Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động (Trang 87 - 91)

Từ những phân tích về các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ có thể thấy rằng, pháp luật lao động Việt Nam chỉ quy định điều kiện về chủ thể, nội dung và nguyên tắc giao kết HĐLĐ “tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể” là các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ. Chế định HĐLĐ vô hiệu đƣợc quy định tại BLLĐ 2012 cũng chỉ liệt kê vi phạm các điều kiện trên trong các trƣờng hợp dẫn đến sự vô hiệu một phần hay toàn bộ HĐLĐ. Các điều kiện về hình thức, trình tự, thủ tục giao kết và nguyên tắc giao kết HĐLĐ “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,

hợp tác và trung thực”“tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không

được trái đạo đức xã hội” không đƣợc pháp luật lao động hiện hành quy định

nhân dẫn đến sự vô hiệu của HĐLĐ. Đây là một điểm bất cập của quy định pháp luật hiện hành về quy định các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ và HĐLĐ vô hiệu. Việc không quy định các điều kiện về hình thức, trình tự, thủ tục giao kết và nguyên tắc giao kết HĐLĐ “Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,

hợp tác và trung thực”“tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không

được trái đạo đức xã hội” là một trong những điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ của pháp luật lao động hiện hành là thiếu đầy đủ và chƣa phù hợp với thực tế. Rõ ràng, pháp luật hiện hành đƣa ra các quy định về hình thức, trình tự, thủ tục giao kết HĐLĐ và nguyên tắc giao kết HĐLĐ buộc các bên phải tuân thủ khi giao kết HĐLĐ, thậm chí đƣa ra chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm này nhƣng lại không quy định sự vi phạm các quy định này dẫn đến sự vô hiệu của HĐLĐ là chƣa hợp lý. Bởi lẽ, về bản chất HĐLĐ vô hiệu là HĐLĐ không đảm bảo một hoặc một số các điều kiện có hiệu lực, khi HĐLĐ đƣợc giao kết trái với các quy định của pháp luật hay nói cách khác các chủ thể không tuân thủ các quy định của pháp luật thì không thể đƣợc xem là hợp pháp. Một HĐLĐ bất hợp pháp đƣơng nhiên không thể phát sinh hiệu lực. Mặt khác, trên thực tế, các vi phạm về hình thức, trình tự thủ tục và nguyên tắc giao kết HĐLĐ có xảy ra dƣới nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau. Do đó, việc bổ sung các quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ và sửa đổi, bổ sung quy định về HĐLĐ vô hiệu cần phải đƣợc nghiên cứu thực hiện trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, hệ thống pháp luật lao động hiện hành về HĐLĐ nói chung và các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ nói riêng đã khắc phục đƣợc nhiều điểm hạn chế của các quy định pháp luật lao động trƣớc đây, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ lao động một cách hài hòa hơn, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên trong mối quan hệ lao động. Những quy định pháp luật cơ bản phù hợp với sự vận động của thị trƣờng lao động, có nhiều điểm tiến bộ, đã từng bƣớc hoàn thiện để phù hợp hơn với đặc điểm nền kinh tế, với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, một số quy định về các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ vẫn còn một số khó khăn, vƣớng mắc khi áp dụng trong thực tiễn, bộc lộ những thiếu sót, tồn tại. Nguyên nhân của sự hạn chế một phần xuất phát từ sự vận động, biến đổi thƣờng xuyên của xã hội, các quan hệ lao động ngày càng phát triển, các nhà làm luật không thể dự liệu đƣợc hết các trƣờng hợp phát sinh trong thực tế cũng nhƣ phải có thời gian áp dụng trong thực tiễn mới có thể đúc kết đƣợc những kinh nghiệm, nhìn ra những bất cập. Mặt khác, nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về các quy định pháp luật còn hạn chế, họ chƣa nhận thức đƣợc vai trò, ý nghĩa của việc đảm bảo các điều kiện có hiệu lực khi giao kết HĐLĐ. Một bộ phận nhỏ trong đó mặc dù có nhận thức rõ ràng nhƣng vì mục tiêu tối ƣu hóa lợi nhuận, vì nhu cầu cấp bách của việc làm mà cố tình vi phạm. Bởi vậy, việc cần có những thay đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật lao động cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp hỗ trợ việc áp dụng hiệu quả pháp luật lao động trên thực tiễn là vô cùng cần thiết và tất yếu.

Chƣơng 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Trải qua một thời gian đi vào áp dụng, quy định của pháp luật lao động về các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ đã bộ lộ những mặt hạn chế. Để các quy định của pháp luật đƣợc hoàn thiện và thực hiện đúng đắn, bên cạnh việc sửa đổi các quy định hiện hành thì cần bổ sung một số quy định mới mà BLLĐ 2012 chƣa quy định hoặc quy định chƣa rõ. Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại quốc tế WTO, các giao dịch dân sự, thƣơng mại, lao động trong và ngoài nƣớc không ngừng đƣợc xác lập, mở rộng và phát triển. Cùng với đó, chúng ta cũng là thành viên của Tổ chức lao động quốc tế ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc hoàn thiện pháp luật lao động phải đồng thời hƣớng tới hai mục tiêu: bảo vệ ngƣời lao động để ổn định xã hội và phát triển kinh tế làm cơ sở cho tiến bộ xã hội. Điều đó đòi hỏi quá trình hoàn thiện pháp luật lao động phải có sự điều tiết hợp lý. Nhà nƣớc bảo vệ ngƣời lao động cũng phải trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng, chú ý đến nhu cầu chính đáng của cả hai bên. Cải thiện các quy định pháp lý, tăng cƣờng hiệu lực thực thi pháp luật, phù hợp với xu thế và yêu cầu của hội nhập quốc tế để tạo ra hành lang pháp lý an toàn nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ lao động.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đề ra những kiến nghị, giải pháp theo hai nhóm: sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của HĐLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)