CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.2. Nội dung hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi và tiêu
chí đánh giá
2.2.2.1 Các hoạt động kinh doanh của trang trại chăn nuôi. Gồm:
- Hoạt động cung ứng các nguyên liệu, vật tƣ đầu vào để sản xuất trong trang trại (mua hoặc tự sản xuất con giống, mua: thức ăn, thuốc thu y, mua điện, nƣớc…)
- Hoạt động trực tiếp chăm sóc vật nuôi nhƣ: nhƣ chăn nuôi Bò thịt, Bò sinh sản; Lợn thịt, Gà thịt, Gà trứng, Vịt thịt, Vịt trứng…);
- Hoạt động giết mổ, chế biến, đóng gói bảo quản sản phẩm chăn nuôi ;
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (bán sản phẩm ra thị trƣờng tại chỗ hoặc ra khỏi nơi sản xuất).
Một trang trại chăn nuôi có thể thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động trên đây, trong đó hoạt động cung ứng đầu vào, chăm sóc vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm là không thể thiếu. Còn hoạt động giết mổ, chế biến, đóng gói và bảo quản có thể chuyển giao cho các tác nhân khác thực hiện.
2.1.2.2. Nội dung hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi
- Hiệu quả tài chính.
Trong sản xuất kinh doanh chăn nuôi, chủ trang trại phải đối mặt với giới giạn về nguồn lực sản xuất. Do vậy mỗi chủ trang trại cần phải tính toán, lựa chọn sử dụng các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất, thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ: giá trị gia tăng (VA) lợi nhuận (P). Theo đó, Hiệu quả tài chính của trang trại phản ánh “ hiệu quả kinh tế cá biệt” mà mỗi trang trại thu sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh trong chăn nuôi, đƣợc thể hiện bằng các giá trị VA và P mà trang trại thu đƣợc với mức chi phí xác định về các nguồn lực đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh của trang trại. Hiệu quả tài chính
của trang trại chăn nuôi phụ thuộc vào phƣơng thức sử dụng các nguồn lực trong quá trình chăn nuôi của mỗi chủ trang trại. Chủ trang trại biết cách sử dụng các nguồn lực một cách tối ƣu, thì sẽ thu đƣợc giá trị VA và P cao nhất, ngƣợc lại nếu sử dung không hợp lý các nguồn lực thì trang trại sẽ không đạt đƣợc các giá trị VA và P tối đa .
Về ý nghĩa đầu tƣ kinh doanh thì hiệu quả tài chính của trang trại phản ánh một đồng vốn đầu tƣ đã bỏ ra thì chủ trang trại thu về bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc lợi nhuận. Hiệu quả tài chính đề cập kết quả kinh doanh mà cá nhân chủ trang trại, thu đƣợc, không xét đến lợi ích hay thiệt hại mà xã hội hƣởng lợi hay gánh chịu do hoạt động chăn nuôi của trang trại mang lại.
Nói cách khác, Hiệu quả tài chính trong kinh doanh chăn nuôi của trang trại là hiệu quả đƣợc tính trên góc độ lợi ích của cá nhân chủ trang trại với các chi phí và lợi ích thu về đƣợc tính trên giá cả thị trƣờng.
- Hiệu quả kỹ thuật.
Theo nghĩa chung thì, hiệu quả kỹ thuật là khả năng của cá nhân hay tổ chức có thể tạo ra tổng sản phẩm tối đa với các đầu vào và công nghệ cho trƣớc hay là việc tạo ra một số lƣợng sản phẩm tối đa từ việc sử dụng loại công nghệ nào đó .
Trong chăn nuôi, Hiệu quả kỹ thuật là số lƣợng sản phẩm vật nuôi (đầu con, khối lƣợng thịt, trứng, sữa) có thể đạt đƣợc trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực đã sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh chăn nuôi với những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào chăn nuôi. Hiệu quả kỹ thuật thể hiện mối quan hệ giữa sản phẩm đầu ra với ký thuật đã đƣợc sử dụng . Hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi phụ thuộc vào bản chất, tính năng kỹ thuật và công nghệ đƣợc áp dụng vào các hoạt động chăn nuôi, kỹ năng của ngƣời sản xuất cũng nhƣ môi trƣờng xã hội mà kỹ thuật đó đƣợc áp dụng.
