CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của trang trại
2.1.3.1. Nhóm yếu tố khách quan:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trƣờng -Yếu tố điều kiện tự nhiên
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nơi trang trại hoạt động. Nếu điều kiện tự nhiên khắc nghiệt sẽ làm cho chi phí tăng lên và làm cho hiệu quả kinh doanh của trang trại giảm đi .
- Yếu tố thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Nếu thị trƣờng tiêu thụ tốt, thì nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi cao và giá cả sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng theo đó sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại và ngƣợc lại.
- Yếu tố khoa học công nghệ đƣợc áp dụng trong chăn nuôi.là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi. Nếu trang trại áp dụng đƣợc công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu chăn nuôi sẽ làm cho hoạt động chăn nuôi của trang trại trở thành hoạt động công nghiệp và mang tính tiên tiến Sản phẩm chăn nuôi làm ra sẽ đạt chất lƣợng cao và số lƣợng sản phẩm làm ra tính trên đơn vị chi phí cũng sẽ tăng lên, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời
tiêu dùng về lƣợng và chất, không chỉ ở trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Yếu tố chính sách Nhà nƣớc đối với trang trại chăn nuôi
Chính sách nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và trang trại chăn nuôi hoạt động tốt thì sẽ tác động thúc đẩy các trang trại nâng cao hiệu quả kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và ngƣợc lại.
2.1.3.2. Nhóm yếu tố chủ quan:
- Yếu tố vốn SXKD của trang trại chăn nuôi
Nguồn vốn có ảnh hƣởng quyết định tới kết quả kinh doanh của trang trại chăn nuôi. Nếu chủ trang trại không có vốn hoặc vốn nhỏ hơn so với nhu cầu thì hoạt động chăn nuôi chỉ dừng lại ở hình thức tận dụng, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu của hộ gia đình hoặc nhƣ một hình thức tiết kiệm của ngƣời sản xuất, không thể phát triển chăn nuôi hàng hóa và theo nhu cầu của thị trƣờng. Nếu chủ trang trại có đủ vốn, sẽ đầu tƣ thỏa đáng vào các khâu của hoạt sộng chăn nuôi, khi đó quy mô chăn nuôi có thể mở rộng chất lƣợng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm sẽ đƣợc nâng cao, từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại sẽ đƣợc nâng lên.
- Yếu tố lao động trang trại chăn nuôi
Hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại là sản xuất hàng hóa với mục đích tạo thu nhập và lợi nhuận. Do vậy lao động là nhân tố quan trọng kết hợp với các yếu tố khác để chủ trang trại có thể tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm hàng hóa. Lao động trong các trang trại, trƣớc hết chủ trang trại phải là ngƣời có ý chí, giàu nghị lực, có năng lực triển khai các tác nghiệp chăn nuôi một cách chuyên nghiệp, đồng thời hiểu biết nhất định về kinh doanh. Nếu các trang trại hội tủ các yếu tố về lao động thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại sẽ tốt hơn, nếu không sẽ là ngƣợc lại.
Trên thực tế, lao động làm thuê trong các trang trại chăn nuôi ở Việt Nam thƣờng là những lao động chƣa qua đào tạo, ý thức lao động còn kém cũng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Yếu tố đất đai của trang trại chăn nuôi
Đất đai cũng là yếu tố ảnh hƣởng mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Mỗi trang trại cần một diện tích nhất định đủ để tổ chức các hoạt động trong chăn nuôi nhƣ: chuồng chăn nuôi, các kho chứa thức ăn, khu vực kho tàng, khu vực sản xuất thức ăn tại chỗ và đất để cho gia súc, gia cầm nằm nghỉ…Nếu trang trại đủ đất để tổ chức các hoạt động này thì trang trại sẽ phát triển tốt, ngƣợc lại nếu không đủ đất cho các hoạt động này thì trang trại rất khó phát triển, khó mở rộng số đầu con gia súc, gia cần để đạt quy mô hợp lý cho kết quả kinh doanh tốt. Ngƣợc lại nếu trang trại không đủ đất để tổ chức các hoạt động cần thực hiện thì kết quả kinh doanh sẽ rất thấp và không đảm bảo các yếu cầu về phòng chống dịch bệnh và an toàn cho gia súc, gia cầm. Khi đó trang trại sẽ gặp nhiều rủi ro và dễ lâm vào tình trạng thất bại.
Chính sách đất đai nếu không theo kịp yêu cầu trên đây sẽ ảnh hƣởng xấu tới hiệu quả kinh doanh và phát triển trang trại chăn nuôi.