Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 72)

2. 2 Thực trạng quá trình thực hiện Tiêu thức “Văn minh,văn hóa nghề”

2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình thực hiện “Văn minh, văn hóa nghề” tại đơn vị, vẫn còn một số mặt hạn chế như sau:

- Về thiết kế, bài trí và giữ gìn vệ sinh trụ sở

KBNN Hải Dương có trụ sở làm việc xanh, sạch, đẹp nhưng đôi chỗ giao dịch bố trí còn chưa hợp lý, khách hàng giao dịch phải di chuyển khá nhiều giữa các bộ phận giao dịch liên quan (ví dụ: kế toán thu NSNN, thu phạt hành chính được bố trí chỗ ngồi cách khá xa quầy kiểm ngân cho nên việc luân chuyển chứng từ chưa được thuận tiện, khu vực kế toán giao dịch kiểm soát chi NSNN được bố trí cách xa quầy chi tiền, khách hàng lĩnh tiền mặt cũng phải di chuyển nhiều, bản thân cán bộ giao dịch cũng phải di chuyển

nhiều đê luân chuyển chứng từ, mất thêm khá nhiều thời gian cho 1 giao dịch...);

- Tại văn phòng, khu vực quầy giao dịch có trang bị thiết bị tra cứu dữ liệu thông tin tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng chưa có hướng dẫn sử dụng đi kèm nên khách hàng chưa biết phải sử dụng như thế nào, dẫn đến lãng phí, tiện ích của thiết bị chưa được khai thác triệt để;

- Công tác vệ sinh trụ sở còn thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu do người tạp vụ kiêm văn thư thực hiện, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một số người còn kém, xả rác bừa bãi…

- Trụ sở cơ quan chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhà, lán để xe của CBCC cũng như của khách hàng đến giao dịch, xe của khách hàng vẫn phải để ngoài trời mưa, nắng...

- Về đạo đức, phong cách giao tiếp, ứng xử và trang phục của CBCC

- Thực tế hiện nay, các lĩnh vực công tác nhạy cảm liên quan đến cán bộ, quản lý tài chính, tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành là những công tác nhạy cảm, dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Trong thời kinh tế thị trường, khi đồng lương CBCC (tính theo ngạch bậc, theo thâm niên công tác chứ không theo hiệu suất năng lực cống hiến của người lao động) còn hạn hẹp, rất khó khăn để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ thì những cơ hội hàng ngày tiếp xúc với tiền và các chứng chỉ có giá (hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng) quả thực là một thử thách, nếu không giữ được lập trường tư tưởng kiên định, nhân cách đạo đức vững vàng thì thật khó tránh khỏi những biểu hiện tiêu cực nảy sinh. Hệ thống KBNN đã từng xảy ra việc lợi dụng chức trách mưu cầu lợi ích cá nhân một cách phi pháp (sử dụng tờ trái phiếu hỏng nhưng cố tình không huỷ ngay theo quy trình, đem đi thế chấp vay vốn ngân hàng về tiêu xài cá nhân; giả mạo chữ ký chủ tài khoản để rút tiền NSNN…). Đó là vấn đề không chỉ của riêng CBCC KBNN Hải

Dương, mà là hiện tượng chung của CBCC các ngành trong toàn xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải đưa ra xem xét tìm giải pháp khắc phục như thay đổi chính sách lương bổng nói chung, các đơn vị nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân sự cho thích đáng để giữ người tài và hạn chế tiêu cực nảy sinh…

- Áp lực từ công việc ngày càng nhiều, cường độ công việc ngày càng cao nhưng số lượng CBCC vẫn không được tăng thêm (theo chủ trương khoán và tinh giản biên chế của Nhà nước và của Hệ thống) cũng là một yếu tố thúc đẩy sự bức xúc từ phía khách hàng khi đến giao dịch tại KBNN phải xếp hàng chờ đợi lâu, còn về phía CBCC thì cũng khó có thể niềm nở, ân cần, chu đáo, lịch sự khi phải phục vụ cùng lúc số lượng khách hàng lớn.

