Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 72)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Phân tích SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong nâng

cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy

Điểm mạnh

Tiềm năng quỹ đất cho các trang trại chăn nuôi còn khá lớn và chi phí sử dụng đất khá thấp.

Lao động trong nông nghiệp chiếm 70% lao động của vùng, lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo quay trở lại phát triển trang trại chăn nuôi.

Điểm yếu

Công tác quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi chƣa đồng bộ, thiếu các chính sách, giải pháp kịp thời và hiệu quả.

Nguồn cung các yếu tố đầu vào chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, phụ thuộc nhiều vào các địa phƣơng khác

Có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi Gia cầm nhất là Vịt.

Các sản phẩm phụ trong nông nghiệp khá dồi dào, đa dạng nên có thể làm thức ăn cho các trang trại chăn nuôi.

nên giá thành chăn nuôi cao, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, ngƣời chăn nuôi còn bị lệ thuộc, bị động.

Thị trƣờng tiêu thụ kém phát triển, chỉ tiêu thụ trong nội bộ tỉnh, sản phẩm các trang trại chăn khó tiêu thụ do thiếu các bếp ăn tập thể; tính hợp tác, liên kết giữa các trung gian kém, sản phẩm đƣợc chế biến thô sơ, giá trị gia tăng tạo ra thấp, lợi ích phân phối không đồng đều. Chất lƣợng lao động thấp, lao động chƣa có trình độ kỹ thuật, trình độ văn hóa còn thấp, chủ yếu thích hợp với công việc chân tay.

Nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn tuy đa dạng nhƣng thiếu về số lƣợng. Các trang trại chăn nuôi còn thiếu các điều kiện cần thiết nhƣ vốn, con giống, kỹ thuật, thông tin về thị trƣờng và chính sách nên chƣa mạnh dạn đầu tƣ, không có kế hoạch chăn nuôi dài hạn.

Khí hậu thời tiết khắc nghiệt đã gây khó khăn cho hoạt động của các trang trại chăn nuôi

Cơ hội

Có các chính sách của trung ƣơng, tỉnh, huyện về phát triển kinh tế trang trại (Nghị quyết 03/NQ-CP ngày 02/02/2000; thông tƣ liên tịch số 69

Nguy cơ

Các trang trại chăn nuôi nhỏ lẽ chiếm tỷ trọng cao, khả năng đầu tƣ, trình độ thâm canh, kiểm soát dịch bệnh…của khu vực này còn hạn chế.

ngày 23/6/2000 và số 62 ngày 20/5/2003; Quyết định số 1201/QĐ- UBND ngày 27/5/2011 về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015). Ngành chăn nuôi đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh theo hƣớng chăn nuôi trạng trại, công nghiệp và ƣu tiên phát triển chăn nuôi.

Kinh nghiệm chăn nuôi và trình độ quản lý của ngƣời chăn nuôi ngày càng đƣợc nâng lên.

Giá cả cũng nhƣ chất lƣợng các yếu tố đầu vào biến động thất thƣờng, khó kiểm soát; giá cả sản phẩm đầu ra không ổn định, khó tiên liệu và rất nhạy cảm trƣớc thông tin dịch bệnh và quan hệ cung cầu nên rủi ro trong các trang trại chăn nuôi là rất lớn.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh luôn tiềm ẩn.

Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu giá rẻ và gia cầm sống nhập lậu còn nhiều khó khăn, bất cập. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp FDI ngày càng khốc liệt. Sản phẩm các trang trại chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ dƣới dạng tƣơi sống, đƣợc bày bán khắp nơi, khó kiểm soát VSATTP và lây lan dịch bệnh.

Ảnh hƣởng của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá nông thôn nên diện tích đất, lực lƣợng lao động dành cho chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi có xu hƣớng giảm.

Sự cạnh tranh của sản phẩm từ các nƣớc có nền chăn nuôi phát triển nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Úc (khi hiệp định TPP đƣợc ký kết và thực thi).

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát thực tiễn các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy của Học viên)

Tận dụng cơ hội kết hợp với điểm mạnh trang trại chăn nuôi vùng là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cá trang trại trong vùng.

Hạn chế các nguy cơ và khắc phục các điểm yếu nhằm tối thiếu hóa chi phí và các rủi ro trong kinh doanh của các trang trại chăn nuôi nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.

