Thực trạng kiểm soát công tác giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 59)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.4. Thực trạng kiểm soát công tác giải phóng mặt bằng

Các cơ quan có chức năng kiểm soát công tác GPMB không thƣờng xuyên bám sát tình hình thực tế, không có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện quy trình, chính sách bồi thƣờng, GPMB.

- Sở Tài chính: Chủ trì cùng các ngành liên quan xác định giá đất để tính bồi thƣờng, hỗ trợ và giao đất tái định cƣ; hƣớng dẫn hoặc đề xuất giải quyết vƣớng mắc của UBND cấp huyện trong áp dụng chính sách giá đất, tuy nhiên giá đất xây dựng chƣa sát với thực tế chuyển nhƣợng trên thị trƣờng. Còn tình trạng giá đất ở thấp hơn giá đất nông nghiệp.

Chƣa có quy chuẩn cho việc xác định cấp nhà, các công trình, kiến trúc. Nổi cộm trong đó là đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ di chuyển mộ chƣa hợp lý: Mộ đất: 3.000.000 đồng/mộ, mộ xây: 5.300.000 đồng/mộ, mộ chƣa cải táng: 8.000.000 đồng/mộ; với giá cả thị trƣờng cao nhƣ hiện nay và phong tục tập quán của ngƣời nông dân thì chi phí trên là quá thấp, đặc biệt là di chuyển mộ chƣa cải táng vô cùng khó khăn và tốn kém kinh phí.

- Sở Tài nguyên và Môi trƣờng: Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ

An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, liên tục. Việc đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn tỉnh tuy đã đƣợc triển khai đến tất cả các huyện nhƣng việc triển khai chƣa đồng bộ, vẫn còn nhiều xã chƣa đƣợc thực hiện việc đo đạc bản đồ địa chính. Bên cạnh đó việc cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh còn chậm chƣa thực hiện đúng hƣớng dẫn của Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Ngoài ra Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cũng chƣa thật sự phối hợp tốt với sở Tài chính trong việc xác định giá đất hàng năm.

- Thanh tra huyện: Kết luận, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, với lƣợng đơn thƣ khiếu nại vƣợt cấp nhiều nhƣ hiện nay thì Thanh tra huyện không thể kịp thời giải quyết. Cƣờng độ kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện, các Sở, ngành có liên quan trong việc giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thấp.

- Hội đồng bồi thƣờng: Là cơ quan thƣờng trực của UBND cấp huyện trong việc thực hiện các vấn đề liên quan tới GPMB. Nhƣng Hội đồng bồi thƣờng huyện Diễn Châu không phải là cơ quan thƣờng xuyên hoạt động, thành viên hội đồng GPMB là Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng thƣờng là trƣởng, phó các phòng ban có liên quan, cơ quan tham mƣu cho Hội đồng là Tổ GPMB và các đơn vị có liên quan cùng có chức năng GPMB. Do vậy việc tập trung chỉ đạo không đƣợc cao, do Phó Chủ tịch UBND huyện còn nhiều công việc, họp hành, Trƣởng các phòng nhƣ Tài chính, Tài nguyên và Môi trƣờng, Công thƣơng thì việc tham gia Hội đồng

GPMB theo kiểu vừa “đá bóng”, vừa “thổi còi”. Với tính chất không thƣờng xuyên nên Hội đồng không thể hiện đƣợc vai trò của mình.

- Kiểm toán chi phí giải phóng mặt bằng cũng là công việc có tính chất phức tạp. Với thời gian thực hiện dự án kéo dài và chính sách thƣờng xuyên thay đổi khiến cho việc kiểm toán gặp khó khăn. Thông thƣờng kiểm toán GPMB gắn liền với kiểm toán dự án, nhƣng với những dự án có chi phí GPMB lớn, chi phí kiểm toán độc lập thì UBND cấp huyện chƣa từng gặp phải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)