.2 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 55)

Cơ sở lý thuyết Thang đo chính thức Nghiên cứu định tính - Thảo luận nhóm - Thảo luận trực tiếp - Phỏng vấn thử

Thu thập dữ liệu

Đinh lƣợng n=130

Cronbach Alpha

- Loại các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ - Kiểm tra hệ số alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra các yếu tố trích đƣợc - Kiểm tra phƣơng sai trích đƣợc

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy

Kiểm định sự phù hợp của mô hình.Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

Mô hình nghiên cứu

2.2.3 Tiến độ thực hiện

2.2.3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu và thu thập số liệu:

Thực hiện nghiên cứu thu thập số liệu tại các doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01/10/2014.

Thực hiện nghiên cứu trên phạm vi tại địa bàn các Chi Cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Quảng Nam.

Thực hiện phát phiếu tại hội nghị tập huấn và đối thoại doanh nghiệp hằng năm trƣớc thời điểm tổng kết của cơ quan Hải quan.

2.2.3.2 Kế hoạch tiến hành nghiên cứu. Bước 1: Chuẩn bị khảo sát:

Thời gian thực hiện 1tuần, gồm các công việc:

- Lập danh sách các Doanh nghiệp gửi bảng câu hỏi;

- Lựa chọn phƣơng án gửi trực tiếp tại điểm địa làm thủ tục hoặc gửi qua địa chỉ.

Bước 2: Triển khai thu thập:

Thời gian thực hiện 2 tuần, gồm các công việc:

- Hƣớng dẫn, nhờ các bộ công chức hải quan gửi giúp bảng câu hỏi và thu thập lại, hƣớng dẫn cán bộ công chức các vấn đề về nội dung trong bảng câu hỏi còn chƣa rõ.

- Thu thập thông tin tại các Chi cục đã gửi bảng câu hỏi. - Thu thập, chỉnh lý, xác định đúng lại nội dung.

Bước 3: Xử lý, phân tích các số liệu thông tin thu đƣợc từ các bảng câu hỏi đã thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu cho cuộc nghiên cứu: Thời gian thực hiện 2 tuần, gồm các công việc sau:

Rà soát lại phiếu bảng câu hỏi đã gửi và kết quả thu thập. Tổng hợp các bảng câu hỏi.

của từng bảng câu hỏi khi nhận đƣợc.

Việc xử lý thông tin và số liệu thu thập đƣợc qua các chƣơng trình chuyên dụng cho khoa học xã hội và trên Excel. Các dữ liệu định tính đƣợc xử lý, phân tích thống kê mô tả và tổng hợp.

Các số liệu đƣợc tổng hợp và phân tích theo các bảng biểu, bao gồm: bảng số liệu chung, các bảng tƣơng quan, so sánh có kèm theo các chỉ số trắc nghiệm số thống kê để kiểm tra giả thuyết nghiên cứu.

Cơ sở dữ liệu đƣợc thiết lập dựa trên các kết quả đánh giá theo các chỉ số, tiêu chí đã đƣợc xác định.

Bước 4: Tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu: Thời gian thực hiện 2 tuần, báo cáo bao gồm:

- Báo cáo chung về tình hình thực thi các quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Báo cáo tổng hợp kết quả cuộc nghiên cứu.

- Phân tích và đề xuất từ kết quả nghiên cứu. Đề xuất các hệ thống giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động dịch vụ công của cơ quan Hải quan đối với Doanh nghiệp và bổ sung, hoàn thiện các quy định về thủ tục hải quan để đảm bảo tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Chƣơng III

THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM

3.1 GIỚI THIỆU CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM

Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 87/2002/QĐ-TTg ngày 04/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đơn vị nhận bàn giao từ Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng và chính thức thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về Hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ ngày 20/8/2002.

Hiện nay Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam có 6 đơn vị thuộc và trực thuộc gồm 4 Chi cục hoạt động nghiệp vụ: Chi cục Hải quan khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc quản lý toàn bộ các doanh nghiệp phía bắc Quảng Nam kéo dài từ Thăng Bình cho đến Đại Lộc, Điện Bàn giáp thành phố Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà nhiệm vụ quản lý phía nam tỉnh Quảng Nam khu vực từ Tam Kỳ đến Chu Lai-Núi Thành và cảng Kỳ Hà Quảng Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang quản lý địa bàn các huyện biên giới và cửa khẩu tỉnh Quảng Nam giáp với nƣớc Lào. Chi Cục Hải quan Kiểm tra sau thông quan; 3 đơn vị tham mƣu Phòng Nghiệp vụ, Đội Kiểm soát hải quan và Văn Phòng Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam.

