CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Ảnh hưởng của nhân tố điều kiện tự nhiên
Ảnh hƣởng đến hiệu quả chăn nuôi đó là mùa mƣa bão trên địa bàn bắt đầu từ tháng tháng 08 đến tháng 1 năm sau, đây là thời gian thƣờng xuyên xãy ra bão, lũ lụt trên địa bàn ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các trang tại chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, các trang trại chăn nuôi tại vùng đồng bằng trong mùa này họ sẽ tạm dừng chăn nuôi hoặc chăn nuôi nhƣng có phƣơng án chạy lũ lụt và gia cố chuồng trại để chống bão. Theo phƣơng án không chăn nuôi các trang trại sẽ để không chuồng trại trong thời gian này và đây là tổn thất thực sự làm giảm hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi Gia cầm từ một năm nuôi ba vụ do yếu tố tự nhiên này chỉ có thể nuôi hai vụ. Theo phƣơng án có chăn nuôi trong thời gian này thì chi phí chăn nuôi gia tăng từ 30 – 50 triệu đồng làm giảm hiệu quả kinh doanh trong của các trang trại chăn nuôi.
- Ảnh hưởng của nhân tốthị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Kinh tế huyện Lệ Thủy trong năm 2015 có mức tăng trƣởng bình quân đạt 8,58%, cả nƣớc kinh tế có mức tăng trƣởng bình quan 6,68% đây là cơ sở tăng thu nhập của ngƣời dân làm cho sức tiệu thụ thịt hơi trên thị trƣờng huyện và trên cả nƣớc lớn, giúp giải quyết đầu ra cho các trang trại chăn nuôi làm nâng cao hiệu quả kinh doanh các trang trại chăn nuôi. Theo điều tra khoảng 30% lƣợng thịt của các trang trại chăn nuôi tiêu thụ tại thị trƣờng huyện Lệ Thủy, còn khoảng 70% là tiêu thụ tại các tỉnh phía bắc nhất là thị trƣờng Hà Nội. Tại thị trƣờng Hà Nội năm 2015 nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm toàn thành phố khoảng trên 420 nghìn tấn, tƣơng đƣơng 1.127 tấn/ngày. Trong khi đó nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng đƣợc 65- 70%, còn lại là từ các tỉnh cung cấp cho thành phố. Do đó các trang trại chăn nuôi có thể yên tâm đầu ra cho chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong chăn nuôi.
Sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại chăn nuôi là một hình thức của sản xuất kinh doanh, chính vì vậy muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất thì ngƣời chủ trang trại phải có những kế hoạch, phƣơng thức quản lý phù hợp cũng nhƣ sự nhanh nhạy trong việc tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để có thể đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thực tế cho thấy, các chủ trang trại chăn nuôi có trình độ quản lý và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật do đƣợc đào tạo qua một trƣờng lớp nào đó nhƣ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay các khóa tập huấn do huyện tổ chức thƣờng có khả năng quản lý việc sản xuất kinh doanh của trang trại mình tốt hơn các chủ trang trại khác, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho trang trại. Điển hình là anh Bùi Đình Lƣu, kỹ sƣ nông nghiệp trẻ, hiện đang công tác tại phòng Nông nghiệp huyện Lệ Thủy, ngoài công việc chính của mình anh cùng gia đình xây dựng mô hình trang trại tổng hợp tại địa phƣơng, với phƣơng thức tổ chức sản xuất hợp lý và anh có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất phù hợp với điều kiện địa phƣơng do đó luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các trang trại cùng loại hình sản xuất khác. Qua điều tra thực tế đối với các trang trại có cùng quy mô sản xuất nhƣng chủ trang trại có trình độ quản lý khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.
- Ảnh hưởng của nhân tốchính sách Nhà nước đối với chăn nuôi
Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển hình thức sản xuất kinh doanh trang trại chăn nuôi hộ gia đình cũng nhƣ các mô hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt, Nhà nƣớc còn khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại chăn nuôi gia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn. Sự tạo điều kiện tốt và định hƣớng của Nhà nƣớc giúp cho kinh tế trang trại chăn nuôi cả nƣớc nói chung và kinh doanh trang trại chăn nuôi của huyện Lệ Thủy nói riêng đã có chỗ đứng và ngày càng phát triển một cách rõ rệt, góp phần nâng cao thu nhập của các chủ trang trại chăn nuôi, khai phá những vùng đất hoang hóa ở nông thôn, tạo ra
ngày càng nhiều sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn huyện cũng nhƣ vùng lân cận.
Cùng với sự tạo điều kiện của trung ƣơng, tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy cũng có những chính sách tích cực nhằm phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện, nhƣ kế hoạch số: 514/KH-SNN, ngày 28 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh, kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của sở nông nghiệp Quảng Bình, quyết định số 24/2011/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 08 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015, đề cập đến việc đầu tƣ cho phát triển trang trại chăn nuôi:
a) Ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí lập hồ sơ (đo vẽ bản đồ địa chính, phí lệ phí) để cấp giấy chứng nhận trang trại nhƣng tối đa không quá 3 triệu đồng/trang trại. Trang trại đã đƣợc cấp “chứng nhận trang trại” đƣợc hỗ trợ kinh phí phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm (lở mồm long móng đối với gia súc; tai xanh đối với lợn; H5N1 đối với gia cầm; đốm trắng, taura đối với tôm) khi có nguy cơ phát dịch cao, mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trang trại.
b) Hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho nông dân, các chủ trang trại chăn nuôi theo các chƣơng trình đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt”. Cùng với các đề án phát triển chăn nuôi của UBND tỉnh và huyện góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh doanh trang trại chăn nuôi phát triển. Đồng thời, trong những năm qua huyện Lệ Thủy kết hợp với UBND các xã đã thực hiện những biện pháp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi nói riêng nhƣ mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi; hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ trang trại đƣợc vay vốn để sản xuất, đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật về đƣờng xá, thủy lợi nhằm giúp chủ trang trại chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa đƣợc thuận lợi hơn… sự quan tâm và tạo điều kiện của tỉnh, huyện và từng xã đã giúp cho các trang trại chăn nuôi hoạt
động đƣợc ổn định và hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà.