Xác định giá trị thực của vốn vay ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở việt nam (Trang 26 - 28)

Giá trị thực tế của vốn vay ODA luôn thấp hơn nhiều so với giá trị danh nghĩa của nó, có nghĩa tính -u đãi của nó bị giảm đi thể hiện:

+ Chi phí thực tế mà các n-ớc LDC phải trả để sử dụng khoản vốn vay lớn hơn tiền lãi vay phải trả cho nhà tài trợ. Vì chi phí thực tế bằng tiền lãi vay (theo lãi suất) + phí thủ tục vay + chi phí liên quan đến khoản vay (chi phí có ghi trong hợp đồng vay và chi phí ẩn).

+ Các n-ớc tài trợ có quyền lựa chọn đối tác cho vay, dự án cho vay. Do vậy, dự án mà các n-ớc này lựa chọn để cấp vốn vay ODA lại không phải là dự án quan trọng và tối -u nhất đối với n-ớc LDC. Vì thế mua sắm thiết bị, công nghệ giá trị lớn nh-ng công suất sử dụng không cao, chi phí cao về dịch vụ đào tạo và chi phí phải trả do thất nghiệp.

+ Các dự án sử dụng vốn vay ODA bị bên nhà tài trợ ràng buộc phải mua sắm thiết bị của họ làm cho các n-ớc LDC không đ-ợc tự do tìm kiếm sản phẩm trung gian và hàng t- liệu sản xuất thích hợp và giá rẻ hơn. Điều này đ-ợc thể hiện: một cựu quan chức V-ơng quốc Anh phụ trách phát triển hải ngoại một lần ghi nhận rằng "khoảng hai phần ba viện trợ của chúng tôi đ-ợc chi vào hàng hoá và dịch vụ của Anh, mậu dịch đi theo viện trợ. Chúng tôi trang bị một nhà máy ở n-ớc ngoài và sau đó chúng tôi nhận đơn đặt hàng mua phụ tùng và hàng thay thế. Tổng viện trợ là lợi ích lâu dài của chúng tôi".[43, tr.470]

+ Tác động của tỷ giá hối đoái làm cho giá trị nguồn vốn vay ODA phải trả tăng lên hay gánh nặng nợ của các n-ớc LDC tăng. Giá trị các khoản vay ODA chủ yếu lấy ngoại tệ mạnh làm đơn vị tính toán USD ... Tuy nhiên, trong thời gian dài của khoản vay, đồng tiền các n-ớc LDC bị mất giá do các yếu tố:

lạm phát ở n-ớc LDC cao hơn ở các n-ớc phát triển (tính ổn định của nền kinh tế LDC kém hơn tính ổn định của nền kinh tế n-ớc phát triển), ở các n-ớc LDC luôn trong tình trạng thâm hụt cán cân th-ơng mại và sự khó khăn trong tài khoản vốn nên cầu về ngoại tệ mạnh luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Vì thế khoản nợ phải trả theo đồng bộ nội tệ ngày càng tăng lên.

+ Đôi khi khoản vay ODA đ-ợc giải ngân vào thời điểm có hiện t-ợng lạm phát cao của nền kinh tế, nên giá trị thực tế của ODA giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)