2.3. Phân tích môi trƣờng ngành bảo hiểm
2.3.2. Các đối thủ cạnh tranh
Tại Hải Phòng, Bảo Minh Hải Phòng là một doanh nghiệp bảo hiểm có qui mô lớn thứ 2 sau Bảo Việt Hải Phòng. Công ty kinh doanh chủ yếu là bảo hiểm phi nhân thọ. Hiện nay công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh.
2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các doanh nghiệp bảo hiểm của Việt Nam nói chung và Bảo Minh Hải Phòng nói riêng đều là doanh nghiệp còn non trẻ, chƣa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: qui mô về vốn thấp, cơ sở vật chất còn lạc hậu, các loại hình bảo hiểm ít và nghèo nàn, chất lƣợng dịch vụ còn thấp. Trong đó các công ty nƣớc ngoài tại Việt Nam đều là các doanh nghiệp bảo hiểm có uy tín rất cao và lâu năm trên thị trƣờng bảo hiểm quốc tế nhƣ Prudential, AIA... Các công ty này đã có kinh nghiệm kinh doanh lâu năm trong ngành bảo
hiểm, qui mô vốn lớn, sản phẩm đa dạng và phong phú chất lƣợng phục vụ là tốt, trang thiết bị máy móc hoàn chỉnh.
Hiện nay, do rào cản của chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp này chỉ mới tham gia kinh doanh loại hình bảo hiểm nhân thọ, đang đƣợc ngƣời tiêu dùng Việt Nam yêu mến, tín nhiệm. Đối với loại hình này, các công ty nƣớc ngoài gần nhƣ chiếm hết toàn bộ thị phần trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
2.3.2.2 Đối thủ trực tiếp
Đối thủ trực tiếp của Bảo Minh Hải Phòng hiện nay là các doanh nghiệp bảo hiểm ở trong nƣớc, các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với nƣớc ngoài đang hoạt động tại Hải Phòng trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gay gắt nhất của Bảo Minh Hải Phòng là Công ty Bảo Việt, chi nhánh Hải Phòng (Bảo Việt Hải Phòng).
Thị phần của Bảo Việt Hải Phòng theo một số nghiệp vụ chính đều lớn hơn thị phần của Bảo Minh Hải Phòng.
a. Bảo hiểm tai nạn con ngƣời
Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con ngƣời của công ty Bảo Minh Hải Phòng đạt doanh thu tăng trƣởng bình quân 22,45 % năm. Đây là mức độ tăng trƣởng tƣơng đối cao. Mức tăng trƣởng doanh thu của công ty phù hợp với mức tăng trƣởng doanh thu của thị trƣờng. Đối với loại nghiệp vụ này thị phần của công ty mới chỉ chiếm 14,6%, là một khoảng thị phần hẹp, tuy nhiên chỉ đứng sau Bảo Việt Hải Phòng là 70%, còn các công ty bảo hiểm khác thị phần của loại nghiệp vụ này là không đáng kể.
Với dân số lớn, thu nhập đời sống ngày một cao, do nhu cầu bảo hiểm của ngƣời dân về loại hình nghiệp vụ này ngày một tăng. Bảo hiểm tai nạn con ngƣời ở Việt Nam là một nghiệp vụ có tiềm năng lớn. Vì lẽ đó công ty phải xây dựng chiến lƣợc phát triển lâu dài nghiệp vụ này trong những năm tới để giữ vững và tăng thị phần của mình trên thị trƣờng. Bao gồm cả công
tác cải tiến và xây dựng các sản phẩm bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu đa dạng của ngƣời dân.
b. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng. Hàng nhập khẩu chủ yếu tăng ở các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng làm cho nhu cầu bảo hiểm hàng hoá tăng. Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá của Bảo Minh Hải Phòng đạt 3,7 tỷ VNĐ tăng 14% so với năm 2013. Hiện nay thị phần của công ty về nghiệp vụ bảo hiểm này là 25%, Bảo Việt Hải Phòng là 42,04% còn thị phần của các công ty bảo hiểm khác là rất nhỏ không đáng kể.
