Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện “Văn minh,văn hóa nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

1. 4 Vai trò của ngƣời lãnh đạo tổ chức đối với sự hình thành và phát huy

1.6 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện “Văn minh,văn hóa nghề

rất rộng, mang nặng tính chất định hướng, đòi hỏi mỗi CBCC phải nghiên cứu, quán triệt và thực hiện một cách sáng tạo, không dập khuôn, máy móc, luôn suy nghĩ và hành động theo ý nghĩa phổ quát nhất, đó là:

- Chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN và của cơ quan, đơn vị;

- Đoàn kết và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

- Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, tập quán văn hóa dân tộc và cộng đồng, thực hiện một cách sáng tạo và luôn hương tới chân – thiện – mỹ.

1.6 – Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện “Văn minh, văn hóa nghề Kho bạc” nghề Kho bạc”

Văn hóa tổ chức nói chung, hay “Văn hóa nghề” nói riêng, là giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét nhất ở sự phù hợp của thái độ, lời nói, hành động của mỗi cá nhân trong cách xử sự với những người xung quanh cũng như với công việc hàng ngày. Sự phù hợp đó được coi là chuẩn mực chung, được tập thể chấp nhận và thực hiện.

Việc hình thành nên và duy trì nét văn hóa của tổ chức luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng của những nhân tố nội tại bên trong tổ chức và các yếu tố bên ngoài xã hội, các yếu tố chung, phổ biến của xã hội và cả những yếu tố đặc thù của cơ quan, tổ chức… ở những khía cạnh, mức độ và với chiều hướng khác nhau. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến sự nhận thức cũng như ý thức của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc, từ đó tích hợp, ảnh hưởng qua lại, lâu dài tạo nên một nét văn hóa đặc trưng của đơn vị.

Có thể nhận thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức hay “Văn hóa nghề” của đơn vị như sau:

- Thứ nhất, đó là văn hóa truyền thống của dân tộc, phong tục của địa

phương nơi đơn vị đóng trụ sở. Dù được hình thành trên cơ sở nào thì văn hóa của mỗi cơ quan, tổ chức cũng không thể không chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hóa mang tính truyền thống của quốc gia, dân tộc, bởi mỗi cá nhân trước khi gia nhập, làm việc và chịu ảnh hưởng của văn hóa tổ chức, đơn vị, đã được trang bị cho mình những chuẩn mực văn hóa của gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Những chuẩn mực này góp phần hình thành nên nhân cách cá nhân và có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức ứng xử của cá nhân đó đối với người khác, với những sự việc nảy sinh trong đời sống xã hội;

- Thứ hai, các quy định của Đảng, Nhà nước về các chuẩn mực văn hóa, ứng xử của người CBCC cũng có tác động rất lớn tới văn hóa của tổ chức. Quy định về chuẩn mực xử sự, ứng xử của CBCC khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Những chuẩn mực xử sự được quy phạm hoá này là điều bắt buộc thực hiện đối với mỗi CBCC, nó là thước đo tính văn minh, lịch sự trong thái độ, cách hành xử của mỗi người đối với đồng nghiệp, với khách hàng, nhân dân đến giao dịch cũng như tính tích cực, trách nhiệm đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Do vậy, trong quá trình nhận thức và tự giác hành động theo các chuẩn mực, mỗi người đã tự xây dựng cho mình một thái độ và cách hành xử có văn hóa, góp phần xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan. Những năm gần đây, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan và của mỗi cá nhân, đơn vị đã xây dựng được chuẩn mực đạo đức của người CBCC, thì một lần nữa, văn hóa ứng xử của CBCC lại càng được quan tâm

xây dựng. Việc đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các chuyên đề nội dung cụ thể giúp mỗi người có ý thức tự rèn luyện mình, cùng với sự kiểm điểm, đánh giá kịp thời các nội dung đăng ký thực hiện đã trở thành biện pháp hiệu quả để mọi người góp ý xây dựng, giúp nhau ngày càng tốt hơn. Phát huy vai trò nêu gương của người cán bộ lãnh đạo quản lý, thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong mọi công việc, nói đi đôi với làm...văn hóa ứng xử của mỗi cá nhân đối với người, với việc sẽ được nâng lên một bước;

- Thứ ba, do đặc thù là một đơn vị hành chính Nhà nước, thực hiện chức năng quản lý thu – chi NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước theo quy định nên trong hoạt động phải tiếp xúc với nhiều người, nhiều đối tượng khách hàng giao dịch trong môi trường nhạy cảm cho nên có những đòi hỏi riêng trong phong cách ứng xử và giao tiếp – một trong những yếu tố cấu thành văn hóa của tổ chức;

- Thứ tư, Người lãnh đạo, người đứng đầu tổ chức, có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra nét đặc thù, sự khác biệt cho tổ chức.

- Thứ năm, quan niệm về vị trí, tính chất công việc của mỗi CBCC trong đơn vị cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử riêng của mỗi người, góp phần ảnh hưởng đến văn hóa chung của tổ chức. Tâm lý so bì hơn thiệt, đố kỵ... nảy sinh khi so sánh công việc của mỗi người khiến cho CBCC thiếu tự tin trong giao tiếp, có những lời nói, thái độ dễ khiến người khác hiểu lầm, gây mất đoàn kết nội bộ;

- Các yếu tố khác

+ Xu hướng hoặc trào lưu chung của xã hội: Xã hội ngày nay luôn vận động và phát triển không ngừng về mọi mặt, luôn xuất hiện những xu hướng hoặc trào lưu xã hội mới, kéo theo những giá trị xã hội, những quan niệm,

chuẩn mực bị ảnh hưởng và thay đổi theo, nó sẽ tác động đến những cá nhân trong xã hội, từ đó ảnh hưởng tới văn hóa của tổ chức;

+ Những giá trị văn hóa học hỏi được: là những giá trị văn hóa, các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và các truyền thống mà đơn vị, tổ chức tiếp nhận được trong quá trình hình thành và hoạt động của mình (kinh nghiệm) do có sự giao lưu, chia sẻ...

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TIÊU THỨC “VĂN MINH VĂN HÓA NGHỀ KHO BẠC” TẠI KBNN HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)