Thực trạng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

2.3 Thực trạng tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

2.3.1 Thực trạng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng

+ Về chính sách cho vay

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh thị phần cho vay DNNVV trong những năm qua HĐTV NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng là tổ chức, để có thể tạo lợi thế về cạnh tranh một trong những chính sách mà được HĐTV NHNo&PTNT Việt Nam banh hành như:

- Xây dựng chính sách khách hàng riêng cho từng đối tượng khách hàng.

- Ưu đãi về mức lãi suất: Thực hiện gói sản phẩm cho vay ưu đãi khuyến khích khách hàng xuất khẩu, nhập khẩu với mức lãi suất thấp; Tiếp tục giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho khách hàng giảm giá thành, giảm chi phí để kinh doanh có lãi.

- Linh hoạt phương thức cho vay, thời hạn cho vay: Qua đó NHNo&PTNT Việt Nam sẽ xem xét từng dự án phương án cụ thể của các DNNVV để từ đó cùng khách hàng thỏa thuận một phương thức cho vay phù hợp, chẳng hạn như khách hàng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì thực hiện phương thức cho vay theo dự án đầu tư và thời hạn cho vay cũng phù hợp với khả năng thu hồi vốn của dự án đó, đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động có thể áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng với thời hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn …

- Tạo điều kiện cho khách hàng được ân hạn, gia hạn nợ gốc và lãi: Trước những khó khăn chung của nền kinh tế, để chia sẻ những khó khăn đối với DN thì HĐTV NHNo&PTNT Việt Nam cũng ban hành các chính sách nhằm ân hạn nợ, cho khách hàng được chậm trả nợ, được gia hạn nợ gốc, lãi hay phù hợp với dòng tiền của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời cũng xem xét miễn một phần nợ gốc, lãi cho DN…

- Ưu tiên giảm các khoản phí cho các DN khi sử dụng các gói sản phẩm của Ngân hàng.

- Linh hoạt trong việc nhận tài sản đảm bảo tiền vay, chấp thuận các hình thức tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, tài sản là hàng hóa lưu động, ưu tiên cho các DN không cần hình thức bảo đảm nếu có quan hệ lâu dài hoặc là DN lớn trong địa bàn có tình hình SXKD ổn định…

Ngoài những chủ trương chính sách được NHNo&PTNT Việt Nam thì NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng cũng luôn bám sát các chủ trương chính sách của tỉnh ban hành, với vị trí quan trọng của DNNVV trong những năm qua các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng đưa ra nhiều cơ chế chính sách thuận lợi nhằm phát triển DNNVV một cách phù hợp, một số chủ trương chính sách đó là:

- Chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ du lịch.

- Chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn cung tài chính phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Chính sách ưu tiên đào tạo nghề, ưu tiên hỗ trợ về công nghệ …

Với những chủ trương chính sách được ban hành, để đẩy mạnh thị phần tín dụng DNNVV thì tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng đã tiến hành triển khai tới các chi nhánh và phòng giao dịch một cách nhanh chóng những cơ chế ưu đãi

của NHNo&PTNT Việt Nam, nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để có thể lôi kéo khách hàng từ nhiều tổ chức tín dụng khác về vay vốn tại NHNo&PTNT, thực hiện việc tuyên truyền các chính sách thông qua hệ thống chính trị trên toàn tỉnh, thông báo phổ biến trên các phương tiện truyền thông …

Thêm vào đó từ những cơ chế khuyến khích của UBND tỉnh thì NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng nhận thấy, tín dụng cho DNNVV phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của tỉnh và cũng có nhiều ưu đãi, qua các cơ chế chính sách ưu đãi đó NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng sẽ tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền nhằm tiếp cận và thu hút các DN đến vay vốn tại NH mình.

+ Chính sách chăm sóc khách hàng

Để đẩy mạnh phát triển tín dụng DNNVV nói riêng và toàn thể khách hàng nói chung thì việc chăm sóc khách hàng luôn được NHNo&PTNT Việt Nam quan tâm chỉ đạo các chi nhánh nghiêm túc thực hiện, việc chăm sóc khách hàng được NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng thực hiện cụ thể như sau:

- Thành lập ban công tác chăm sóc khách hàng trong đó có 1 đồng chí Phó giám đốc phụ trách dịch vụ và marketing làm trưởng ban, với nhiệm vụ chính là đề xuất với ban lãnh đạo các hình thức chăm sóc khách hàng được thường xuyên và đổi mới phương thức chăm sóc khách hàng.

- Tổ chức và phân công lãnh đạo các phòng trực tiếp thăm hỏi tặng quà đối với khách hàng lớn cả về số dư tiền gửi lẫn quan hệ tín dụng, việc tặng quà và thăm hỏi thường vào các ngày thành lập Doanh nghiệp, ngày sinh nhật …, tặng quà với các sản phẩm như áo mưa, dù, cặp sách, thẻ thấu chi ...

- Định kỳ hàng năm tổ chức các buổi hội nghị khách hàng, xem đây là cơ hội để quảng bá cũng như là lúc để nắm bắt thêm tâm tư và nguyện vọng của khách hàng để từ đó ban lãnh đạo đề ra các chính sách phù hợp.

