Xuất về sự phát huy “Văn minh,văn hóa nghề” tại KBNN Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 96)

2. 2 Thực trạng quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh,văn hóa nghề”

3.2 xuất về sự phát huy “Văn minh,văn hóa nghề” tại KBNN Hả

Dƣơng

Khi hỏi ý kiến CBCC của đơn vị về những việc cần làm trước tiên để nâng cao tính văn minh, văn hóa trong công sở tại đơn vị, 42/109 ý kiến trả lời (38,53%) cho rằng việc đầu tiên cần làm là “Rà soát và xây dựng quy chế làm việc, quy trình giải quyết công vụ chuẩn mực, khoa học, xây dựng kênh thông tin công khai, minh bạch”. Những lựa chọn còn lại có tỉ lệ xấp xỉ nhau và chiếm tỉ lệ khá thấp. Như vậy, có thể thấy rằng cho dù cơ sở vật chất hữu hình của công sở có khang trang, sạch đẹp, hiện đại đến đâu thì điều được quan tâm nhất vẫn là chất lượng giải quyết công việc, phục vụ công vụ. Điều này đã được các CBCC ý thức rõ hơn và đó cũng là tín hiệu khả quan trong

việc định hướng xây dựng và hoàn thiện văn hóa công sở cho đơn vị nói riêng và cho cả hệ thống KBNN nói chung.

Về phía khách hàng đến giao dịch tại đơn vị, khi được hỏi về những mong muốn, hy vọng khi đến giao dịch, giải quyết công vụ tại KBNN Hải Dương, có 42,86% ý kiến cho biết họ mong muốn thời gian xử lý, giải quyết công việc được rút ngắn hơn nữa. Các ý kiến còn lại cũng có tỉ lệ lựa chọn tương đương, xấp xỉ nhau và tương đối thấp. Điều này đã phần nào nói lên chất lượng phục vụ, giải quyết công vụ của đơn vị là khá tốt, được số đông khách hàng hài lòng. Thời gian xử lý công vụ cụ thể theo từng loại nghiệp vụ phát sinh được quy định theo chế độ, muốn rút ngắn còn tùy thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi và ban hành chế độ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố và còn cần có cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc, lâu dài. Đây cũng là mục tiêu chung của đề án Cải cách thủ tục hành chính công được Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn.

Với những điểm còn hạn chế tìm hiểu được khi tiến hành nghiên cứu quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề” và khảo sát thực trạng văn hóa công sở tại KBNN Hải Dương, tôi xin được mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết phần nào những hạn chế đó, cụ thể như sau:

- Về phát triển nguồn nhân lực:

Cần có sự quan tâm đúng mức tới việc phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích và hỗ trợ tối đa, mở rộng hơn nữa đối tượng được hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho việc đào tạo thường xuyên và liên tục nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, về lý luận chính trị cũng như nhận thức về văn minh, văn hóa và xây dựng văn minh, văn hóa trong công sở cũng như trong đời sống xã hội nói chung của CBCC.

- Về phong cách quản lý, lề lối làm việc và tổ chức điều hành mối quan hệ của đơn vị

- Lãnh đạo đơn vị cần cố gắng gương mẫu hơn nữa trong thực thi VHCS, hạn chế tối đa việc vi phạm cho dù là nhỏ nhất những chuẩn mực, quy định, quy chế đã đề ra;

- Tăng cường rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại, biết lắng nghe và bình tĩnh xử lý công việc một cách linh hoạt, có hiệu quả;

- Việc khen, chê cần đúng lúc, đúng người, đúng chỗ.

- Về đạo đức, phong cách giao tiếp, ứng xử và trang phục của CBCC

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cụ thể hoá bằng những việc làm cụ thể như cách ăn nói, cách giao tiếp ứng xử, thái độ ân cần, niềm nở, nhiệt tâm trong xử lý, giải quyết công việc của người dân. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai minh bạch các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người dân kiểm tra giám sát. Quan trọng hơn chính là việc cần thay đổi nhận thức, suy nghĩ của một số CBCC về thái độ hành vi ứng xử với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”, cải thiện giao tiếp công vụ phải được coi là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng VHCS, thể hiện bộ mặt của VHCS. Tổ chức các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về các kỹ năng thực hành VHCS như: kỹ năng giao tiếp, nghi thức và ứng xử trong hành chính; phong cách và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tăng cường hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề VHCS để mọi người có thể giao lưu, học hỏi, trao đổi về VHCS… dần tạo dựng truyền thống học tập và phát huy VHCS;

- Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; nhân dân là chủ, công chức là công bộc của dân. Vì vậy, giá trị cao nhất của đạo đức công vụ là trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ dân. Mọi hoạt động của bộ máy nhà

nước và đội ngũ CBCC đều nhằm mục đích phục vụ nhân dân với thái độ, tinh thần làm việc tận tụy, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng, tham ô... Để nâng cao đạo đức công chức, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạo đức, trong đó giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách người CBCC;

- Nên có quy định rõ ràng, cụ thể về trang phục khi đến làm việc tại công sở của CBCC, tránh tình trạng CBCC ăn mặc tùy tiện khi đến công sở, đặc biệt là những người ở cương vị lãnh đạo trong đơn vị phải gương mẫu thực hiện trước;

- Việc đeo thẻ CBCC khi thi hành công vụ cần được đưa thành tiêu chí đánh giá thi đua, bình xét hàng tháng, hàng quý,... và cần có kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên, dần tạo thành thói quen cho mỗi CBCC khi thực thi công vụ.

Từ truyền thống coi trọng đạo đức của dân tộc và quan điểm đức là gốc của người cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, việc thực hiện giáo dục đề cao giá trị đạo đức, đề cao sự tự rèn luyện, tu dưỡng của CBCC trong việc chuyển văn hóa đạo đức xã hội, các giá trị xã hội tiến bộ thành văn hóa đạo đức cá nhân; coi tiêu chí cao nhất để đánh giá hiệu quả của giáo dục đạo đức là ở chỗ những tri thức, những chuẩn mực đạo đức xã hội được lĩnh hội và biến thành sức mạnh đạo đức cá nhân, biểu hiện trong việc thực hiện các hành vi đạo đức thực tế. Bác Hồ đã dạy: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền", do đó "Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng. Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn được

lòng dân, thì cũng như bắc dây leo trời". Vì vậy, tinh thần gương mẫu và phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng của những CBCC lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa to lớn đối với công tác giáo dục đạo đức công chức.

- Về các hoạt động đoàn thể

Cùng với việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại đơn vị nên tăng cường quan hệ phối hợp, chi bộ, chính quyền tạo điều kiện cho các đoàn thể hoạt động theo các chương trình của cấp trên, chủ động tổ chức các hoạt động tại đơn vị như tổ chức các buổi sinh hoạt dưới hình thức giao lưu văn nghệ, thể thao, thăm hỏi chúc thọ cha mẹ CBCC, tổ chức học, hát các ca khúc cách mạng, đọc và tuyên truyền các tác phẩm văn học, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện …

- Về ý thức xây dựng cơ quan văn hoá

- Thực hiện Luật Nâng cao sức khỏe cộng đồng là không được hút thuốc nơi công sở để giữ môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

- Không tụ tập ăn uống quà vặt tại nơi làm việc, vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh và mỹ quan môi trường. Nên bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc lá, thuốc lào. Mức độ cao hơn và nếu xét thấy cần thiết có thể đưa việc hút thuốc lá, thuốc lào vào thành tiêu chí đánh giá thi đua, bình xét hàng tháng, hàng quý... để mọi người có ý thức xây dựng môi trường công sở không có khói thuốc.

- Về thiết kế, bài trí và giữ gìn vệ sinh trụ sở

- Sắp xếp lại trật tự nội bộ, bố trí lại các quầy giao dịch tạo thuận lợi cho khách hàng và CBCC trong việc thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ.

- Tăng cường trang bị các phương tiện phục vụ khách hàng như ghế ngồi, nước uống, sách báo... đầy đủ, chu đáo hơn, bổ sung hướng dẫn sử dụng

thiết bị tra cứu dữ liệu thông tin tài khoản để khách hàng có thể chủ động tra cứu thông tin, chủ động hơn trong kế hoạch chi tiêu của đơn vị, khai thác triệt để tiện ích của thiết bị, tạo thiện cảm về sự văn minh, hiện đại của KBNN trong suy nghĩ của khách hàng giao dịch.

