CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
3.3. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước
+ Là cơ quan trực tiếp đề xuất chính phủ hoàn thiện các văn bản pháp luật trong hoạt động ngân hàng phù hợp với tình hình mới:
Để nâng cao vai trò quản lý có hiệu quả của NHNN đối với các tổ chức tín dụng thì cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp lý một cách có hiệu quả hơn, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, cần tham khảo các mô hình phát triển của các nước trên thế giới để đưa ra các văn bản phù hợp, tạo điều kiện và phát triển hoạt động kinh doanh tiền tệ trong tình hình mới, cam kết thực hiện đúng lộ trình mở cửa hội nhập quốc tế về tài chính, ngân hàng với nước ngoài theo cam kết Hiệp định thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO; bãi bỏ các quy định, định chế về hoạt động của các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho hoạt động ngân hàng, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được vốn tín dụng dễ dàng hơn, đặc biệt là các DNNVV.
Cùng với các NHTM, NHNN cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy trình tín dụng nhằm giúp cho các doanh nghiệp và ngân hàng đến gần nhau hơn.
+ Linh hoạt trong công tác điều hành về lãi suất, tỷ giá nhằm hỗ trợ một cách tích cực cho các DNNVV:
Chi phí tài chính là chi phí lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không có các chính sách hỗ trợ chi phí này một cách có hiệu quả thì số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể sẽ không ngừng gia tăng trong điều kiện kinh tế hiện nay. Chính vì vậy đưa ra chính sách lãi suất một cách linh động đối với từng thời kỳ và từng loại hình doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu giúp DNNVV không ngừng phát triển.
Đối với các DN sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực XNK thì sự phụ thuộc vào tỷ giá là rất lớn, nếu như tỷ giá có biến động thường xuyên thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh sẽ rất cao, chính vì thế NHNN cần tập trung ổn định tỷ giá để giảm thiểu chi phí khi tỷ giá có biến động bất lợi.
Để có thể đưa ra được chính sách điều hành về lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt thì NHNN cần tập trung xem xét 2 yếu tố đó là:
- Nghiên cứu tính biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, từ đó nhận định được tỷ giá sẽ bị biến động ra sao, đồng thời cũng là cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả.
- Đối với chính sách ưu đãi về lãi suất cần quan tâm tới các DN đang gặp khó khăn về vốn, tránh tình trạng đánh đồng để các doanh nghiệp có tình trạng tài chính mạnh nhưng lợi dụng cơ chế về lãi suất để được vay vốn với mức lãi suất rẻ; Tập trung ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo, cà phê và nông lâm sản … + Hoàn thiện hệ thống C.I.C:
Với xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp thường tìm kiếm thông tin làm ăn và giao dịch mua bán qua hệ thống thông tin Internet tuy nhiên thông tin có được chưa hoàn toàn trung thực.
Hệ thống C.I.C tuy mới chỉ cung cấp các thông tin về vay vốn tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tuy nhiên lại có vai trò rất lớn trong việc đánh giá về tình hình tài chính cũng như năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Qua hệ thống C.I.C các doanh nghiệp có thể tra cứu được thông tin các đối tác để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp.
Đối với các tổ chức tín dụng thì thông tin C.I.C còn hữu ích hơn rất nhiều, đây là kênh thông tin giúp các tổ chức tín dụng có thể hạn chế rủi ro ngay từ bước đầu tiếp cận hồ sơ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay thông tin trên C.I.C còn hạn chế, thông tin truy cập còn thiếu, vì vậy nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước cần phải có các giải pháp sau đây:
- Tăng cường việc thu thập, xử lý thông tin một cách nhanh nhất.
- Ngoài thông tin về vay vốn tại các tổ chức tín dụng cần tiếp tục bổ sung thêm thông tin về xếp hạng doanh nghiệp, quá trình trả nợ thuế và nợ đọng thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp cho người lao động ...
- Đưa ra các nhận định cảnh báo qua hệ thống báo cáo thống kê của hệ thống C.I.C
- Các Vụ, Cục NHNN cần phối hợp chặt chẽ hơn với CIC để kiểm tra việc thực hiện báo cáo thông tin tín dụng của các TCTD, phối hợp cung cấp và khai thác thông tin với CIC. Cụ thể, Thanh tra và Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp CIC trao đổi, khai thác các loại báo được Thống đốc cho phép. Thanh tra NHNN cần đưa nội dung kiểm tra việc chấp hành chế độ báo cáo, khai thác Thông tin tín dụng định kỳ trong kế
hoạch tháng, quý, năm; phối hợp cùng CIC lập đề cương thanh tra các TCTD để triển khai.
- Các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra đối chiếu số liệu các chi nhánh TCTD trên địa bàn để đôn đốc các TCTD báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu cho CIC. Thực hiện đúng báo cáo định kỳ về công tác thông tin tín dụng và đề xuất phản ảnh kịp thời cho CIC những khó khăn vướng mắc tại địa phương để xử lý kịp thời.
- Đối với các TCTD, trước hết phải nhận thức, đánh giá đúng và đầy đủ vai trò của thông tin tín dụng trong hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tổng giám đốc các TCTD tăng cường chỉ đạo các chi nhánh TCTD thực hiện nghiệm túc quy định về thông tin tín dụng (quyết định 1117/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế hoạt động thông tin tín dụng do NHNN ban hành ngày 08/09/2004); tăng cường khai thác thông tin tín dụng để tìm hiểu thông tin khách hàng trước khi đầu tư tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro, thường xuyên khai thác thông tin tín dụng, phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, đăng ký truy cập vào trang web của CIC, đăng ký sử dụng bản tin thông tin tín dụng.
+ Nâng cao hiệu quả thanh tra kiểm tra:
Hiện nay việc thanh tra kiểm tra còn chồng chéo giữa các ban ngành, các cơ quan quản lý chính vì thế sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và hoạt động SXKD của các DNNVV.
Để đảm bảo hoạt động thanh tra kiểm tra có hiệu quả thì NHNN cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan lên kế hoạch thanh tra kiểm tra một cách hiệu quả nhất.
Tăng cường hiệu quả khi thanh tra, kiểm tra đó là cần phải nâng cao về trình độ cán bộ thanh tra kiểm tra, cần lựa chọn cán bộ có tâm vào lĩnh vực thanh tra kiểm tra. Cần chấn chỉnh lại công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hệ thống các NHTM, thực hiện một cách nghiêm túc các quy định pháp luật về hoạt động của NHTM trong
công tác cho vay, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
Nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.