Phát huy các điểm mạnh để nâng cao giá trị sản xuất khắc phục các điểm yếu nhằm tối thiểu hóa chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.

Tận dụng các cơ hội hạn chế các nguy cơ để nâng cao hiệu quả và phát triển hơn nữa các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

3.5. Nhận xét chung

Từ khảo sát thực tế và phân tích thực trạng phát triển của 09 trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy có thể rút ra một số kết luận sau đây:

a. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, kinh doanh trang trại chăn nuôi đã thực sự phát triển. Mặc dù đang trong quá trình phát triển nhƣng kinh doanh trang trại chăn nuôi đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa ngày càng lớn. Một mặt tạo ra lƣợng hàng hóa lớn về vật nuôi hàng hóa mà quy mô của nó vƣợt trội nhiều lần so với kinh tế hộ nông dân, mặt khác là mô hình lấy sản xuất hàng hóa làm mục tiêu chính. Số liệu điều tra ở 09 trang trại cho thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa bình quân một trang trại năm 2015 đạt 1.122 triệu đồng, với tỷ suất hàng hóa đạt trên 62%. Ngay ở cả một số trang trại chăn nuôi đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, quy mô vốn đầu tƣ còn nhỏ nhƣ ở trang trại chăn nuôi lợn cũng đạt mức bình quân 550 triệu đồng giá trị sản phẩm hàng hóa, với tỷ suất sản phầm hàng hóa đạt 26%. Các trang trại đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho một bộ phận lao động ở nông thôn. Số liệu điều tra ở 09 trang trại cho thấy, ngoài số lao động của bản thân các trang trại, hàng năm đã thêm việc làm cho nhiều lao động bao gồm cả làm thuê thƣờng xuyên và làm thuê theo thời vụ.

Một số trang trại chăn nuôi đã lựa chọn hƣớng kinh doanh chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch của tỉnh và huyện, góp phần định hình các vùng sản xuất chuyên môn hóa gắn với các cơ sở giết mổ tập trung… Các trang trại chăn nuôi qua điều tra đã thể hiện rõ nét của các loại hình chuyên môn hóa theo vật nuôi, tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hóa này trong các trang trại có hƣớng kinh doanh chính chiếm rất cao.

b. Hạn chế và khó khăn

Số trang trại đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa và thu nhập từ 2.000 triệu đồng/ năm còn ít. Quy mô và số lƣợng trang trại ở huyện Lệ Thủy so với 5

năm trƣớc tăng lên nhƣng diện tích trang trại đang có xu hƣớng thu hẹp lại, tính bền vững trong phát triển trang trại là thấp, nhất là mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn. Thực tế trong những năm qua cho thấy, chủ trang trại nào biết cách quản lý sản xuất, biết phân tích kinh doanh, phân tích thị trƣờng và tiếp cận đƣợc với công nghệ sản xuất thì tồn tại đƣợc và làm ăn có hiệu quả. Còn những trang trại nào không biết quản lý sản xuất, không có kinh nghiệm phân tích thị trƣờng thì không tồn tại đƣợc. Phần lớn các trang trại chƣa đủ điều kiện để đƣa công nghiệp vào. Trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật và thị trƣờng của các trang trại còn thấp. Hầu hết các chủ trang trại đều thiếu kiến thức về quản lý kinh doanh, am hiểu về chuyên môn kỹ thuật trong ngành nghề mình kinh doanh của mình còn thấp. Lao động làm thuê trong các trang trại đều lao động phổ thông, làm những công việc giản