- Vấn đề văn hóa trong giao tiếp với đồng nghiệp, giao tiếp qua điện thoại của CBCC đơn vị chưa được thực sự quan tâm, việc xưng hô giữa các đồng nghiệp và qua điện thoại còn tuỳ tiện, chưa chuẩn mực.

- Việc CBCC mặc đồng phục và đeo thẻ công chức khi đến công sở đôi khi chưa được thực hiện nghiêm túc và triệt để, còn có tình trạng quên thẻ, quên không mặc đồng phục (vì hiện nay đơn vị chỉ yêu cầu mặc đồng phục một số ngày trong tuần nên CBCC phải nhớ lịch để thực hiện, dễ dẫn tới quên hoặc nhầm lẫn).

- Về phong cách quản lý, lề lối làm việc và tổ chức điều hành mối quan hệ của đơn vị

- Lãnh đạo đơn vị đôi khi chưa gương mẫu trong thực thi mọi quy tắc chuẩn mực về VHCS. Dù người lãnh đạo vi phạm một điều tưởng như rất nhỏ (làm việc riêng trong giờ làm việc, hút thuốc lá nơi công cộng...) nhưng lại để lại hậu quả lớn: đó là tất cả nhân viên cấp dưới đều thấy bản thân cũng có thể vi phạm tương tự như vậy.

- Trong giao tiếp, đôi khi lãnh đạo có thái độ chỉ trích một chiều đối với cấp dưới, thiếu sự bình tĩnh, điềm đạm; xử lý công việc còn vội vàng, chưa

linh hoạt, làm cho cấp dưới e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng của mình qua công việc.

- Sự khen ngợi, phê bình của lãnh đạo đối với cấp dưới đôi khi chưa đúng lúc, đúng người, hoặc không đúng với hoàn cảnh thực tế.

- Về phát triển nguồn nhân lực:

- Về phía đơn vị: KBNN Hải Dương luôn quan tâm động viên và tạo điều kiện cho CBCC học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Là đơn vị hành chính nhà nước, toàn bộ các hoạt động của đơn vị đều phụ thuộc vào kinh phí từ NSNN cấp cho nên việc hỗ trợ các CBCC trong việc học tập cũng chỉ có hạn, CBCC phải tự chi trả một phần học phí, thậm chí một số người phải tự túc toàn bộ kinh phí do chưa có chỉ tiêu do KBNN giao, điều này cũng làm giảm đi phần nào ý chí phấn đấu của CBCC do cuộc sống còn khó khăn về nhiều mặt, việc học tập lại làm ảnh hưởng đến ngân sách gia đình của họ, đó cũng là khó khăn chung của toàn hệ thống.

- Về phía cá nhân CBCC: Hoạt động nghiệp vụ của KBNN có tính phức tạp, đòi hỏi người thực hiện công vụ phải có năng lực, trình độ nhất định mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Thực tế hiện nay, cơ chế lương bổng của NSNN còn rất nhiều bất cập, mức thu nhập của người lao động còn rất thấp so với khối các doanh nghiệp (nhất là so với các tổ chức nước ngoài, các ngân hàng thương mại...), đặc biệt so với mức độ trượt giá và lạm phát của thị trường. Cơ chế đãi ngộ nhân sự của nhà nước là căn cứ vào thời gian cống hiến của người lao động, vào được biên chế Nhà nước rồi là chỉ việc yên tâm làm việc, không cần phấn đấu nỗ lực nhiều, cứ đến hạn sẽ được nâng lương, khác hẳn với cơ chế đãi ngộ của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn,… họ có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với những người có năng lực, có tài thực sự, ngay từ khi tuyển dụng thì tổ chức sử dụng lao động và người lao

động đã có sự thoả thuận về mức lương, thưởng… và nếu không đạt được thoả thuận thì người lao động sẵn sàng đi tìm nơi khác phù hợp hơn, và mức độ cạnh tranh để được thăng tiến cũng thực sự gay gắt, đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực phấn đấu hết mình. Và đã có không ít CBCC của hệ thống kho bạc đã rời khỏi hệ thống để chuyển công tác sang làm việc cho các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp có mức thu nhập cao hơn rất nhiều lần mức thu nhập của CBCC. Điều này cũng đặt ra câu hỏi là làm thế nào để hệ thống KBNN có thể giữ được những người có năng lực và thực sự tâm huyết với ngành, với nghề khi mà cuộc sống của CBCC và gia đình họ thật khó được đảm bảo với đồng lương họ nhận được? Mặt khác, yêu cầu của công việc lại đòi hỏi họ phải "chí công - vô tư", liệu điều này có thể đảm bảo được hay không? Có thể ngăn chặn được triệt để các hành vi tiêu cực hay không?...

