Phân tích môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển bảo minh hải phòng đến năm 2015 (Trang 27 - 30)

1.3. Quy trình hoạch định chiến lƣợc phát triển

1.3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài

Mục tiêu của việc phân tích môi trƣờng bên ngoài là để xác định các cơ hội và những đe dọa mang tính chiến lƣợc trong môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu này cần phân tích hai môi trƣờng có liên quan với nhau là: Môi trƣờng ngành sản xuất - kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động và môi trƣờng vĩ mô rộng lớn hơn.

1.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Biến động của môi trƣờng kinh tế: Hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng bị chi phối rất lớn bởi môi trƣờng kinh tế.

Do đó cần tiến hành phân tích môi trƣờng kinh tế để tiến hành xem xét những yếu tố nào gây ảnh hƣởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Các yếu tố kinh tế chủ yếu tác động đến các doanh nghiệp là sự vận động của nền kinh tế trong nƣớc và khu vực, chu kỳ kinh tế, tăng trƣởng GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ lạm phát, mức đầu tƣ vào nền kinh tế, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái.

Biến động của môi trƣờng chính trị - luật pháp: Các yếu tố chính trị và luật pháp là nền tảng quy định các yếu tố khác của môi trƣờng kinh doanh. Chúng có thể tạo ra những cơ hội, lợi thế mà cũng có thể đem lại những hạn chế thậm chí rủi ro cho doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, sự thống nhất, hoàn chỉnh về luật pháp tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, sự biến động mạnh về chính trị, sự mất hiệu lực trong một số văn bản pháp luật mà doanh nghiệp không dự đoán trƣớc đƣợc sẽ tạo ra nhiều mặt hạn chế cho doanh nghiệp.

Môi trƣờng văn hoá - xã hội: Các yếu tố văn hoá - xã hội cũng thay đổi theo thời gian. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và dự báo thay đổi của các yếu tố văn hoá-xã hội. Bởi vì nó sẽ làm thay đổi thói quen sống và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của các tầng lớp xã hội và dân cƣ. Từ đó, có thể làm xuất hiện các cơ hội hoặc nguy cơ đe doạ đối với các doanh nghiệp.

Biến động của môi trƣờng công nghệ: Môi trƣờng khoa học công nghệ cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển đồng thời có thể gây ra những thách thức đe dọa đối với doanh nghiệp. Việc phân tích môi trƣờng công nghệ nhằm nhận biết và khai thác những công nghệ phù hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.

1.3.2.2. Môi trường ngành

Một thành tố quan trọng của ngành và phân tích cạnh tranh là phân tích cụ thể quá trình cạnh tranh của ngành để phát hiện các cội nguồn cơ bản của

áp lực cạnh tranh và tìm hiểu thế mạnh của mỗi lực lƣợng cạnh tranh. Bƣớc phân tích này quan trọng vì các nhà quản trị không thể sáng tạo ra đƣợc một phƣơng án chiến lƣợc thành công mà không hiểu sâu tính chất cạnh tranh của ngành.

Mặc dù các áp lực cạnh tranh trong các ngành khác nhau nhƣng quá trình cạnh tranh cũng đủ giống nhau để có thể sử dụng một khung phân tích chung để đánh giá bản chất và sức mạnh của các lực lƣợng cạnh tranh. Giáo sƣ Michael Porter thuộc trƣờng Kinh doanh Harvard đã đề xuất mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh (hình 1.3) [Porter M.E (Nguyễn Phúc Hoàng dịch), lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, 2009]

Hình 1.3 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh

[Porter M.E (Nguyễn Phúc Hoàng dịch), lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, 2009] Mô hình của Porter về 5 lực lƣợng cạnh tranh là một công cụ tốt để xác định một cách có hệ thống các áp lực cạnh tranh cơ bản trong một thị trƣờng và đánh giá lực lƣợng cạnh tranh là quan trọng nhƣ thế nào, nó là kỹ thuật phân tích cạnh tranh đƣợc sử dụng khá rộng rãi.

Nhƣ vậy, để phân tích môi trƣờng ngành ta phải tiến hành phân tích từng lực lƣợng cạnh tranh:

- Sự cạnh tranh giữa những ngƣời bán trong ngành. Những người gia nhập tiềm tàng Các Doanh nghiệp cạnh tranh Những sản phẩm thay thế Những người mua Những nhà cung cấp

- Các ý đồ thị trƣờng của các công ty, của các ngành khác muốn giành lấy khách hàng cho các sản phẩm thay thế của riêng họ.

- Sự gia nhập tiềm tàng của những đối thủ cạnh tranh mới.

- Sức mạnh và ảnh hƣởng mặc cả có thể xuất phát từ phía những ngƣời cung ứng đầu vào.

- Sức mạnh và ảnh hƣởng mặc cả có thể có từ phía những ngƣời mua sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển bảo minh hải phòng đến năm 2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)