CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ảnh hƣởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại địa phƣơng. Nơi nào công tác quy hoạch, quản lý đất đai tốt nhƣ đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lƣợng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai hạn mức
diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý để áp giá bồi thƣờng hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cƣ thƣờng thuận lợi hơn, ngƣợc lại những địa phƣơng không thực hiện tốt những nội dung trên thƣờng gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, thông báo thu hồi đất đến ngƣời dân… để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đi qua nơi có diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án.
Thời gian qua, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Diễn Châu đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng nhu cầu đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc tháo gỡ.
- Thứ nhất, chƣa đảm bảo đƣợc tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch bằng các biện pháp hành chính. Quy định về chế độ thông tin, công bố quy hoạch theo tính chất của từng loại quy hoạch, đảm bảo đƣợc tính minh bạch trong việc công khai quy hoạch kế hoạch để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch trên địa bàn huyện Diễn Châu còn hạn chế nên dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân, cụ thể là các hộ gia đình nằm trong khu vực quy hoạch còn chƣa nắm đƣợc thông tin, vị trí, thời gian thực hiện, triển khai dự án cụ thể dẫn đến tình trạng khi các tổ chức thực hiện việc trích đo, kiểm đếm hiện trạng để thực hiện việc trích lục bản đồ, kiểm kê tài sản, đất đai, hoa màu, nhà cửa kiến trúc...của các hộ dân có liên quan đến việc di dời để thực hiện dự án thì các hộ dân đều bất ngờ, không có thời gian để chuẩn bị công tác di chuyển, kế hoạch sản xuất sau khi thu hồi đất đai, nhà cửa và phƣơng án bố trí việc làm nên nhiều hộ đã phản đối việc thực hiện dự án gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bên cạnh đó, việc thiếu kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cấp dƣới, kiểm tra tình hình sử dụng đất công và chƣa sẵn sàng các biện
pháp xử lý cụ thể đối với các trƣờng hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất cũng dẫn đến tình trạng thiếu hiệu quả trong công tác thu hồi đất và thực hiện hoạt động giải phóng mặt bằng.
Thứ hai: Điều 36, 37 Luật Đất đai năm 2003 cho phép cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và thu hồi đất, tạo điều kiện cho việc tập trung ruộng đất, phân công lại lao động xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH đất nƣớc; bảo đảm lợi ích kinh tế của ngƣời sử dụng đất; thúc đẩy các chính sách đất đai bình đẳng, sử dụng có hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện phân cấp cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong QLNN về đất đai theo hƣớng xã hội nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Tuy nhiên, những quyết định về giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, ngƣời có thẩm quyền thời gian qua cũng chƣa đáp ứng yêu cầu chung của QLNN.
Việc giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ cho các nhu cầu phát triển, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng chƣa đƣợc cân nhắc cụ thể, dẫn đến tình trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhƣng không sử dụng hết, bỏ hoang, nổi bật là Dự án Cụm Công nghiệp Diễn Tháp với diện tích quy hoạch khoảng 26,13 ha, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay UBND huyện mới ban hành Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng với diện tích là 26 ha, số diện tích đƣợc các doanh nghiệp, các cá nhân thuê lại để sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà xƣởng tại Cụm công nghiệp Diễn Tháp mới lấp đầy đƣợc 19,74 ha/26,13 ha quy hoạch, đạt tỷ lệ 75%. Trong khi đó tại khu vực trên nhiều hộ gia đình sau khi bị nhà nƣớc thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp và mời các doanh nghiệp đi vào sản xuất nhƣng do mật độ lấp đầy
cụm công nghiệp chƣa cao nên diện tích đất bỏ hoang vẫn còn nhiều trong khi đó ngƣời dân lại không có đất để canh tác, sản xuất nông nghiệp, không có việc làm dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn vì quỹ đất để sản xuất nông nghiệp thiếu hụt.
Thứ ba: Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ đã xác định rõ ràng, cụ thể hoạt động quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng (KHSD) đất của các cấp, các ngành.
Thực tiễn, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất…, ở nhiều xã, thị trấn vẫn thể hiện sự tùy tiện, không tuân thủ các tiêu chí từ việc lập quy hoạch, KHSD, đến việc điều chỉnh lại quy hoạch, KHSD đất đã đƣợc công bố giữa các cấp (trung ƣơng với cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã), các ngành (xây dựng, giao thông, kiến trúc với cơ quan quản lý tài nguyên - môi trƣờng) và các địa phƣơng, làm cho tình trạng quy hoạch “treo” diễn ra phổ biến. Nhiều quy hoạch, KHSD thiếu tính khoa học đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, thiếu thẩm mỹ, trùng lấn quy hoạch. Bên cạnh đó, quy hoạch, KHSD đất cũng chƣa mang tính công khai, hoặc công khai còn rất hình thức, điều này đã tạo kẽ hở cho một số cán bộ có thẩm quyền trong việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, KHSD đất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi nhiều mảnh đất có giá trị.