- Về ý thức xây dựng cơ quan văn hoá

- Mặc dù đã được đưa vào danh sách các hành vi bị cấm trong Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước được Thủ tướng ký duyệt ban hành ngày 02/8/2007 và Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ban hành ngày 18/6/2012, Nghị định 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhưng tại trụ sở cơ quan KBNN Hải Dương nói riêng cũng như rất nhiều công sở hành chính khác nói chung, việc hút thuốc lá, thuốc lào vẫn diễn ra công khai, thường xuyên và liên tục. Điều này thực sự rất cần được chấn chỉnh ngay vì thứ nhất, nó vi

phạm điều cấm đã được Nhà nước ban hành; thứ hai, nó làm mất đi nét đẹp văn minh, lịch sự nơi công sở; và thứ ba, nó mang đến rất nhiều tác hại cho

môi trường cũng như cho sức khỏe của cá nhân người hút thuốc lá, thuốc lào và cho cả những người xung quanh;

- Vẫn còn có hiện tượng đun nấu, trong phòng làm việc vẫn có chỗ để thắp hương (mặc dù Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước được ban hành theo Quyết định số 129//2007/QĐ-TTg có nêu rõ “Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun, nấu trong phòng làm việc”);

- CBCC lạm dụng máy tính cơ quan vào những game tiêu khiển, giải trí trong giờ làm việc, vừa ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân người CBCC;

- Điện thoại cá nhân để nhạc chuông gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp, khách hàng giao dịch và ảnh hưởng đến không khí làm việc yên tĩnh chung tại cơ quan; các CBCC tụ tập nói chuyện phiếm, cười đùa to tiếng, ăn quà vặt, làm việc riêng, ra khỏi cơ quan... trong giờ làm việc, gây khó chịu cho khách hàng khi phải chờ đợi giải quyết công việc.

- Còn có hiện tượng CBCC sinh con thứ ba, do nhiều nguyên nhân (con bệnh tật, do sinh con gái một bề,...). Mặc dù Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động các CBCC nghiêm túc chấp hành Luật Dân số, thực hiện không sinh con thứ ba nhưng một số CBCC do áp lực từ phía gia đình, dòng họ vẫn chấp nhận chịu kỷ luật, cảnh cáo, khiển trách, thuyên chuyển công tác... để thỏa mãn tâm lý có con trai “nối dõi tông đường”.

- Về các hoạt động đoàn thể

Với đặc thù là đơn vị giao dịch nên các sinh hoạt tập thể, sinh hoạt phong trào còn chưa sôi nổi, hoạt động của đoàn thanh niên còn trầm lặng do đa số đoàn viên thanh niên có tuổi đời khá cao (trên 30 tuổi), đa phần là nữ giới nên cũng bị ảnh hưởng, chi phối bởi công việc, gia đình, con cái, các chị em lại chủ yếu đảm nhiệm công tác giao dịch cho nên ít bố trí được thời gian tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể thao; mặt khác, nội dung sinh hoạt tập thể còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa sôi nổi và phong

phú nên chưa lôi kéo được sự tham gia nhiệt tình của các đoàn viên. Mặc dù các đoàn thể trong đơn vị luôn tham gia đầy đủ các phong trào do các đoàn thể cấp trên phát động, nhưng hầu hết đều do chỉ một số người chủ chốt (chủ yếu là các đồng chí trong các Ban chấp hành) trực tiếp tham gia để lấy chỉ tiêu, danh nghĩa, chưa vận động được đông đảo các đoàn viên tự nguyện tham gia theo ý nghĩa thiết thực của các phong trào.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TIÊU THỨC “VĂN MINH, VĂN HÓA NGHỀ” TẠI KBNN HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kho bạc nhà nước hải dương với văn minh, văn hóa nghề trong giai đoạn hiện nay (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)