đơn, không có kỹ thuật. Từ đây, đặt ra yêu cầu cần phải đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại. Tuy nhiên, cách tiếp cận đào tạo nguồn nhân lực hiện nay ở huyện Lệ Thủy chƣa đúng. Phƣơng pháp đào tạo “từ trên xuống” không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, thời gian đào tạo lại quá ngắn (mỗi khóa tập huấn chỉ có 1-2 ngày). Vì thế, cần phải thay đổi cách tiếp cận trong đào tạo nguồn nhân lực cho các trang trại. Đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của trang trại, đào tạo nguồn nhân lực phải đào tạo cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Yêu cầu đặt ra trƣớc mắt là cần phải đào tạo nghề cho chủ trang trại và cả lao động làm thuê trong trang trại. Đào tạo nghề cho chủ trang trại để họ am hiểu về chuyên

môn kỹ thuật trong lĩnh vực mà chủ trang trại đầu tƣ. Đối với lao động làm thuê, cần phải xác định đào tạo nghề cho họ để họ sinh sống bằng nghề đó. Đào tạo nghề cho lao động làm thuê giúp họ nắm đƣợc chuyên môn kỹ thuật

mà họ sử dụng, đào tạo kỹ thuật chăn nuôi nhƣ kỹ thuật chuồng trại, thú y, thức ăn ... Các chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, thiếu kiến thức về thị trƣờng, do đó họ không biết phân tích thị trƣờng, không xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển trang trại trong ngắn hạn, dài hạn. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi.

Việc liên doanh, liên kết giữa các trang trại chăn nuôi yếu, việc liên kết giữa các trang trại chăn nuôi với các thành phần kinh tế khác còn chậm. Chƣa có sự liên kết thực sự giữa các nhà khoa học với các trang trại chăn nuôi.

Chủ trang trại chăn nuôi với cơ cấu xuất thân đa dạng, trong đó các chủ trang trại chăn nuôi có nguồn gốc từ hộ nông dân làm ăn giỏi là lực lƣợng chủ yếu để xây dựng và phát triển mô hình trang trại chăn nuôi. Với tỷ lệ 86,5% số chủ trang trại chăn nuôi là nông dân, điều đó có thể khẳng định để phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi trƣớc hết và chủ yếu dựa vào những hộ nông dân làm ăn giỏi và các trang trại chăn nuôi gia đình là hình thức tổ chức chiếm tuyệt đại bộ phận trong các mô hình trang trại ở nƣớc ta. Tuy nhiên, tâm lý sản xuất nhỏ vẫn ảnh hƣởng đến sản xuất hàng hóa của các trang trại chăn nuôi. Nhiều khi do lo ngại phải nộp thuế thu nhập, nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng sản xuất, không muốn khai báo kết quả đạt đƣợc, không hạch toán thu chi cụ thể. Nhƣ vậy, nhà nƣớc cũng cần có chính sách thuế thu nhập ƣu đãi cho các trang trại đầu tƣ vào lĩnh vực chăn nuôi.

Để khởi sự phát triển trang trại chăn nuôi, các chủ trang trại chăn nuôi cần phải có sự tích lũy vốn ban đầu nhất định, trong đó chủ yếu bằng vốn tự có. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nơi, việc lựa chọn hƣớng sản xuất kinh doanh của các trang trại mà lƣợng vốn của từng chủ trang trại có sự khác nhau. Các trang trại chăn nuôi ở huyện Lệ Thủy lƣợng vốn tích lũy ban đầu nhỏ, chủ yếu đi lên từ đất, thực hiện phƣơng châm lấy ngắn nuôi dài, chuyên môn hóa kết hợp với phát

triển tổng hợp, tăng cƣờng sự tích góp thành quả lao động để phát triển trang trại chăn nuôi. Quy mô các trang trại chăn nuôi này còn nhỏ.

Xu hƣớng tích tụ ruộng đất để tiến tới quy mô lớn của các trang trại là

không phát triển. Huyện Lệ thủy đã tiến hành thử nghiệm dồn điền, đổi thửa giữa các hộ ở xã trong huyện nhƣng không đáng kể, chỉ dồn đƣợc những thữa có cùng chất lƣợng với nhau nên còn nhỏ.Tỉnh và huyện đã đầu tƣ đƣờng sá và quy hoạch khu chăn nuôi tập trung ở dãy cát vên biển nhƣng vẫn chƣa phát triển đƣợc nhiều trang trại chăn nuôi.