Thứ tƣ: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến công tác quy hoạch, tranh chấp đất đai và các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đã đƣợc quy định cụ thể tại Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, Luật Thanh tra năm 2010, và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn liên quan và các quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
Ngoài ra, trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến công tác quy hoạch, tranh chấp đất đai và các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của các cơ quan nhà nƣớc cấp huyện, xã còn rất yếu và chƣa nghiêm túc, đặc biệt là chính quyền cấp xã. Điều này thể
hiện rõ ở việc giải quyết tranh chấp đất đai trƣớc tiên phải đƣợc giải quyết thông qua hòa giải tại xã, phƣờng, thị trấn với sự tham gia phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận (Điều 135 Luật đất đai năm 2003), song, trên thực tế UBND các xã không thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, không chịu khó tìm hiểu, nắm vững các quy định của pháp luật, không thực hiện tốt công tác dân vận, tìm hiểu cụ thể các nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tranh chấp liên quan đến đất đai, các chính sách liên quan đến công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân nên nhiều trƣờng hợp tham gia hòa giải không thành.
Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu tính chuyên môn, chuyên nghiệp và tính chuyên tâm của đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ. Vì vậy, nhiều hoạt động giải quyết khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, nhất là việc cấp, bán đất để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; thu chi tài chính, trù dập, bao che để vụ lợi thƣờng đƣợc giải quyết một cách “qua loa” hoặc cho “chìm xuồng”, nên hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những đối tƣợng trên không mấy hiệu quả, ít tính răn đe, làm mất lòng tin của ngƣời dân vào chính quyền nhà nƣớc.
3.2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
3.2.2.1. Thực trạng việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ
- Đối với cây trồng, mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản: Hàng năm, Sở Tài chính ra thông báo đơn giá làm căn cứ bồi thƣờng, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nƣớc phục vụ công tác GPMB trên địa bàn huyện. Hầu hết đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ đều sát với thực tế và giá thị trƣờng. Tuy nhiên, cách xác định nhóm loại cây, diện tích trồng xen hoặc vƣợt quá mật độ quy định lại chƣa rõ ràng, dẫn đến tình trạng chƣa bồi thƣờng thoả đáng và làm chậm tiến độ GPMB.
+ Một vấn đề khó khăn cho đơn vị thực hiện công tác bồi thƣờng, GPMB là số loại cây không nằm trong bảng đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ của Sở Tài chính. Khi đi điều tra xác minh tài sản trên đất và ghi vào biên bản trƣớc sự chứng kiến của ngƣời dân và các ban ngành, đoàn thể, nhƣng khi lập phƣơng án bồi thƣờng thì lại không có đơn giá. Trong trƣờng hợp này, ngƣời điều tra xác minh có thể linh hoạt áp dụng đơn giá của các loại cây cùng họ hoặc tƣơng đƣơng. Nhƣng cũng có trƣờng hợp ngƣời dân chống đối, yêu cầu phải có thông báo giá của Sở Tài chính. Thời gian để đơn vị thực hiện nhiệm vụ GPMB tập hợp, làm công văn đề nghị bổ sung đơn giá cho đến khi có văn bản trả lời của Huyện là dài, làm kéo dài thời gian GPMB.
+ Đối với cây trồng cao hơn mật độ quy định thì đƣợc hỗ trợ tối đa không quá 30% mật độ quy định và theo mức giá bằng 50% đơn giá của cây cùng chủng loại. Thực tế cho thấy, khi ngƣời dân trồng cây, đặc biệt là cây lâu năm, thông thƣờng đều trồng với mật độ cao hơn quy định vì chỉ trồng theo kinh nghiệm chứ không nắm đƣợc tỷ lệ, mật độ của từng loại cây. Mục đích ngƣời dân trồng để sử dụng hoặc kinh doanh chứ không phải mục đích nhận tiền bồi thƣờng. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp cố tình trồng thật nhiều, với mật độ cao sau khi có thông báo thu hồi đất với mục đích lấy tiền bồi thƣờng, hỗ trợ. Vì vậy, khi Nhà nƣớc thu hồi đất, việc chỉ đƣợc hỗ trợ một phần diện tích và đơn giá cho tất cả các đối tƣợng gây bức xúc cho ngƣời dân.
+ Đối với một số loại cây, diện tích trồng xen dƣới tán của cây khác thì chƣa có quy định cụ thể cho việc bồi thƣờng. Ví dụ nhƣ rau Diếp cá trồng dƣới tán giàn Mƣớp, Dứa trồng xen trong vƣờn Keo. Khi bồi thƣờng chỉ đƣợc tính giàn Mƣớp hoặc cây Keo, còn lại rau Diếp cá hoặc Dứa lại không đƣợc bồi thƣờng. Ngƣời dân thƣờng có xu thế đòi bồi thƣờng toàn bộ những cây trồng trên đất, vì vậy cho phép đơn vị làm nhiệm vụ bồi thƣờng vận dụng linh hoạt để lập phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ thực sự cần thiết.