3.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA QUÁ TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI CÔNG TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA

Kể từ khi đƣợc thành lập năm 2002 theo Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 04/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Từ chỗ nguồn thu chỉ với 174 tỷ (2002), đến nay đã thu gần 2.439 tỷ (năm 2014), tổng số thu 12 năm qua đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc gần 11.100 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân

hằng năm là 142.3 %, bình quân số thu trên mỗi cán bộ công chức rất cao 10.5 tỷ đồng/CBCC/năm ; Kim ngạch xuất nhập khẩu từ chỗ chỉ 31,54 triệu USD (năm 2002), đến nay là 1.045,43 triệu USD (năm 2014) với tổng số 6.557,98 triệu USD, với tốc độ phát triển bình quân hằng năm là 144.03 %; Tờ khai làm thủ tục hải quan từ 550 (năm 2002) đến nay 36.896 tờ (2014), với tổng số 93.082 tờ, tốc độ phát triển bình quân hằng năm 152.97%.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế, khối lƣợng giao dịch hàng hóa gia tăng mạnh mẽ, khiến cho các phƣơng thức quản lý hải quan thủ công không thể đáp ứng yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này, mô hình “hệ thống một cửa” và "hải quan điện tử" là giải pháp hiệu quả, hữu ích nhất. Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm và vận hành cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31/08/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về Thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia. Theo “Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia và tham gia cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012”, mô hình cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam là một hệ thống liên kết giữa sáu thành phần chính trong hoạt động vận tải và thƣơng mại quốc tế, bao gồm: Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm về thông quan và giải phóng hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu/quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh/ nhập cảnh/quá cảnh; Các cơ quan Chính phủ tham gia quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải, thƣơng mại quốc tế; Các thể chế tài chính, ngân hàng, cơ quan bảo hiểm; Cộng đồng vận tải, giao nhận; Cộng đồng DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu...; Các thành viên ASEAN và các đối tác thƣơng mại khác trên toàn cầu.

Hồ sơ hải quan đƣợc đơn giản hoá, giảm bớt giấy tờ không cần thiết, nhƣ: Hợp đồng đối với hàng xuất khẩu; Chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với nhóm hàng đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi; Giấy thông báo thuế. Chứng từ

thuộc Hồ sơ hải quan đƣợc giảm thiểu tối đa, đơn giản hoá các hình thức trình, nộp chứng từ; Nhiều chứng từ trƣớc đây phải nộp, trình bản chính, nay đƣợc trình hoặc nộp bản sao hoặc bản phô tô…

Bên cạnh đó, ngành Hải quan trong đó có Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam đã tiến hành nhiều biện pháp cải tiến thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ, theo hƣớng đơn giản, chuẩn hóa; Áp dụng tối đa công nghệ thông tin dựa trên phƣơng pháp quản lý rủi ro; Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan nên vừa giảm tải áp lực công việc cho cán bộ, công chức, vừa hỗ trợ tối đa công tác giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu... Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của ngƣời khai hải quan; Phân định rõ trách nhiệm giữa ngƣời khai hải quan và công chức hải quan ở từng khâu của quy trình thủ tục, tạo cơ chế khuyến khích tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan. Việc áp dụng cơ chế một cửa và Thủ tục hải quan tự động đã giúp cho việc quản lý nhà nƣớc của hải quan dễ dàng, minh bạch, hiệu quả, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa công chức hải quan với ngƣời khai hải quan, góp phần ngăn chặn tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.

Theo tính toán chi phí sơ bộ của Tổng cục Hải quan khi thực hiện một TTHC thuộc lĩnh vực hải quan trƣớc và sau khi thực hiện Thủ tục hải quan tự động cho thấy tổng chi phí hàng năm mà các cá nhân, tổ chức tiết kiệm đƣợc trung bình trên 30% với việc giảm chi phí chuẩn bị bộ hồ sơ giấy (hồ sơ hải quan đƣợc giảm thiếu tối đa), chi phí nhân lực, chi phí đi lại khi thực hiện khai báo qua Internet...

Tuy nhiên hiện nay việc cung cấp dịch vụ công ngành Hải quan nói chung và tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam nói riêng vẫn còn một số hạn chế:

Hệ thống công nghệ thông tin chƣa đầu tƣ cao, phần mềm khai báo cung cấp còn lỗi, chƣa sát thực tế nghiệp vụ, phạm vi quản lý của cơ quan hải quan

khá rộng và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khi giải quyết thủ tục, nên chƣơng trình chƣa hoàn thiện, mức độ xử lý tự động thấp các khâu trong quá trình ra quyết định thông quan, vẫn cần có sự tham gia của công chức hải quan.