Nhƣ vậy là thị phần nghiệp vụ này của Bảo Minh Hải Phòng còn rất khiêm tốn. Vấn đề đặt ra là công ty phải có biện pháp gì để phát triển thị phần nghiệp vụ này khi Hải Phòng là một thị trƣờng tiềm năng, là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với cảng biển quốc tế lớn nhất phía Bắc.
c. Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới vẫn đƣợc coi là nghiệp vụ căn bản nhất của Bảo Minh Hải Phòng, chiếm tỷ trọng cao và ổn định trong cơ cấu nghiệp vụ của công ty, đồng thời là nghiệp vụ có mức tăng trƣởng đều qua các năm. Hiện nay, khi Chính phủ cùng các ngành, các cấp tăng cƣờng nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tai nạn và ùn tắc giao thông đƣờng bộ, bằng các Thông tƣ, Nghị định về xử phạt hành chính đối với những ngƣời tham gia giao thông không có bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới, dẫn tới sự bùng nổ nhu cầu mua bảo hiểm của mỗi ngƣời dân, nhất là bảo hiểm xe mô tô, ôtô. Dẫn tới doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trên toàn thị trƣờng đạt 4,2 tỷ VNĐ (năm 2014).
Tuy nhiên thị phần bảo hiểm xe cơ giới của công ty chiếm thị phần thấp là 29,45% trong đó thị phần nghiệp vụ này của công ty Bảo Việt Hải Phòng là 54,96%. Công ty cần phải có chiến lƣợc phát triển loại nghiệp vụ này bằng cách: Có biện pháp tăng cƣờng khai thác nhƣ phát triển hệ thống đại lý, hệ thống bán hàng, khuyến mãi, quảng cáo; tăng cƣờng dịch vụ cứu hộ, cứu trợ, công tác giám định, bồi thƣờng, cải tiến về mặt hồ sơ khách hàng.
d. Bảo hiểm Hàng hải
Bảo hiểm tàu thuỷ tại Việt Nam còn có nhiều điểm thuận lợi hơn một số nghiệp vụ khác là hầu hết các con tàu, chủ tàu Việt Nam đều tham gia bảo hiểm thân tàu tại công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam.
Do chịu ảnh hƣởng bởi sự chững lại của ngành đóng tầu Việt Nam và sự gia tăng phí của thị trƣờng bảo hiểm/tái bảo hiểm quốc tế, nên tình hình tái tục bảo hiểm thân tàu biển của thị trƣờng Việt Nam không có chiều hƣớng phát triển, do vậy tỷ lệ phí bảo hiểm không tăng hoặc có tăng nhƣng không đáng kể.
Tổng phí bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu của toàn thị trƣờng năm 2014 của công ty đạt khoảng 5,3 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2013. Bảo Việt Hải Phòng tăng trƣởng nghiệp vụ này là 28%. Thị phần của công ty về nghiệp vụ bảo hiểm là 24,51%, thấp hơn công ty Bảo Việt Hải Phòng là 43,04%.
Sự tăng trƣởng doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ này thấp hơn rất nhiều so với tăng trƣởng doanh thu phí của toàn thị trƣờng và đối thủ của mình. Xu hƣớng bị giảm thị phần của công ty là rất lớn. Trƣớc thực trạng này Bảo Minh Hải Phòng phải có biện pháp gì để duy trì thị phần cho mình?. e. Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật và thiệt hại
Hiện nay, khi Chính phủ Việt Nam đang tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng cho giao thông và điện lực bằng nguồn vốn trong nƣớc và viện trợ của
nƣớc ngoài. Tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đang có chiều hƣớng gia tăng do tình hình ổn định chính trị và an toàn ở Việt Nam. Nhờ vậy nhóm bảo hiểm tài sản, kỹ thuật và thiệt hại có nhiều điều kiện phát triển hơn. Nhu cầu loại bảo hiểm này càng tăng lên. Năm 2014, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật toàn thị trƣờng đạt 2,3 tỷ đồng, tăng trƣởng 30% so với năm 2013.
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm này Bảo Minh Hải Phòng có thị phần 26.08%, tuy có lợi thế là cao hơn Bảo Việt Hải Phòng là 22,52%, nhƣng bên cạnh đó công ty có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh. Đối thủ mạnh nhất là công ty đó là Công ty bảo hiểm dầu khí PVI Hải Phòng có thị phần 40,18%. Do chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của nghiệp vụ này của họ rất tốt và có uy tín và lợi thế bảo hiểm dầu khí. Công ty phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mình để nâng cao thị phần thì mới có thể cạnh tranh và tồn tại trong quá trình hội nhập.
2.3.2.3. Đối thủ gián tiếp
Do sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm dịch vụ, nó có các đặc tính: sản phẩm vô hình và khó kiểm tra, rất dễ đồng hoá thành các sản phẩm thông thƣờng. Sản phẩm của các công ty bảo hiểm đƣợc ngƣời tiêu dùng phân biệt thông qua thƣơng hiệu của công ty. Cho nên sản phẩm bảo hiểm rất dễ có sản phẩm thay thế và các sản phẩm tƣơng tự nhau. Vì vậy công ty phải luôn biết làm mới, cải tạo sản phẩm của mình, nâng cao uy tín cho thƣơng hiệu của mình.