Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giả

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của

3.1. Giới thiệu sơ bộ về huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của huyện Diễn Châu huyện Diễn Châu

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Diễn Châu

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hƣớng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lƣu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 304,92 km2, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm hơn một nửa.

Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhƣng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và thâm canh nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An.

Huyện Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vịnh nhỏ, một số ngƣời gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-25oC). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đƣờng sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nƣớc ban Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đƣờng thủy, có tuyên kênh nhà Lê theo hƣớng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển nối liền với các huyện trong nƣớc.

Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 04 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 08 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2010 là 292.229 ngƣời, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa là 5.011 hộ với 28.076 ngƣời phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hƣơng giàu đẹp.

Diễn Châu là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (627) đời Đƣờng Thái Tông cách ngày nay (2014) là 1.387 năm. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng quê hƣơng, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất "Địa linh nhân kiệt".

Diễn Châu xƣa là vùng đất "Phên dậu" của các triều đại Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam và là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng. Diễn Châu nay là hậu phƣơng vững chắc của cả nƣớc trong đấu tranh giải phóng dân tộc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng đơn vị Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân và là điểm sáng nhiều mặt trong phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quê hƣơng văn minh, giàu mạnh.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 -2013 đạt 10,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 22,2 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với

năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010, cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp: 35%, công nghiệp - xây dựng 33,6%, dịch vụ 31,6%, đến năm 2013 cơ cấu chuyển dịch tƣơng ứng: 25,7%; 38,1% và 36,2%. Tổng giá trị sản xuất và dịch vụ của huyện tăng dần qua các năm, từ 408.578 triệu đồng năm 2008 đến 614.426 triệu đồng năm 2014.

Để khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2014, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp bám sát các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, chủ động triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Giá trị sản xuất đạt 8.631 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.971 tỷ đồng; giá trị trồng trọt 1.222 tỷ đồng, chăn nuôi 748 tỷ đồng. Diện tích lúa cả năm đạt 18.418 ha, lạc 3.281 ha; năng suất lúa cả năm ƣớc đạt 63,09 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha... Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 128.392 tấn, trong đó lúa 115.399 tấn, lạc 8.194 tấn. Tổng đàn trâu 5.596 con, đàn bò 28.118 con, đàn lợn 70.945 con, đàn gia cầm 1,462 triệu con.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp ƣớc đạt 20 tỷ đồng; đã triển khai các dự án bảo vệ rừng, phát triển rừng đảm bảo tiến độ, chất lƣợng. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 380 ha; tỷ lệ độ che phủ rừng 24,35%. Ngành Thủy sản phát triển ổn định đạt 614 tỷ đồng; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.615 ha; sản lƣợng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt trên 35.000 tấn. Giá trị ngành Xây dựng cả năm đạt 2.183 tỷ đồng; huyện tập trung thi công các dự án trọng điểm về giao thông và kè lạch Vạn.

Về giá trị sản xuất CN-TTCN có sự tăng trƣởng ổn định, đạt 1.171,8 tỷ đồng. Một số sản phẩm mới tăng trƣởng khá nhƣ: bột cá, phân NPK, tôn lợp, xà gồ thép, phôi thép, thép xây dựng, thép hộp mạ kẽm ... Các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp (CNN) Diễn Hồng; CCN Tháp - Hồng - Kỷ tiếp tục sản

xuất có hiệu quả. Trong năm có thêm 2 nhà máy đi vào hoạt động (sản xuất phân bón và nấu phôi thép), nâng tổng số DN đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh lên 11/25 DN đƣợc chấp thuận đầu tƣ.

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 2.670 tỷ đồng, điển hình nhƣ Công ty TNHH - Hải Vân (xã Diễn Ngọc) đã đầu tƣ 300 tỷ đồng xây dựng Khu nhà ở và dịch vụ thƣơng mại diện tích trên 32 ha. Hiện công ty đã đầu tƣ 25 tỷ đồng hoàn thiện khu chợ rộng 1 ha, giải quyết đƣợc tình trạng ách tắc đƣờng giao thông và ô nhiễm môi trƣờng trƣớc đây. Về lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trƣờng, đã tập trung xử lý hoàn thành 8.289/9.027 hồ sơ các loại, 30 xã đã xây dựng bãi rác thải và đi vào hoạt động. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2014 đạt 146,589 tỷ đồng.

Về xây dựng nông thôn mới, số xã đạt các tiêu chí nông thôn mới ngày càng tăng. Đến thời điểm hiện nay có 5 xã gồm: Diễn Mỹ, Diễn Thịnh, Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Yên đã đạt 19 tiêu chí, 2 xã: Diễn Yên và Diễn Thành, dự kiến cũng sẽ đƣợc công nhận đầu năm 2015; có 2 xã đạt 17 tiêu chí; 16 tiêu chí có 3 xã; 15 tiêu chí có 4 xã; 14 tiêu chí có 6 xã; 13 tiêu chí có 5 xã... Về dồn điền, đổi thửa theo Chỉ thị 08: hiện nay đã có 35/37 xã hoàn thành. Sau chuyển đổi, tiếp tục chỉ đạo áp dụng các mô hình sản xuất, đồng thời mở rộng diện tích sản xuất cánh đồng mẫu (đã triển khai từ năm 2013) ở một số xã.

Huyện cũng tăng cƣờng chỉ đạo xây dựng thiết chế văn hóa. Đến nay đã có 25/39 xã (64%) có thiết chế VHTT đạt chuẩn. 456/458 xóm có nhà văn hoá (thêm 2 xóm ở Diễn Kim); 270 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa (tăng 12 xóm); 20/39 xã đã có đài truyền thanh không dây; 36 di tích đã đƣợc xếp hạng. Ngành Giáo dục đạt đơn vị tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh và là năm thứ 12 liên tiếp đạt danh hiệu này. Tổng số năm 2014 có 321 em đƣợc công nhận học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 15 giải Nhất, 65 giải Nhì, 114 giải Ba. Công tác

đào tạo nghề, giải quyết việc làm, XKLĐ đạt kết quả tốt, trong năm đã giải quyết việc làm mới cho 3.700 lao động, trong đó XKLĐ 850 ngƣời. Để đạt đƣợc những kết quả đó, huyện tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, chú trọng công tác quốc phòng - an ninh, làm nền tảng ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội

Thu ngân sách có nhiều cố gắng, chi ngân sách tiết kiệm, đảm bảo kinh phí cho hệ thống chính trị, các ngành hoạt động bình thƣờng; Các lĩnh vực văn hoá xã hội có tiến bộ, chính sách ngƣời có công, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; công tác giảm nghèo chuyển biến tốt, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5- 2%; Cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở có chuyển biến khá; đời sống nhân dân đƣợc đảm bảo, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)