- Đối với công trình, vật kiến trúc: Đơn giá làm cơ sở xác định giá trị bồi thƣờng, hỗ trợ cũng linh hoạt, thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Di chuyển mộ là điều bất đắc dĩ và hầu nhƣ các gia đình không mong muốn. Tuy nhiên, việc bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển mộ chƣa thực sự thoả đáng. Đối với việc di chuyển mồ mả thì mức tiền bồi thƣờng đƣợc ủy ban nhân dân tỉnh quy định đơn giá bồi thƣờng cụ thể đối với từng loại mồ mả, theo đơn giá hàng năm do Sở Tài chính xây dựng. Tuy nhiên di chuyển mộ có yếu tố tâm linh, chủ yếu dựa vào sự tình nguyện của các gia đình. Từ thực tế các dự án lớn trên địa bàn Huyện cho thấy, di chuyển mộ ảnh hƣởng rất lớn đến tiến độ GPMB. Tại huyện Diễn Châu chƣa quy hoạch các nghĩa trang, việc an táng còn tuỳ tiện.
- Đơn giá bồi thƣờng đất ở: Đƣợc xây dựng dựa trên khả năng sinh lời, khoảng cách tới đƣờng giao thông, đƣờng phố và điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc xây dựng này chƣa sát với thực tế giao dịch, chuyển nhƣợng và giá trị thực của nó. Ví dụ giá đất cao nhất dọc đƣờng quốc lộ 1A qua địa phận Thị trần: 6.000.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 40.000.000 đồng/m2, giá đất ở nông thôn một số xã đồng bằng (Diễn Lâm) là 800.000 đồng/m2, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 2.000.000 - 4.000.000 đồng/m2, thấp nhấp ở một số xã trung du nhƣ Diễn Trung, Diễn Trƣờng khoảng từ 100.000 đồng/m2
, trong khi thực tế chuyển nhƣợng khoảng 1.000.000 đồng/m2. Chênh lệch đơn giá quá lớn khiến ngƣời dân không muốn nhận tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo khung giá nhà nƣớc quy định mà muốn đƣợc đền bù theo mức đơn giá tƣơng đƣơng mức giá trên thị trƣờng dẫn đến việc chên lệch giá cả, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện rất lúng túng trong việc thuyết phục ngƣời dân, cũng nhƣ việc làm văn bản trình Sở Tài chính điều chỉnh mức giá đền bù tiến gần sát với mức giá thị trƣờng để không quá thiệt thòi cho ngƣời dân, đây cũng là một nguyên nhân thƣờng gặp trong công tác GPMB.
Chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ bằng tiền chƣa thật công bằng giữa các loại đất; giữa các xã và phƣờng; giữa hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phƣơng liền kề trong cùng một khu vực GPMB đang có sự chênh lệch bất hợp lý. Giá đất để bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thấp so với giá chuyển nhƣợng thực tế tại địa phƣơng, tạo ra mức chênh lệch làm cho ngƣời dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thƣờng, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án. Một dự án đi qua địa bàn nhiều huyện, nhiều xã, nhiều tuyến đƣờng sẽ dẫn đến tình trạng so sánh chính sách đền bù, cũng cùng một con đƣờng đi qua hai khu dân cƣ nhƣ tại dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A nhƣng mức giá đền bù lại có sự chênh lệch do giá đất đền bù tại thị trấn cao hơn mức giá đất của xã, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân là mức giá đền bù của các dự án diễn ra trên địa bàn của một xã lại khác nhau do Chủ đầu tƣ của các dự án khác nhau, đặc biệt là các dự án do nhà nƣớc làm chủ đầu tƣ thì đền bù theo mức giá đã đƣợc sở Tài chính quy định nên mức giá thấp hơn, còn các chủ đầu tƣ là các doanh nghiệp tƣ nhân thì họ thƣờng dùng biện pháp thƣơng lƣợng, thỏa thuận với ngƣời dân về mức giá đền bù sát hơn với mức giá mà ngƣời dân mong muốn nên ngƣời dân của các địa phƣơng có dự án đi qua thƣờng so sánh, đối chiếu giá đền bù và tính toán thiệt hơn nên đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ GPMB.
3.2.2.2. Thực trạng việc ban hành chính sách tái định cư và đào tạo nghề nghiệp, việc làm
- Giá làm cơ sở tính thu tiền sử dụng đất tái định cƣ là giá đất đƣợc xác định trên cơ sở quy hoạch xây dựng HTKT thực tế khu đất giao TĐC. Trƣờng hợp mức giá đất do Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành chƣa phù hợp với thực tế quy hoạch xây dựng bình quân