trọng khẳng định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau 12 năm, tỷ lệ nhân lực trong các trƣờng đại học có trình độ trên đại học đã tăng 13,56% (từ 47,69% năm 2001 lên 61,26% năm 2013). Điều đó chứng tỏ mức độ đáp ứng yêu cầu tự học nhằm cập nhật thƣờng xuyên kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao hiểu biết của đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ ở trong các trƣờng đại học đang ngày càng đƣợc nâng cao.
Tuy vây, tỷ lệ nhân lực nghiên cứu khoa học trên 100 dân của nƣớc ta thấp hơn nhiều so với một số nƣớc tiên tiến (Việt Nam là 0,18 (1,0); Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2 lần) Cộng hoà Liên bang Đức (gấp 15,7 lần). Bên cạnh đó chất lƣợng cán bộ đội ngũ khoa học và hiệu quả nghiên cứu khoa học của chúng ta còn thấp, có một khoảng cách khá xa so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Theo Tạp chí Proceeding of Electronic Devices, năm 1995, trong gần 1000 tác giả có công trình nghiên cứu khoa học, 60% thuộc nhóm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, không có một tác giả Việt Nam nào (chỉ có một tác giả ngƣời nƣớc ngoài gốc Việt).
50
3.1.4. Ngân sách cho phát triển đội ngũ khoa học công nghệ trong các trƣờng đại học đại học
Số lƣợng các trung tâm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu KH&CN đƣợc đầu tƣ các trang thiết bị còn thiếu và chƣa đồng bộ nên các trung tâm này hay trông chờ vào sự bao cấp thiết bị phục vụ nghiên cứu của Nhà trƣờng. Một số văn bản pháp lý cần thiết và cơ chế chính sách để tạo môi trƣờng cho các trung tâm nghiên cứu KH&CN vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ. Thị trƣờng công nghệ mới bƣớc vào giai đoạn hình thành (còn rất yếu), các trƣờng chƣa có môi trƣờng thuận lợi để thƣơng mại hoá các sản phẩm nghiên cứu của mình, mà chủ yếu phục vụ giảng dạy còn rất khiêm tốn.
Theo Báo điện tử Chính phủ năm 2012 thì mỗi năm, Nhà nƣớc đầu tƣ 2% tổng chi ngân sách cho phát triển KH&CN, trong đó gần 90% dành cho đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên, chỉ còn một khoản kinh phí không lớn cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Hơn nữa kinh phí nghiên cứu phân bổ cho các địa phƣơng và các bộ ngành theo kiểu bình quân, dàn trải đã dẫn tới tình trạng không đủ nguồn lực đầu tƣ lớn cho những công trình nghiên cứu trọng điểm gắn với nhu cầu thực tiễn, có triển vọng thƣơng mại hóa (chƣa kể cơ chế tài chính chƣa phù hợp, đã có những năm số tiền đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học không thể giải ngân hết).
3.1.5. Chính sách đãi ngộ và trọng dụng
Hệ thống thang, bảng lƣơng của các nhà khoa học chƣa chú trọng đến yếu tố hiệu quả công việc, không phản ánh đúng mức chênh lệch về trình độ chuyên môn cũng nhƣ công việc đang đảm nhiệm. Chính sách tiền lƣơng chƣa bảo đảm cuộc sống của cán bộ khoa học, chƣa thu hút đƣợc ngƣời có trình độ chuyên môn cao ở lại phục vụ lâu dài. Trong khi, các nhà khoa học đầu ngành đến tuổi về nghỉ hƣu mà không tìm đƣợc ngƣời kế cận xứng đáng. Nhƣ vậy, chỉ một 5 - 7 năm nữa, nếu không có giải pháp hữu hiệu Việt Nam sẽ thiếu hụt trầm trọng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ có trình độ, đồng thời xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” từ khu vực nhà
51
nƣớc ra doanh nghiệp, ra nƣớc ngoài...Câu chuyện ở đây không còn là bài toán thu nhập của mỗi cá nhân mà trở thành vấn đề quốc gia.
Vấn đề tiếp theo là nếu không kịp thời có chính sách đãi ngộ và trọng dụng nhân tài mang tính đột phá thì không thể có những nhà khoa học đầu ngành, những tập thể khoa học mạnh và nƣớc ta không thể đạt đƣợc mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, sản phẩm công nghệ cao (CNC) và sản phẩm ứng dụng CNC chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp cũng nhƣ việc đƣa Việt Nam thành nƣớc có nền KH&CN đạt trình độ phát triển của nhóm nƣớc dẫn đầu ASEAN.
3.1.6. Đánh giá đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đánh giá đội ngũ KH&CN, một khâu quan trọng trong quá trình phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN trong các trƣờng đại học luôn coi trọng công tác này, bởi vì kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích đội ngũ KH&CN nỗ lực nghiên cứu khoa học, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện bài giảng, môi trƣờng làm việc cho cá nhân đội ngũ KH&CN cũng nhƣ cho cả tập thể giảng viên, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngƣợc lại.
Định kì hàng năm nhà trƣờng luôn thực hiện đánh giá đội ngũ KH&CN. Đánh giá để làm rõ năng lực sáng tạo khoa học, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức. Kết quả đánh giá đội ngũ KH&CN sẽ làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ KH&CN.
3.2. Thực tiễn phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ trong các trƣờng đại học ở Việt Nam thời gian qua. trƣờng đại học ở Việt Nam thời gian qua.
3.2.1. Về cơ cấu
Sự mất cân đối trong cơ cấu ngành đào tạo và phân bố của độingũ các nhà khoa học giữa các khu vực. Về cơ cấu ngành đào tạo, giáo dục chiếm34,6%; thứ hai
52
là ngành kinh doanh và quản lý (chiếm 19,3%); thứ ba là ngành kỹ thuật 8,1%; nông - lâm - ngƣ (chiếm 4,4%, đứng thứ 7); ngành chế tạo, chế biến (chiếm0,53%, đứng thứ 17) trong tổng số cán bộ khoa học và công nghệ (Nguồn: Báo Lao động, ngày 24.10.2004). Đây là một con số mất cân đối giữa các ngành nghề trong cơ cấu cán bộ khoa học và công nghệ. Về sự phân bố, hiện nay, trong số 25 - 30% giáo sƣ và phó giáo sƣ trên tổng số đang trực tiếp giảng dạy tại các trƣờng đại học và cao đẳng, thì tập trung chủ yếu vẫn ở một số trƣờng đại học lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy, trong tổng số 376 trƣờng đại học và cao đẳng công lập và ngoài công lập (tính đến tháng 9/2009) của cả nƣớc, có rất nhiều trƣờng đại học chƣa có giáo sƣ, thậm chí là phó giáo sƣ cơ hữu, trong khi có Khoa ở một trƣờng đại học ở Hà Nội có tới hơn 10 giáo sƣ. Đối với tiến sĩ và tiến sĩ khoa học sự tập trung ở hai vùng Đồng bằng sông Hồng (chủ yếu vẫn là Hà Nội) và Đông Nam Bộ (chủ yếu vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh) gần nhƣ là tuyệt đối (khoảng 88,7%), trong đó Đồng bằng sông Hồng là 68,1% và Đông Nam Bộ là 20,6%. Chính sự mất cân đối này đã đã gây nên sự chênh lệch về trình độ đào tạo, sự cục bộ địa phƣơng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác nghiên cứu khoa học giữa các trƣờng đại