Lựa chọn chiến lƣợc Marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing của nhà sách Hà Thành (Trang 67 - 69)

Chƣơng 4 : ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC MARKETING

4.4. Lựa chọn chiến lƣợc Marketing

Từ ma trận SWOT trên có thể đƣa ra các chiến lƣợc sau:

* Chiến lƣợc SO: - Phát triển thị trƣờng:

Với thế mạnh hiểu thị trƣờng, vị trí địa lý tốt hơn và tận dụng cơ hội từ bên ngoài nhƣ lòng trung thành của khách hàng, trình độ dân trí ngày càng cao nên nhu cầu về sách, tiếp cận tri thức ngày càng tăng, Nhà sách lựa chọn chiến lƣợc Phát triển thị trƣờng để gia tăng thị phần và lợi nhuận.

- Phát triển đa dạng sản phẩm:

Chiến lƣợc này dựa trên lợi thế mối quan hệ với các nhà cung cấp kết hợp với lòng trung thành của khách hàng, sự phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí cũng nhƣ chƣa có đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm cung cấp thêm những sản phẩm mới, hiện đại hơn, tăng thêm khách hàng trung thành.

* Chiến lƣợc ST: - Phát triển thị trƣờng:

Chiến lƣợc này tận dụng tối đa sức mạnh về khả năng có thể nhập hàng đa dạng từ các nhà cung cấp khác nhau tại Hà Nội và trên cả nƣớc và Quan hệ với các đơn vị trực thuộc để đối phó với các nguy cơ tác động đến công ty nhƣ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng, nhƣ ảnh hƣởng từ nhà sản xuất, tác động của nhà nƣớc đến lƣơng giá và tình trạng sách lậu tràn lan trên thị trƣờng.

- Đa dạng hóa hàng ngang:

Chiến lƣợc này thực hiện nhằm khắc phục những sản phẩm thay thế đang phát triển rất mạnh hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật, ngày nay có rất nhiều cách để khách hàng tiếp cận nguồn tri thức một cách tiện lợi và tiết kiệm hơn mà không cần bƣớc ra khỏi nhà. Ví dụ nhƣ là các nhà sách online, những trang web cung cấp sách

miễn phí trên mạng internet..v.v. Vì thế bằng việc phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của mình, Nhà sách có thể mở rộng cung cấp những dịch vụ sách trực tuyến nhằm tăng tính đa dạng về sản phẩm, tăng sự thu hút đến những đối tƣợng khách hàng mới và sự tiện lợi cho khách hàng trung thành. Tuy nhiên điểm yếu cần lƣu ý ở đây của Nhà sách là khả năng nghiên cứu phát triển còn yếu nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu lĩnh vực mới nhƣng với đội ngũ nhân viên có trình độ cùng với khả năng tài chính mạnh, và khả năng phát triển, hoạch định chiến lƣợc của mình.

* Chiến lƣợc WO: - Chiến lƣợc liên kết:

Nhƣ bất kì một công ty kinh doanh nào trên thị trƣờng trong thời đại phát triển nhanh chóng hiện nay, việc nghiên cứu phát triển để tìm ra thị hiếu khách hàng, những xu hƣớng mới là một vấn đề hết sức quan trọng. Bằng việc liên kết với các đối tác có chuyên môn, chiến lƣợc này sẽ khắc phục điểm yếu trong việc nghiên cứu phát triển, tận dụng những cơ hội nhƣ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn cung ứng đa dạng nhằm nâng cao thêm chất lƣợng sản phẩm, giúp công ty bắt kịp với xu thế của thời đại.

- Chiến lƣợc phân phối:

Chiến lƣợc này nhằm tận dụng lòng trung thành của khách hàng để cải thiện các dịch vụ kèm theo và sự chênh lệch về cơ sở vật chất giữa các chi nhánh, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng phục vụ và tăng khách hàng trung thành.

* Chiến lƣợc WT:

- Hội nhập về phía trƣớc:

Chiến lƣợc này dùng để nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà xuất bản.

Chiến lƣợc này nhằm chống chọi lại sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, cũng nhƣ của sự phát triển mạnh của các sản phẩm thay thế, bằng cách phải khác phục những điểm yếu của công ty nhƣ nâng cao năng lực ngiên cứu phát triển sản phẩm và đầu tƣ vào khả năng tiếp cận với thị hiếu khách hàng.

Qua đây, tác giả đề xuất chiến lƣợc mà Nhà sách Hà Thành lựa chọn là: Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng. Do những thế mạnh về am hiểu thị trƣờng và vị trí địa lý tốt hơn: có nhiều năm kinh nghiệm hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Fahasa Vĩnh Phúc, có lợi thế hàng đầu là vị trí Nhà sách thuận lợi (Quanh bán kính khoảng 500m là hệ thống các trƣờng học từ mẫu giáo lên tới Đại học. Nằm trên trục đƣờng chính, thuận tiện cho khách hàng.) Cùng với đó là trình độ dân trí trong khu vực ngày càng cao nên nhu cầu về sách, tiếp cận tri thức ngày càng tăng. Nhà sách lựa chọn chiến lƣợc Phát triển thị trƣờng để gia tăng thị phần và lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược marketing của nhà sách Hà Thành (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)