Điều kiện về chủ thể hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động (Trang 39 - 46)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực

2.1.1. Điều kiện về chủ thể hợp đồng lao động

2.1.1.1. Điều kiện đối với chủ thể là người lao động

Tại Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 qui định “người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được

trả lương và chịu sự quản lý điều hành của người sử dụng lao động”. Điều

này đƣợc quy định rõ tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số nội dung của HĐLĐ, cụ thể:

Ngƣời giao kết hợp đồng lao động bên phía ngƣời lao động là ngƣời thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

a) Ngƣời lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Ngƣời lao động chƣa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dƣới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời đại diện theo pháp luật của ngƣời lao động;

c) Ngƣời đại diện theo pháp luật đối với ngƣời dƣới 15 tuổi và có sự đồng ý của ngƣời dƣới 15 tuổi;

d) Ngƣời lao động đƣợc những ngƣời lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Nhƣ vậy, căn cứ vào đặc điểm tình hình xã hội và đặc điểm sinh lý mà pháp luật lao động Việt Nam quy định độ tuổi lao động là từ 15 tuổi trở lên, tuy nhiên, tùy vào độ tuổi cũng nhƣ đặc điểm riêng của từng đối tƣợng lao động

mà pháp luật cũng quy định cụ thể những điều kiện về chủ thể để việc giao kết HĐLĐ đƣợc coi là hợp pháp. Theo đó: NLĐ đã thành niên đủ 18 tuổi trở lên có thể trực tiếp, độc lập tham gia giao kết HĐLĐ. Đối với NLĐ từ đủ 15 đến dƣới 18 tuổi, NLĐ chƣa thành niên cũng đƣợc quyền trực tiếp giao kết hợp đồng lao động nhƣng phải có sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời đại diện theo pháp luật nhƣ: cha, mẹ, ngƣời giám hộ, ngƣời đỡ đầu hợp pháp. Ngƣời lao động chƣa thành niên chỉ đƣợc quyền giao kết hợp đồng lao động để làm những công việc pháp luật cho phép không ảnh hƣởng đến sự phát triển về thể lực cũng nhƣ nhân cách của lao động chƣa thành niên. Để đảm bảo quyền tự do lao động của công dân, căn cứ vào nhu cầu của công dân và tính chất của công việc, pháp luật lao động cũng quy định một số trƣờng hợp đƣợc sử dụng lao động dƣới 15 tuổi. Đó là các công việc không đòi hỏi nhiều sức lao động, có tính chất nhẹ nhàng, tạo điều kiện cho việc học tập, rèn luyện kỹ năng, đƣợc quy định cụ thể theo danh mục của Bộ lao động – Thƣơng binh tại Thông tƣ số 11/2013/TT- BLĐTBXH: đƣợc sử dụng lao động dƣới 13 tuổi đối với công việc nhƣ diễn viên múa, hát, tuồng, chèo; vận động viên năng khiếu; công việc sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi đến dƣới 15 tuổi nhƣ đan lát, làm các công việc thủ công mỹ nghệ, các nghề truyền thống…. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp ngƣời lao động là ngƣời dƣới 15 tuổi, thì chủ thể giao kết hợp đồng lại là cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ và phải có sự đồng ý của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, khi giao kết HĐLĐ với NLĐ chƣa thành niên thì trong mọi trƣờng hợp đều phải có sự tham gia của ngƣời đại diện theo pháp luật của họ. Pháp luật quy định nhƣ vậy nhằm tránh việc lợi dụng sức lao động của ngƣời chƣa thành niên và cũng xuất phát từ bản thân họ chƣa phát triển hoàn toàn về sức khỏe, tâm sinh lý và chƣa đủ khả năng nhận thức, bảo vệ lợi ích hợp pháp của bản thân mình. Quy định về độ tuổi theo pháp luật lao

động Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Công ƣớc quốc tế và pháp luật một số nƣớc trên thế giới nhƣ Lào, Nhật Bản, Trung Quốc…

Công ƣớc của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) số 138, 1973, quy định tuổi tối thiểu để đƣợc sử dụng hoặc để đi làm việc là không đƣợc thấp hơn tuổi bắt buộc học xong ở trƣờng, thông thƣờng không dƣới 15 tuổi. Các nƣớc đang phát triển có thể bƣớc đầu quy định tuổi tối thiểu là 14. Có thể cho phép độ tuổi 13 đối với những công việc nhẹ nhàng [6, tr.22].