- Hiệu quả phân bổ
Là mức độ kết quả đạt đƣợc cao nhất nhờ phân bổ sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ƣu nhất. Trong chăn nuôi, hiệu quả phân bổ thể hiện tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng các chi phí về: con giống, thức ăn, chuồng trại, điện, nƣớc và các chi phí khác mà chủ trang trại lựa chọn sử dụng Hiệu quả phân bổ trong chăn nuôi xảy ra khi
có sự so sánh cơ cấu sử dụng các nguồn lực (chi phí) giữa các chủ trang trại khác nhau cùng sản xuất 1 loại sản phẩm chăn nuôi hoặc so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của1 chủ trang trại chăn nuôi ở các thời điểm khác nhau xét trên góc độ sử dụng các nguồn lực.
Trong luận văn này, do điều kiện có hạn Học viên sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
2.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của trang trại
Luận văn dựa vào hệ thống các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi
a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh , Gồm:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích đƣợc tạo ra trong một năm của trang trại.
Công thức tính: GO= Σ Pi x Qi. Trong đó: Pi giá sản phẩm chăn nuôi thứ i, Qi khối lƣợng sản phẩm thứ i đƣợc làm ra trong 1 năm.
Nội dung GO trong chăn nuôi bao gồm tổng giá trị các sản phẩm chăn nuôi làm ra gồm: giá trị khối lƣợng l thịt hơi tăng thêm trong kỳ chăn nuôi gia súc, gia cầm; giá trị con giống bán ra; giá trị các sản phẩm chăn nuôi thu đƣợc không thông qua giết mổ (sữa, trứng, mật ong...), giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu đƣợc trong kỳ.
- Chi phí trung gian ( IC): Là toàn bộ các khoản chi phí thƣờng xuyên về vật chất và dịch vụ (bằng tiền) đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất của trang trại chăn nuôi. Trong trang trại chăn nuôi, IC chủ yếu là các khoản chi phí mua con giống, thức ăn, thuốc thú y, điện, nƣớc và thƣờng đƣợc tính cho một vụ nuôi.
IC là một bộ phận của chi phí sản xuất. Trong cấu thành IC không bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và chi phí thù lao lao động.
- Khấu hao tài sản cố định ( D): Khấu hao máy móc, chuồng trại... Tuy vậy, trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi ở nƣớc ta hiện nay việc tính khấu hao trở nên rất khó khăn, thiếu chính xác do một loại tài sản có thể sử
dụng cho nhiều hoạt động khác nhau trong một chu kỳ sản xuất. Bên cạnh đó, một số trang trại sản xuất quy mô nhỏ thƣờng có công cụ sản xuất giá trị thấp nên thƣờng bỏ qua chi phí khấu hao các tài sản này.
- Chi phí khác (O): Bao gồm các chi phí nhƣ trả lãi tiền vay, tiền thuê đất (nếu có), các loại phí kiểm dịch, tiền thuê lao động bên ngoài khi cần... Đối với cách tính chi phí công lao động cho sản xuất quy mô trang trại, nông hộ hoàn toàn khác với một hình doanh nghiệp, công gia đình không tính vào chi phí sản xuất của trang trại, nông hộ.
- Chi phí tự có (CH): Là các khoản chi phí mà trang trại chăn nuôi không phải dùng tiền mặt để thanh toán và có khả năng cung cấp nhƣ công lao động gia đình, các loại thức ăn tự có (lúa, khoai, sắn, các sản phẩm thuỷ sản), hay các loại vật tƣ khác nhƣ tranh, tre… để làm chuồng trại. Đối với chăn nuôi, do các nguồn lực tự có nhƣ lao động gia đình (bao gồm cả chính và phụ, thƣờng tranh thủ làm thêm), thức ăn tự có thƣờng là sản phảm phụ nông nghiệp có chất lƣợng thấp nên khi tính chi phí này thƣờng phải lấy giá thấp hơn giá của thị trƣờng.
- Tổng chi phí ( TC): Là giá trị thị trƣờng của toàn bộ tài nguyên đƣợc sử dụng cho hoạt động sản xuất trong một chu kỳ nhất định. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này tổng chi phí không chỉ bảo gồm các khoản mà trang trại chăn nuôi thuê, mua bên ngoài để phục vụ cho hoạt động chăn nuôi mà còn bao gồm cả công lao động gia đình, thức ăn và vật tƣ tự có đƣợc tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm nghiên cứu.
Hay TC = IC + D + O + Ch.
- Giá trị gia tăng ( VA): Là giá trị sản phẩm vật chất hay dịch vụ do các trang trại chăn nuôi mới sáng tạo ra trong một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng là bộ phận của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp ( MI): Là phần thu nhập thuần tuý của các trang trại chăn nuôi có thể nhận đƣợc trong một chu kỳ sản xuất, bao gồm cả chi phí tự có và phần lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích luỹ của các trang trại chăn nuôi. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối các Trang trại có hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực tự có của hộ gia đình, hoạt động sản xuất chủ yếu lấy công làm lãi.
- Lợi nhuận ròng (P): Là toàn bộ lợi nhuận kinh tế của các trang trại chăn nuôi nhận đƣợc sau một chu kỳ sản xuất nhất định. Lợi nhuận kinh tế ròng là bộ phận của thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi phí tự có.
Hay P = MI - CH
Chỉ tiêu này phản ảnh rõ kết quả và HQKT hoạt động sản xuất, là mục tiêu đƣợc đạt lên hàng đầu của các đơn vị kinh tế hiện nay. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các trang trại, các đơn vị chăn nuôi lớn hạch toán đầy đủ các chi phí sản xuất theo giá cả thị trƣờng.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, gồm : Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính:
- Giá trị sản phẩm hàng hóa tiêu thụ (GV): GV= Σ PHHi QHHi
Trong đó: PHHi giá bán sản phẩm hàng hóa, QHHi Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
- Tỷ suất hàng hóa (%) = GV/GO chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia vào thị trƣờng của trang trại hay trình độ sản xuất hàng hóa của trang trại
- Giá trị gia tăng/chi phí (VA/CP) phản ánh một đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu giá trị tăng thêm, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thu nhập của trang trại càng cao. -Tổng thu nhập/ tổng chi phí (GO/CP) phản ánh chất lƣợng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ một đồng chi phí thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
- Giá trị gia tăng/vốn (VA/V) phản ánh một đồng vốn bỏ ra tạo ra đƣợc bao nhiêu giá trị tăng thêm.
- Giá trị gia tăng/Tổng tài sản (VA/TS) phản ánh một đồng tài sản đầu tƣ thì tạo ra bao đồng giá trị gia tăng.
- Hiệu quả sử dụng lao động gồm: Năng suất lao động GO/L (giá trị sản xuất do một lao động tạo ra). Hoặc GM/L (thu nhập do một lao động tạo ra). L: số lao động làm việc bình quân trong kỳ.
- Hiệu quả sử dụng đất: Tỷ suất GM/1 đvdt (ha): cho biết thu nhập một ha canh tác.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phân bổ phản ánh cơ cấu sử dụng các nguồn lực (chi phí) trong tổng chí phí của trang trại chăn nuôi. Cụ thể:
Chi phí con giống/tổng chi phí; Chi phí thức ăn/tổng chi phí; Chi phí thuốc phòng trừ bệnh/tổng chi phí; chi phí quản lý trang trại/tổng chi phí; Chi phí lao động/tổng chi phí; chi phí khác/tổng chi phí: Cần xem xét thêm quan hệ với kết quả sản xuất, để tìm ra cơ cấu chí phí nào cho kết quả sản xuất cao nhất.