Mức độ tin cậy và năng lực phục vụ của công chức hải quan: Các đơn vị đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác cho cán bộ công chức, chú trọng đến công tác rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Qua đó đã nâng cao năng lực phục vụ, ý thức trách nhiệm của công chức hải quan trong thực hiện nhiệm vụ. Nhƣng đến nay vẫn còn tồn tại tình trạng thông tin phản hồi của công chức hải quan cho DN đôi khi còn chƣa chính xác gây khó khăn cho DN, ngoài giờ hành chính một số công chức còn chƣa sẵn sàng phục vụ, một số ít công chức còn gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp để tƣ lợi cá nhân. Tuy tình trạng này xẩy ra không nhiều nhƣng cần đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm khắc phục, loại bỏ triệt để, nhằm xây dựng lực lƣợng hải quan trong sạch vững mạnh

Mức độ đáp ứng: Mặc dù đến thời điểm hiện tại dịch vụ thông quan tự động VNACCS/VCIS đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhƣng mức độ điện tử hoá chƣa đáp ứng đƣợc nhƣ dự kiến ban đầu. Hiện nay mới tự động hoá đƣợc các chứng từ pháp lý thuộc hồ sơ quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác nhƣ giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lƣợng (kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chƣa điện tử hoá đƣợc và cũng chƣa chứng nhận pháp lý chứng từ dạng điện tử. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hoá đƣợc một phần, còn chƣa rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, thủ tục hải quan điện tử chƣa thể hiện đƣợc đúng bản chất. Việc chuẩn hóa các mã chuẩn theo ngành, theo loại hình hay các từ ngữ vẫn chƣa thông

nhất kéo theo việc theo dõi hàng hóa vận chuyển trong quá trình giám sát chƣa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Cải tiến phƣơng thức quản lý vẫn chƣa đáp ứng nhƣ cầu thời kỳ hội nhập mở rộng kinh tế quốc tế. Thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng, áp dụng quản lý rủi ro, hệ thống quản lý chất lƣợng ISO thực hiện công khai, minh bạch quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hải quan đã nhận đƣợc sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chƣa gắn kết hệ thống quản lý chất lƣợng ISO vào quy trình cung cấp dịch vụ công Hải quan để nâng cao hơn nữa chất lƣợng phục vụ doanh nghiệp nhƣ phải kiểm soát đƣợc công chức phản hồi cho doanh nghiệp có chính xác, kịp thời không, yêu cầu của công chức hải quan hợp lý không, chƣa quy định hình thức xử lý gì nếu công chức hải quan thực hiện chƣa đúng. Trang thiết bị máy móc, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra hàng hoá chƣa tƣơng xứng và thiếu thốn chƣa cải tiến đƣợc thời gian thông quan hàng hóa đối với các lô hàng phải kiểm tra thực tế.

3.3. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.3.1. Phân tích mẫu 3.3.1. Phân tích mẫu

Theo kế hoạch lập tiến độ tiến hành thu thập triển khai sẽ cho kết quả và sẽ tiến hành đánh giá sau:

3.3.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu và thu thập số liệu:

Thực hiện thu thập số liệu Cục hải quan tỉnh Quảng Nam vào ngày 25- 26/11/2014 tại hội nghị tập huấn, đối thoại doanh nghiệp và triển khai đào tạo hệ thống thông quan tự động, địa điểm hội trƣờng Chi Cục Hải quan khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam cho các doanh nghiệp phía bắc tỉnh Quảng Nam và Chi Cục Hải quan cửa khẩu Cảng Kỳ Hà xã Tam Quang huyện Núi Thành, cho các doanh nghiệp phía Nam tỉnh Quảng Nam.

Lập danh sách các khách hàng gửi bảng câu hỏi theo số lƣợng có mặt tại Hội nghị trên, các phƣơng án khác gửi trực tiếp tại Chi cục nơi hải quan làm

thủ tục đƣợc tiến hành đồng thời.

Tác giả trực tiếp phát phiếu bảng câu hỏi hƣớng dẫn và thu thập lại, hƣớng dẫn cán bộ công chức các vấn đề về nội dung trong bảng câu hỏi còn chƣa rõ.

Thu thập, chỉnh lý, xác định đúng lại nội dung và đã rà soát phiếu bảng câu hỏi đã gửi và kết quả thu thập tổng hợp các bảng câu hỏi sau đó tiến hành kiểm tra từng bảng câu hỏi, độ chính xác và tính hoàn chỉnh của từng bảng câu hỏi khi nhận đƣợc.

3.3.1.2 Tổng hợp, phân tích và báo cáo kết quả nghiên cứu:

Tổng số bảng câu hỏi đƣợc phát ra là 176 bảng. Số bảng nhận lại là 165 bảng, trong đó số hợp lệ và đầy đủ thông tin là 158 bảng. Nhƣ vậy, tổng cộng có 158 bảng câu hỏi hợp lệ đƣợc sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu.

(a) Thông tin về hoại hình doanh nghiệp và ngƣời thực hiện khai báo:

Mẫu thu đƣợc 107 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, 40 doanh nghiệp trong nƣớc, và 11 doanh nghiệp liên doanh. Bên dƣới là biểu đồ biểu hiện tỉ lệ phần trăm của mỗi loại hình DN.

THỐNG KÊ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

68.18% 25.62%

6.20% Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài

Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp liên doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá sự thỏa mãn của Doanh nghiệp đối với dịch vụ công tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)