- Tăng cường công tác dọn vệ sinh, có thể thuê thêm nhân công làm việc bán thời gian,... và quan trọng hơn là phải làm thế nào để mọi người có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Kiên quyết tháo dỡ bàn thờ trong các phòng làm việc, không đun nấu, không thắp hương để thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ, bảo đảm mỹ quan cho trụ sở làm việc hiện đại.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, đất nước ta đang đẩy mạnh cuộc cải cách tổng thể nền hành chính, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và phát huy văn hóa trong các công sở. Mỗi đơn vị hành chính nhà nước đã và đang rất nỗ lực trong công cuộc xây dựng văn hóa công sở, với xu hướng chung là lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc kết hợp với sự văn minh, hiện đại của các công sở trên thế giới. Đây là việc làm cần thiết để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế. Mục đích là đảm bảo tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả ở mọi khâu hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.

Trong quá trình hình thành, ổn định và phát triển, KBNN Hải Dương với bề dày thành tích vẻ vang đã đạt được, đã vượt qua không ít khó khăn, thách thức, và trong suốt chặng đường hai mươi lăm năm kể từ khi được tái thành lập, đơn vị đã xây dựng được truyền thống văn hóa tốt đẹp, nhất là khi Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề Kho bạc” được nghiên cứu và ban hành năm 2006 và Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 02/8/2007 cho đến nay. Một chủ trương đúng cũng như một chính sách đúng muốn đi vào cuộc sống luôn cần có sự kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các cấp quản lý, có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ. KBNN nói riêng cũng như các công sở hành chính nói chung cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính cũng như thực hiện nghiêm túc những quy định, quy chế riêng của ngành mình và Quy chế văn hóa công sở theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập, xây dựng nền hành chính phục vụ đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đặt ra

là xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết được một cách cơ bản các vấn đề được đặt ra, thể hiện ở các nội dung:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản làm cơ sở lý luận nghiên cứu quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề” tại KBNN Hải Dương,

- Khảo sát thực tế để nắm bắt được thực trạng của văn hóa công sở và quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề” tại KBNN Hải Dương, đánh giá được những mặt tích cực, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục những mặt còn hạn chế, yếu kém,

- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề Kho bạc” nhằm nâng cao tính văn minh, văn hóa trong công sở tại KBNN Hải Dương.

Tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính văn minh, văn hóa trong đơn vị, tuy nhiên các giải pháp đề ra đều không tránh khỏi những mặt hạn chế đối với một số vấn đề liên quan như việc hoàn thiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề Kho bạc”, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, vấn đề phong cách quản lý của lãnh đạo, các hoạt động đoàn thể, bài trí trụ sở,… đây là những vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo giải quyết một cách đồng bộ từ cấp trên.

Trong phạm vi những kiến thức đã được học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và ứng dụng vào thực tiễn, do sự tập trung nghiên cứu mới chỉ đạt được ở mức độ nhất định, chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng những vấn đề có chất lượng cao và có tính khả thi hơn trong thời gian tiếp theo là rất cần thiết.

Mặc dù đã rất cố gắng tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh, văn hóa nghề Kho bạc”, song do kinh

nghiệm và kiến thức của tác giả còn nhiều hạn chế, đề tài còn khá mới mẻ, thời gian nghiên cứu có hạn cho nên các ý kiến đánh giá, phân tích và các đề xuất về giải pháp được nêu ra có thể chưa toàn diện, chỉ ở mức độ đóng góp ý kiến suy nghĩ cá nhân. Tác giả mong muốn được sự hướng dẫn, tham gia ý kiến của các Thầy, Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể được đưa vào áp dụng trong thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Đào Văn Chúc (1997), Văn hoá học, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

2. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Đỗ Minh Cương (1998), “Văn hoá - nội lực và mô thức phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Giáo dục lý luận (số 3)

4. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa

học và Kỹ thuật.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

7. Nguyễn Trọng Điều, Đinh Văn Mậu (2002), “Giao tiếp ứng xử hành chính”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Võ Nguyên Giáp (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

9. Trịnh Thanh Hà, (2007), “Những vấn đề cần được giải quyết trong việc xây dựng văn hoá ứng xử công vụ”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (số 9)

10. Trịnh Thanh Hà, (2007), “Văn hoá ứng xử công vụ - Khái quát từ thực tiễn lịch sử”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (số 9)

11.Trần Quốc Hải, (2000), “Đổi mới tư duy trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (số 9)

12.Trần Quốc Hải, (2004), “Cải cách các chương trình đào tạo công vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)