Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng

4.1.1. Hoàn chỉnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000

Trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, thì nội dung về điều tra, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính là nội dung rất quan trọng, là cơ sở để thực hiện những nội dung sau, đồng thời nó phản ánh hiện trạng sử dụng đất của khu vực dự án. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phƣơng công tác này đƣợc thực hiện rất chậm, mới chỉ có khoảng 40-50% số đơn vị cấp xã có bản đồ địa chính. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hƣởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai ở các địa phƣơng và trực tiếp là công tác xây dựng dự án đền bù thiệt hại trong công tác giải phóng mặt bằng và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

Do vậy, cần hoản chỉnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000 trong thời gian sớm nhất. Để làm đƣợc điều đó cần phải:

- UBND huyện phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài Nguyên Môi trƣờng để xây dựng kế hoạch đo đạc, lập bản đồ địa chính. Với những nơi đã có bản đồ địa chính thì hoàn thiện bổ sung cho chính xác, kịp thời với những thay đổi.

- Đốc thúc UBND các xã trong việc xác nhận nguồn gốc đất, hồ sơ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp kinh phí cho việc lập bản đồ hiện trạng đất ở, đất nông nghiệp ở các địa phƣơng.

- Thực hiện nghiêm các quy định của UBND tỉnh về quy hoạch, xây dựng và đô thị, tránh tình trạng chồng lấn quy hoạch.

4.1.2. Quản lý kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh triển đô thị của tỉnh

Quy hoạch xây dựng đô thị phải đƣợc nghiên cứu một cách nghiêm túc, đồng bộ, có cơ sở khoa học càng chi tiết càng tốt. Và phải tuyệt mật khi chƣa

đƣợc cấp có thẩm quyền xét duyệt. Mọi rò rỉ thông tin từ quy hoạch sẽ làm giàu cho bọn đầu cơ mua bán đất gây rối loạn thị trƣờng nhà đất. Khi quy hoạch nhà đất đã đƣợc duyệt thì phải công khai hoá để mọi ngƣời dân biết và có thể tham gia ý kiến cụ thể. Việc mua bán đất thuộc diện quy hoạch đều là bất hợp pháp. Nhà xây dựng thêm, làm nhà mới sau khi quy hoạch đƣợc công bố đều không tính giá trị đền bù. Quy hoạch chung chung không sát thực tế, điều chỉnh, sửa chữa nhiều lần không ấn định thời gian thực hiện sẽ tạo tâm lý bất an trong lòng dân. Sẽ di dời song di dời đi đâu làm lại nhà, sửa nhà cũng không đƣợc đó là nỗi khổ của những ngƣời dân sống trong vùng thuộc diện quy hoạch, giải toả… không cụ thể, không ổn định.

Để phù hợp với tiến trình của phát triển chung của tỉnh Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu cần phải cân đối chính sách, thực trạng phát triển các khu vực dân cƣ, đặc biệt là các điểm giao thông trọng yếu. Tránh tình trạng xin, cấp dự án không phù hợp với quy hoạch dẫn đến khó khăn cho công tác GPMB sau này.

Cần ƣu tiên những vùng đất nông nghiệp khó canh tác, sản xuất hoặc năng suất không cao cho thực hiện dự án để đảm bảo an ninh lƣơng thực, hạn chế tối đa việc thực hiện dự án trên đất trồng lúa, đặc biệt là đất hai lúa. Đồng thời nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng để tránh tình trạng ô nhiễm sau này.

Xác định từng vùng phát triển theo hƣớng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ và có hƣớng đầu tƣ hợp lý. Quy hoạch lại nghĩa trang tại các xã, tránh tình trạng chôn cất bừa bãi. Đầu tƣ xây dựng nghĩa trang theo hƣớng tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)