CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
2.4 Đánh giá phát triển tín dụng đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam
2.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế từ phía doanh nghiệp
Quan hệ tín dụng là quan hệ hai chiều, ngoài việc các tổ chức tín dụng luôn luôn đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng thì về phía bản thân các DNNVV nhu cầu vốn lại đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động SXKD, chính vì thế bản thân các DNNVV cũng luôn tìm kiếm các tổ chức tín dụng tốt nhất để đặt quan hệ vay vốn, đứng trên phương diện là các DNNVV thì việc vay vốn của các DNNVV hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.4.3.1. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Việc xem xét để đồng ý cho vay của các tổ chức tín dụng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng nói riêng bao giờ cũng xem xét đến yếu tố rủi ro khi vay vốn, như vậy ngành nghề sản xuất kinh doanh của DNNVV có nhiều rủi ro sẽ rất ít được ưu tiên khi cấp tín dụng.
Ngoài yếu tố rủi ro từ ngành sản xuất kinh doanh mang lại thì việc sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận tái đầu tư ít, tình trạng sử dụng vốn không theo kế hoạch đã đề ra như “sử dụng vốn sai phương án” nên doanh nghiệp dễ bị phá sản trước những sự cố bất thường.
Với những rủi ro từ sản xuất kinh doanh mang lại thì DNNVV nên việc cấp tín dụng luôn được NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng xem xét đầu tiên.
Có thể nói việc không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNVV hiện nay là rất phổ biến. Với tâm lý chung đó là: Báo cáo lỗ để trốn thuế và báo cáo lời để vay vốn từ các tổ chức tín dụng hay huy động vốn bên ngoài.
Cũng rất nhiều doanh nghiệp thậm chí còn không thực hiện hạch toán kế toán và chỉ thực hiện hạch toán kế toán khi có nhu cầu về vay vốn, chính vì thế báo cáo tài chính mà các DNNVV gửi cho NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng gần như chưa trung thực và khách quan, nếu như chỉ dựa vào số liệu tài chính để phân tích đánh giá trước khi cho vay vốn thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
Để đảm bảo việc vay vốn được thuận tiện thì bản thân các DNNVV cần thực hiện hạch toán kế toán một cách trung thực nhất, việc ghi chép kế toán phải phản ánh đúng tình hình và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.3.3. Doanh nghiệp không có đủ tài sản đảm bảo
Như bên trên đã đề cập, tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng một trong những điều kiện được vay vốn là có tài sản đảm bảo, nhưng khó khăn của doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập thì tài sản đảm bảo để thế chấp là chưa có.
Các tài sản đảm bảo thông dụng mà DNNVV có thể có là động sản (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.), bất động sản (quyền sử dụng đất, văn phòng, nhà xưởng,. ). Nhưng với nguồn vốn hạn chế nên máy móc thiết bị hay phương tiện vận tải của doanh nghiệp thường cũ kỹ, đã hết khấu hao, thiết bị công nghệ lạc hậu, khả năng thanh khoản rất thấp nên các ngân hàng thường rất e ngại nhận làm tài sản đảm bảo.
2.4.3.4. Chưa có chiến lược và định hướng kinh doanh cụ thể
Chủ sở hữu doanh nghiệp thường chưa có định hứơng kinh doanh cụ thể, chủ yếu nhìn theo nhu cầu trước mắt, cụ thể khi đề cập đến vấn đề xây dựng một phương án kinh doanh để thực hiện vay vốn các DNNVV chỉ làm cho qua loa mà chưa nhìn nhận đúng về vai trò hoạch định kế hoạch về sử dụng đồng vốn này như thế nào cho
hiệu quả.
Tâm lý chung của khách hàng là DNNVV khi vay vốn thì việc vay được vốn là quan trọng còn những việc xây dựng phương án kinh doanh là vấn đề đối phó, điều này dẫn đến khi đã có đồng vốn rồi các DNNVV đã sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh, không có khả năng trả nợ.
2.4.3.5 Vẫn còn tâm lý khó tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng
Qua xem xét tìm hiểu bản thân tôi nhận thấy rất nhiều khách hàng bao gồm khách hàng là DNNVV đều nghĩ rằng vay vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng là rất khó vì đây là Ngân hàng nhà nước nên thủ tục hồ sơ còn rườm rà, phức tạp.
Mặc dù rất nhiều DNNVV đều muốn tiếp cận nguồn vốn từ NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Lâm Đồng nhưng với tâm lý như trên đã làm hạn chế việc phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Agrbank Lâm Đồng hiện nay.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP