1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Kết cấu của luận văn
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện công táckiểm toán BCTC các ngân hàng thƣơng
thƣơng mại có vốn Nhà nƣớc do Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện.
KTNN Việt Nam đƣợc ra đời muộn so với các Quốc gia phát triển trên thế giới, tuy nhiên nó đã nhanh chóng phát triển cả về chất và lƣợng để đáp ứng đƣợc những yêu cầu của thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập. KTNN Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI) và Châu Á (ASOSAI). Trong tiến trình hội nhập này Hệ thống Chuẩn mực và Công tác kiểm toán của KTNN Việt Nam không thể có khác biệt lớn so với Chuẩn mực chung. Mọi công tác kiểm toán về cơ bản đều phải phù hợp với quy định chung của INTOSAI (International Organization of Supreme Institutions) và của ASOSAI (Asia Organization of Supreme Institutions). Để thực hiện đƣợc lộ trình đã ký kết (đến năm 2020 hội nhập hoàn toàn về dịch vụ kiểm toán), KTNN phải nhanh chóng xây dựng và ban hành Hệ thống Chuẩn mực và Công tác kiểm toán, các tài liệu làm việc của KTV, vừa phải tuân thủ các yêu cầu, nguyên tắc chung của Chuẩn mực, Công tác kiểm toán quốc tế, vừa phản ánh đƣợc cái riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trên cơ sở những chuẩn mực chung cần phải xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ cho mỗi lĩnh vực, mỗi loại hình kiểm toán.
Kiểm toán báo cáo tài chính các NHTM ngày càng trở thành nhu cầu tự thân của chính các Ngân hàng vì sự phát triển của nền kinh tế xã hội, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự công khai, minh bạch thông tin. Mặc dù hệ thống các tổ chức kiểm toán độc lập phát triển nhanh chóng và đảm nhận ngày càng lớn việc kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhƣng công tác kiểm toán BCTC các NHTM là không thể thiếu và luôn phát triển
song song với kiểm toán ngân sách Nhà nƣớc, mà các công ty kiểm toán độc lập không thể thay thế vị trí của một cơ quan kiểm tra tài chính công. Điều này càng khẳng định vai trò và thế mạnh của KTNN trong kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và quản lý Nhà nƣớc về kinh tế.
Một cuộc kiểm toán BCTC NHTM của KTNN Chuyên ngành VII thực hiện không chỉ kiểm toán báo cáo tài chính mà xu hƣớng chủ yếu là kết hợp với kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động để đạt đƣợc nhiều mục tiêu khác nhau theo yêu cầu của quản lý Nhà nƣớc, nhƣ: kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản, vốn của Nhà nƣớc; kiểm toán việc tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ thông qua NHTM;.. Do đó, công tác kiểm toán BCTC NHTM của KTNN không thể hoàn toàn giống công tác kiểm toán BCTC của bất kỳ một tổ chức kiểm toán độc lập nào. Tuy nhiên, kiểm toán BCTC NHTM của KTNN hiện nay có thể vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành áp dụng đối với kiểm toán độc lập. Trên cơ sở các chuẩn mực này và tham khảo các công tác kiểm toán tại các tổ chức kiểm toán độc lập trong và ngoài nƣớc, KTNN có thể nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm toán và các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ trong lĩnh vực kiểm toán BCTC NHTM.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác kiểm toán BCTC NHTM một mặt phải đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành của Luật KTNN về chức năng, nhiệm vụ của KTNN, Hệ thống chuẩn mực KTNN, mặt khác phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính kinh tế, tính hiệu quả, dễ hiểu và dễ áp dụng, đồng thời phải phù hợp với hệ thống các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về công tác quản lý kinh tế, tài chính, kế toán… Công tác kiểm toán BCTC NHTM khi đạt đƣợc các yêu cầu nêu trên sẽ trở thành một “công nghệ kiểm toán” trong công tác kiểm toán BCTC NHTM.