Ngoài độ tuổi, đối với những chủ thể đặc biệt nhƣ lao động là ngƣời cao tuổi, lao động là nữ, lao động là ngƣời khuyết tật, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định riêng. Thông tƣ 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của BLĐTBXH hƣớng dẫn các quy định tại Điều 160 BLLĐ quy định các công việc không đƣợc sử dụng lao động nữ, đó là các công việc ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, chức năng sinh đẻ, nuôi con nhƣ cán kim loại nóng (trừ kim loại màu), trực tiếp luyện quặng kim loại màu, đốt lò luyện cốc, đổ bê tông dƣới nƣớc, thợ lặn, trực tiếp xúc với các hóa chất gây biến đổi gen, ung thƣ… Đối với NLĐ là ngƣời cao tuổi thì BLLĐ 2012 quy định NSDLĐ

không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng

nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao

tuổi”, trừ trƣờng hợp họ có đủ các điều kiện đƣợc quy định tại khoản 1 điều

11 Nghị Định 45/2013/NĐ-CP nhƣ: có kinh nghiệm, thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên, có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn của Bộ y tế, sử dụng lao động có tính thời điểm không quá 05 năm… Đối với NLĐ là ngƣời khuyết tật, tại Điều 178 BLLĐ 2012 quy định NSDLĐ “không được sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo Danh mục do Bộ lao động – Thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với Bộ y tế ban hành”.

nhân ở Việt Nam, Điều 169 BLLĐ 2012 quy định khi giao kết HĐLĐ phải đảm bảo các điều kiện nhƣ phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; không phải là ngƣời phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc ngoài; có giấy phép lao động do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Các trƣờng hợp NLĐ nƣớc ngoài không thuộc diện bắt buộc phải cấp giấy phép lao động đƣợc quy định cụ thể tại Điều 172 BLLĐ 2012 và Nghị định 11/2016/NĐ-CP nhƣ: Trƣởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, đƣợc Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dƣới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm; giáo viên, nghiên cứu sinh đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam; học sinh, sinh viên đang học tập tại các trƣờng, cơ sở đào tạo ở nƣớc ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam; cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị – xã hội. Tất cả những trƣờng hợp đƣợc miễn giấy phép lao động vẫn phải có giấy xác nhận của Sở Lao động Thƣơng Binh và Xã hội. Thời hạn tùy thuộc vào diện lao động cụ thể mà khác nhau, trong đó thời hạn cho phép tối đa là hai năm.

Khi giao kết HĐLĐ, về nguyên tắc, NLĐ không đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác, vì HĐLĐ thể hiện trực tiếp ý chí của chủ thể. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp pháp luật lao động cho phép NLĐ có thể ủy quyền cho ngƣời đại diện của nhóm ngƣời lao động giao kết hợp đồng. Đó là đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dƣới 12 tháng thì

nhóm ngƣời lao động có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết HĐLĐ bằng văn bản; trƣờng hợp này HĐLĐ có hiệu lực nhƣ giao kết với từng ngƣời. Ngƣời đƣợc ủy quyền trong trƣờng hợp này không đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác giao kết HĐLĐ.

Có thể thấy, các quy định về chủ thể giao kết HĐLĐ của pháp luật Việt Nam là phù hợp với đặc điểm thị trƣờng lao động của một nƣớc đang phát triển. Quy định độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên, thậm chí một số trƣờng hợp dƣới 15 tuổi giúp cho những ngƣời chƣa thành niên có thể tìm đƣợc công việc phù hợp, tự trang trải cho cuộc sống của bản thân, tạo cơ hội tăng sản phẩm cho xã hội, phát triển thị trƣờng lao động trẻ, đặc biệt ở những vùng khó khăn, trẻ em không có điều kiện học tập, ngƣời dân có thu nhập thấp. Đối với những công việc mang tính nghệ thuật hay nghề truyền thống, việc cho phép lao động dƣới 15 tuổi cũng giúp phát triển văn hóa, gìn giữ những giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã có những quy định tạo điều kiện cho mọi công dân đƣợc tham gia lao động mà vẫn bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của họ nhƣ quy định cụ thể đối với lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi có đặc thù về sức khỏe. Đối với ngƣời nƣớc ngoài muốn giao kết HĐLĐ để làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo nhiều điều kiện hơn so với công dân Việt Nam bởi tuyển dụng, sử dụng lao động không chỉ nhằm thực hiện chính sách lao động việc làm của Nhà nƣớc mà còn phải thuận tiện trong quản lý, bảo đảm ổn định xã hội, an ninh, trật tự quốc gia, bảo hộ lao động trong nƣớc.

