1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Kết cấu của luận văn
4.2. Mục tiêu, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện công táckiểm toán BCTC các
BCTC các ngân hàng thƣơng mại có vốn Nhà nƣớc do Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện
4.2.1. M tiêu, nguyên tắc và yêu cầ
Công tác kiểm toán BCTC NHTM Nhà nƣớc đƣợc hoàn thiện phải bảo đảm tính thống nhất trong việc tổ chức hoạt động kiểm toán, quản lí hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán của Đoàn Kiểm toán Nhà nƣớc, KTV và thành viên khác của Đoàn Kiểm toán Nhà nƣớc.
Công tác hoàn thiện phải tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ nghề nghiệp để tổ chức các công việc trong một cuộc kiểm toán, các hoạt động của Đoàn kiểm toán và KTV; đồng thời, là cơ sở để thực hiện việc giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng các cuộc kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của KTV.
4.2.2. Nguyên thiện phải tạo
Việc hoàn thiện công tác kiểm toán BCTC NHTM Nhà nƣớc phải phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hƣớng hội nhập. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, KTNN là thành viên của INTOSAI. So với lịch sử phát triển lâu đời của ngành kiểm toán trên thế giới, lịch sử phát triển ngành kiểm toán của KTNN Việt Nam mới chỉ 17 năm. Là một ngành còn non trẻ, chúng ta học hỏi và kế thừa những thành quả của các nền kiểm toán đi trƣớc. Xây dựng hệ thống chuẩn mực KTNN phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán quốc tế của INTOSAI. Các thành viên trong INTOSAI đều hƣớng tới việc xây dựng các công tác, chuẩn mực kiểm toán dựa trên các chuẩn mực của INTOSAI và các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Khi hoàn thiện công tác kiểm toán BCTC NHTM Nhà nƣớc cần phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc và tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn. Tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc nói chung là nguyên tắc cho mọi hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong một quốc gia. Trong hoạt động kiểm toán BCTC NHTM Nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật Nhà nƣớc bao gồm các văn bản pháp luật nói chung và những quy định có tính chất pháp luật liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của KTV nói riêng. Các quy định pháp luật chủ yếu đƣợc kể ra bao gồm: Luật doanh
nghiệp; Luật Ngân hàng Nhà nƣớc, Luật Kiểm toán Nhà nƣớc, Luật các tổ chức tín dụng, các nghị định và các thông tƣ về hoạt động nghề nghiệp liên quan khác... Tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn cụ thể là các chuẩn mực kiểm toán và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm toán của quốc tế và quốc gia có hiệu lực.
Công tác hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ của nƣớc ta. Mỗi quốc gia có một đặc trƣng riêng về điều kiện kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật và có tập quán riêng. Do vậy, phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá, tập quán, trình độ của KTV...để xây dựng một công tác kiểm toán phù hợp, đảm bảo áp dụng đem lại chất lƣợng cao cho cuộc kiểm toán
Công tác kiểm toán BCTC NHTM Nhà nƣớc phải xây dựng phù hợp với các đặc điểm tổ chức và hoạt động của các NHTM. Có nhƣ vậy việc áp dụng công tác mới có tính khả dụng, đem lại hiệu quả cũng nhƣ tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí, nhân lực trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Kiểm toán viên là những ngƣời trực tiếp sử dụng công tác, bởi vậy công tác đó phải phù hợp với trình độ của đội ngũ KTV Nhà nƣớc. Bên cạnh việc xây dựng một công tác phù hợp thì công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ cho đội ngũ KTV là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, quyết định chất lƣợng hoạt động của KTNN.
Hoạt động kiểm toán BCTC cho lĩnh vực ngân hàng và tổ chức tín dụng đòi hỏi các KTV và tổ chức kiểm toán phải hiểu biết đặc điểm hoạt động của các tổ chức ngân hàng, tín dụng. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng và tổ chức tín dụng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng trong và ngoài nƣớc. Từ đó, KTV xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung trọng tâmkiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm toán và tổ chức triển khai công việc kiểm toán một cách phù hợp và có hiệu quả.
4.2.3. Yêu cểm toán thiện
Đối với Đoàn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán, trong quá trình thực hiện công việc cần luôn tuân thủ Luật Kiểm toán Nhà nƣớc, Chuẩn mực Kiểm toán
Nhà nƣớc, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các văn bản pháp luật có liên quan; Tuân thủ kế hoạch kiểm toán đã đƣợc Tổng KTNN phê duyệt. Mọi điều chỉnh phát sinh so với kế hoạch ban đầu chỉ đƣợc thực hiện sau có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng KTNN.
Tổ kiểm toán tổ chức thực hiện các công việc kiểm toán theo đúng trình tự, thủ tục đã quy định trong công tác kiểm toán chung. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các Tổ trƣởng Tổ kiểm toán phải chỉ đạo KTV ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả cụ thể của từng bƣớc công việc vào hồ sơ kiểm toán, nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị kiểm toán; đồng thời, là cơ sở cho giám sát, điều hành quá trình thực hiện kiểm toán, định kỳ tổng hợp kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch với cấp trên trực tiếp để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lƣợng.
Trƣởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm hƣớng dẫn các thành viên của Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán theo công tác, thƣờng xuyên giám sát, kiểm tra công việc của các thành viên để có đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và quyết định công việc cho bƣớc tiếp theo.
Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của KTNN phải đánh giá trung thực, khách quan đối với tính chính xác của kết quả kiểm toán, tôn trọng kết quả kiểm toán, đối với các cuộc kiểm tra nóng phải đảm bảo không ảnh hƣởng đến thời gian, chất lƣợng của cuộc kiểm toán.
Các đơn vị đƣợc kiểm toán phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu phục vụ kiểm toán, giải trình mọi vấn đề liên quan khi KTV yêu cầu, phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán trong suốt thời gian kiểm toán.
Các đơn vị và cơ quan chức năng phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình để kiểm toán ngân hàng đƣợc thực hiện tốt nhƣ: Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý tốt các Ngân hàng thƣơng mại, các cơ quan khác phải xử lý nghiêm những sai phạm...
Các bên có liên quan: hiểu biết đầy đủ về hoạt động kiểm toán, trong quá trình kiểm toán các bên liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ khi đoàn kiểm toán,
tổ kiểm toán cần phải xác minh, xác nhận hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến đối tƣợng kiểm toán, biết sử dụng thông tin từ kết qủa kiểm toán.