2.3.1.2 Quy trình cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng

+ Cơ cấu bộ máy phục vụ cho vay: (Bộ phận tín dụng được bố trí, phân công, mối quan hệ giữa các phòng giao dịch với NH tỉnh…)

DNNVV là đối tượng có nhu cầu cao về tín dụng, tuy nhiên đây cũng là đối tượng có hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn phức tạp, món vay đa dạng và lớn hơn các món vay của hộ gia đình cá nhân, chính vì thế để đảm bảo tính rủi ro trong công tác cho vay, việc quy định các bộ phận tham gia vào công tác cho vay DNNVV vừa có tác phát triển khách hàng vừa hạn chế rủi ro nhất, tham gia vào việc cho vay gồm các bộ phận sau:

- Phòng tín dụng: Có nhiệm vụ tiếp cận tìm kiếm khách hàng, thực hiện cho vay và thu nợ, xử lý nợ từ khi giải ngân đến khi tất toán khoản vay. Phòng tín dụng được phân ra thành 2 bộ phận, bộ phận tín dụng và bộ phận thẩm định, bộ phận tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ, thực hiện cho vay và xử lý nợ sau khi giải ngân nếu khoản vay đó trong quyền; Nếu khoản vay vượt quyền của bộ phận tín dụng thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển trực tiếp cho bộ phận thẩm định và đưa ra quyết định cho vay hay không. Cán bộ tín dụng hiện nay tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng vẫn kiêm cán bộ thẩm định.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm tra độc lập các món vay đã được giải ngân, thực hiện kiểm tra thực tế bằng đối chiếu các món vay với chủ doanh nghiệp, cùng phòng tín dụng xử lý các món vay khi có vấn đề như: Khách hàng bị khởi kiện, xử lý tài sản để thu hồi nợ …

- Phó giám đốc phụ trách tín dụng: Là người trực tiếp ký kết giải ngân các món vay, ký kết các văn bản liên quan đến xử lý nợ, xử lý tài sản …

Cũng theo quyết định 528/QĐHĐTV của NHNo&PTNT Việt Nam V/v: Phân quyền phán quyết đối với các chi nhánh và giám đốc thì:

- Nếu các khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh loại 3 thì phải được trình lên chi nhánh tỉnh, phòng tín dụng trực tiếp thẩm định lại và trình ban giám đốc phê duyệt món vay, nếu khỏan vay đó vượt quyền phán quyết của chi nhánh tỉnh thì đuợc trình lên ban tín dụng Doanh nghiệp để được phê duyệt.

- Cũng theo quyết định 528 thì Phó giám đốc phụ trách được ủy quyền giao một mức ký kết thấp hơn Giám đốc, nếu món vay đó hoặc dư nợ của khách hàng đó vượt mức phê duyệt của Phó giám đốc thì Giám đốc phải trực tiếp ký phê duyệt món vay đó.

+ Quy trình cho vay và quản lý thu nợ (Theo ban hành của NHNo&PTNT TƯ và áp dụng tại Lâm Đồng)

Quy trình cho vay doanh nghiệp đang được NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng thực hiện cho vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, theo đó thì quy trình cho vay được thực hiện qua các giai đoạn chính:

Bước 1: Thẩm định, phê duyệt tín dụng. Quy trình này được thực hiện qua các bước sau: CBTD Tp.TD Lãnh đạo phê duyệt CBTĐ Phụ trách BPTĐ Lãnh đạo phê duyệt vượt quyền trong quyền Thẩm định tài sản Tiếp nhận hồ Thẩm

định sơ Kiểm soát khoản vay

Phê duyệt khoản vay

Kiểm soát 2 Phê duyệt Tái thẩm

định Kiểm soát

khoản vay 1

- Theo sơ đồ trên thì cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, tiến hành đánh giá sơ bộ về bộ hồ sơ, nếu khoản vay trong quyền phán quyết thì cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định, trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát hồ sơ và trình ban lãnh đạo phê duyệt quyết định cho vay.

- Nếu khoản vay vượt quyền thì sau khi đã trình lãnh đạo phòng tín dụng về thẩm định sơ bộ bộ hồ sơ thì bộ hồ sơ được chuyển cho bộ phận tiến hành thẩm định độc lập, khi bộ hồ sơ được bộ phận thẩm định đồng ý và được ban lãnh đạo phê duyệt đồng ý cho vay, tiến hành bước 2:

Bước 2: Ký kết hợp đồng, giải ngân:

- Sau khi khoản vay được phê duyệt cán bộ tín dụng hoàn thiện hợp đồng tín dụng trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trình ban giám đốc ký kết hợp đồng tín dụng.

- Chuyển hồ sơ đã hoàn thiện cho bộ phận giải ngân hoặc trực tiếp tiến hành giải ngân, cán bộ giải ngân cần kiểm soát các hồ sơ chứng từ làm căn cứ để giải ngân.

Bước 3: Kiểm soát sau khi cho vay và giải quyết vấn đề phát sinh sau giải ngân: - Cán bộ tín dụng trực tiếp kiểm tra khoản vay sau khi đã giải ngân, giải quyết các vấn đề liên quan đến các phát sinh từ khi giải ngân.

- Lãnh đạo phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm soát lại các công việc của cán bộ tín dụng, giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh.

- Ban giám đốc kiểm soát và ký các văn bản có liên quan đến việc phát sinh từ khi cho vay.

2.3.2 Các chỉ tiêu về tín dụng DNNVV của Ngân hàng 2.3.2.1 Chỉ tiêu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh lâm đồng (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)