2.1.1.2. Điều kiện đối với chủ thể là người sử dụng lao động

Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 qui định “người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi

BLĐTBXH hƣớng dẫn thi hành Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về Hợp đồng lao động thì ngƣời sử dụng lao động có thẩm quyền ký kết họp đồng lao động bao gồm:

- Ngƣời đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;

- Ngƣời đại diện theo pháp luật quy định tại Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật ủy quyền đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã;

- Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức ủy quyền đối với cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có sử dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động;

- Ngƣời đứng đầu tổ chức hoặc ngƣời đƣợc ngƣời đứng đầu tổ chức ủy quyền đối với cơ quan, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại điện của nƣớc ngoài hoặc quốc tế đóng tại Việt Nam;

- Chủ hộ hoặc ngƣời đại diện hộ gia đình có thuê mƣớn, sử dụng lao động;

- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Nhƣ vậy, chỉ các chủ thể kể trên mới có thẩm quyền giao kết HĐLĐ, nếu giao kết HĐLĐ với chủ thể không đúng thẩm quyền thì HĐLĐ sẽ vô hiệu. Trƣờng hợp NSDLĐ là những ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị; ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ hộ gia đình không trực tiếp giao kết HĐLĐ thì phải ủy quyền bằng văn bản cho ngƣời khác giao kết hợp đồng lao động theo mẫu do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội quy định. Ngƣời đƣợc ủy quyền trong trƣờng hợp này không đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác giao kết HĐLĐ.

Những quy định trên cho thấy, chủ thể NSDLĐ là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. NSDLĐ phải có tƣ cách pháp nhân. Đối với tổ chức, cá nhân không có đủ tƣ cách pháp nhân thì phải có đủ các điều kiện thuê mƣớn sử dụng lao động theo quy định của pháp luật nhƣ: phải có giấy phép sản xuất kinh doanh, có trụ sở hoặc nơi cƣ trú hợp pháp, có khả năng trả công cho NLĐ, đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động nơi làm việc…

Các quy định của pháp luật lao động hiện hành đã có những đổi mới theo hƣớng mở rộng phạm vi chủ thể tham gia quan hệ HĐLĐ. Về phía NLĐ, pháp luật tạo điều kiện để mọi công dân có thể thực hiện quyền lao động, khuyến khích NLĐ là các chủ thể đặc biệt nhƣ ngƣời dƣới 15 tuổi, ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật tham gia lao động để cống hiến sức lao động, tạo nguồn thu nhập phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình.Về phía NSDLĐ, ngoài các chủ thể doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân theo quy định trƣớc đây thì BLLĐ 2012 đã quy định thêm ngƣời sử dụng lao động còn bao gồm hộ gia đình, hợp tác xã có thuê mƣớn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Việc mở rộng phạm vi chủ thể là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế phát triển của đất nƣớc, cho phép các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã tự do kinh doanh, đƣợc thuê, mƣớn sử dụng lao động đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Quy định cho phép NSDLĐ đƣợc ủy quyền cho ngƣời khác thay mình giao kết HĐLĐ là một sự thay đổi có ý nghĩa tích cực, tiến bộ. Bởi lẽ trên thực tế, chủ sử dụng lao động không trực tiếp tham gia ký kết HĐLĐ mà ủy quyền cho một ngƣời khác đã và đang xảy ra phổ biến hơn. Điều đó, xuất phát từ những nguyên nhân sau: (1) đối với những doanh nghiệp có chi nhánh ở nhiều nơi trên cả nƣớc thì việc một tổng giám đốc phải trực tiếp giao kết HĐLĐ với NLĐ thuộc các chi nhánh ở các địa phƣơng khác nhau là vấn đề khó thực hiện; (2) Ngƣời lãnh đạo công ty đặc biệt là những công ty, doanh

nghiệp lớn, họ luôn phải gánh vác rất nhiều công việc, mà việc tuyển thêm NLĐ mới, chấm dứt HĐLĐ với NLĐ cũ không đáp ứng đƣợc yêu cầu luôn là vấn đề quan trọng, thiết yếu. Mà không phải lúc nào chủ sử dụng lao động cũng có mặt ở doanh nghiệp để giao kết HĐLĐ trực tiếp với NLĐ. Thực tế cho thấy, tại một số doanh nghiệp ngƣời đƣợc NSDLĐ ủy quyền giao kết HĐLĐ chủ yếu là Phó giám đốc, Trƣởng phòng nhân sự hoặc cho một chủ thể nhất định đƣợc quy định trong điều lệ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)