CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
3.1. Định hướng phát triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
3.1.1. Định hướng phát triển nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
3.1.1.1 Định hướng phát triển nền kinh tế
- Đẩy nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của cả nước, tốc độ tăng GDP thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 13,0-13,5%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 32 triệu đồng, tương đương 1.600-USD (bằng 90% so với bình quân cả nước).
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.: Năm 2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng 29- 30%, nông nghiệp 36-37%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 20-22%. Phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng 900 triệu USD và khoảng 1.800 triệu USD vào năm 2020.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, đến năm 2015 có thể tự cân đối thu chi. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư, thời kỳ 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 48-50% so với GDP.
- Thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2011-2020 khoảng 20-22% GDP
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2011 đến năm 2015
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Lâm Đồng giai đến năm 2015
Chỉ tiêu Chỉ tiêu đến năm
2015 (tỷ đồng)
Nhịp độ tăng %) 2011-2015
Chỉ tiêu Chỉ tiêu đến năm
2015 (tỷ đồng)
Nhịp độ tăng %) 2011-2015
- Công nghiệp-Xây dựng 8.803,9 20,0
- Nông, lâm, ngư nghiệp 7.903,6 7,0
- Dịch vụ 5.290,2 16,0 2-GDP/người (giá HH) - VN đồng (ngàn đồng) 32.209 - USD 1.610 - Tỷ lệ so cả nước 89,5 3- Dân số 1.391,1 1,77 4- Tổng GDP (HH) 44.804,8 - Công nghiệp-Xây dựng 13.690,8
- Nông, lâm, ng nghiệp 16.448,9
- Dịch vụ 14.665,2
(Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Lâm Đồng)
3.1.1.2 Định hướng phát triển DNNVV từ nay đến năm 2015 của tỉnh Lâm Đồng
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển; Khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và
cao hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế cạnh tranh; cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nhỏ và vừa cạnh tranh bình đẳng, tiếp cận các nguồn lực và thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.
- Nâng cao nhận thức, quan điểm của các cấp chính quyền về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp, từng bước chuyển biến rõ rệt sang nền hành chính phục vụ; trên cơ sở đó có quan điểm thái độ phục vụ trong thi hành công vụ, giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.
- Mục tiêu phát triển:
Đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp, tăng cường sự đóng góp của doanh
nghiệp nhỏ và vừa vào mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Các nhóm mục tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 – 2015, như sau:
a) Nhóm chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào nền kinh tế:
- Doanh nghiệp thành lập mới: tăng bình quân trong khoảng từ 5% - 10%/năm; - Vốn đăng ký kinh doanh: tăng bình quân trong khoảng từ 10% - 12%/năm. - Đóng góp vào ngân sách: tăng bình quân trong khoảng từ 15%- 20%/năm. - Giải quyết việc làm: khoảng 25.000 – 30.000 lao động/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: tăng bình quân 20,5%/năm.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chính sách, chương trình trợ giúp tài chính của Chính phủ khoảng 50 doanh nghiệp.
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực khoảng 350 doanh nghiệp.
- Số lượng/tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia khoảng 50 doanh nghiệp.
- Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lợi từ các chương trình đổi mới khoa học công nghệ khoảng 200 doanh nghiệp.