Về khó khăn: năm 2014, 2015 giá bán sản phẩm chăn nuôi của huyện không ổn định. Đặc biệt là giá bán lợn và gà bấp bênh nên mặc dù quy mô các trang trại của huyện còn nhỏ nhƣng các chủ trang trại chăn nuôi đã lo ngại khi mở rộng sản xuất kinh doanh. Để phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi trƣớc hết ngƣời chủ trang trại phải dựa vào vốn tự có là chủ yếu, do vậy mà nhiều ngƣời có kiến thức và ý chí làm giàu nhƣng chƣa đủ điều kiện để phát triển trang trại chăn nuôi. Nghiên cứu về xu hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh cho thấy 49,4% chủ trang trại chăn nuôi đã trả lời tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh. Mở rộng sản xuất chăn nuôi bò có 10 trang trại chiếm 21%, chăn nuôi lợn có 02 trang trại chiếm 4%. Các chủ trang trại đều có dự định đầu tƣ thêm vốn, trong đó khả năng vốn tự có định đầu tƣ mới chỉ chiếm 36%. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ vốn thông qua các chƣơng trình, dự án với lãi xuất ƣu đãi để giúp các trang trại phát triển. Đồng thời, cần có chính sách tín dụng phát triển kinh tế trang trại phù hợp với từng loại hình trang trại, từng thời kỳ nhất định. Sản phẩm hàng hóa của trang trại có quy mô tƣơng đối lớn, song vấn đề chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm còn mang tính cục bộ. Vài ba năm tới, hầu hết các trang trại mở rộng kinh doanh sản xuất, tăng số lƣợng đàn thì vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm sẽ đặt ra hết sức găy gắt, nếu không chú ý giải quyết từ bây giờ thì chắc chắn sẽ gây ra tổn thất lớn cho các trang trại. Về tiêu thụ sản phẩm hầu hết các trang trại đều tiêu thụ sản phẩm thông qua lái thƣơng chiếm tới 85%, chỉ có 5% các chủ trang trại trả lời đã bán trực tiếp sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng và mang ra chợ bán. Khi đƣợc hỏi về khó khăn của trang

trại thì có 23 trang trại (51,6%) thấy khó tiêu thụ sản phẩm. Có tới 50% trang trại thấy thất vọng về đầu ra cho sản phẩm nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm bởi giá sản phẩm có lúc không đủ vốn mà trang trại đã bỏ ra để sản xuất.

Trình độ của các chủ trang trại về chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp, tỷ lệ các chủ trang trại đƣợc đào tạo có bằng sơ cấp trở lên mới chỉ có 14 ngƣời, đạt 15,2%. Vấn đề đào tạo những kiến thức cần thiết về kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại đã và đang đặt ra một cách bức bách. Nhà nƣớc cần nghiên cứu chính sách đào tạo bồi dƣỡng phù hợp đối với các chủ trang trại, trong tƣơng lai họ sẽ là một lực lƣợng chủ yếu của nông nghiệp nƣớc ta.

Những khó khăn chủ yếu của các chủ trang trại: Khó khăn về khoa học kỹ thuật: có tới 59,6% số các trang trại cần đƣợc trang bị về kỹ thuật, quản lý. Mặc dù huyện đã mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật cho hầu hết các chủ trang trại nhƣng không hiệu quả vì thời gian tập huấn quá ngắn. Phần lớn các chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Khó khăn về vốn: Trang trại thiếu vốn chiếm 64%, các trang trại đều muốn mở rộng quy mô sản xuất tuy nhiên lại không đủ vốn. Có 49,4% số trang trại muốn vay vốn để đầu tƣ vào sản xuất với lãi suất thấp từ 4,55 đến 5,5%/năm. Khó khăn về giống: với những giống hiện có cho năng suất không cao nên có 56% số các trang trại

cho rằng cần phải thay những giống hiện có nhƣ lợn, gà, bò,... Khó khăn về cơ sở hạ tầng: tuy đã đƣợc quan tâm nhiều nhƣng vẫn chƣa đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Nhiều trang trại đƣờng ôtô vẫn chƣa đến đƣợc hoặc đƣờng lầy lội, khó đi, đƣờng bị phá

hỏng do xe ôtô, xe công nông, xe trâu. Hiện có nhiều trang trại thấy khó khăn trong việc vận chuyển, sử dụng máy móc vào sản xuất do cơ sở hạ tầng không thuận tiện. Đây cũng là nguyên nhân khiến các trang trại không có điều kiện đem sản phẩm đi tiêu thụ trực tiếp mà phải thông qua lái thƣơng. Hơn nữa, nó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)